Cuộc chiến thương mại Nga-Ukraine leo thang mạnh
Nga tung lệnh cấm nhập khẩu hàng thực phẩm Ukraine, Ukraine trả đũa bằng lệnh cấm tương tự
Chính phủ Ukraine ban hành lệnh cấm tất cả hàng thực phẩm nhập khẩu từ Nga, đánh dấu động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại được châm ngòi bằng việc Kiev tham gia thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU).
Tờ Telegraph cho biết, lệnh cấm mà Chính phủ Ukraine đưa ra ngày 3/1 áp dụng với các sản phẩm như thịt bò, thuốc lá, chocolate, và rượu do Nga sản xuất. Trước khi Kiev đưa ra lệnh cấm này, Nga đã tuyên bố “cấm cửa” đối với hàng loạt mặt hàng thực phẩm từ Ukraine.
Lệnh cấm của Ukraine đối với hàng Nga sẽ có hiệu lực từ ngày 10/1 và sẽ duy trì cho tới ngày 5/8 hoặc khi nào “lệnh cấm đối với hàng nông sản, thực phẩm và nguyên vật liệu thô sản xuất tại Ukraine vào Nga được bãi bỏ” - theo một sắc lệnh do Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ký.
Hôm thứ Sáu tuần trước, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2016, Nga ban hành lệnh cấm đối với thịt, cá, sữa và rau của Ukraine. Động thái này là một phần trong phản ứng đã được công bố trước đó của Moscow đối với quyết định của Ukraine thực thi FTA với EU.
FTA này là một phần trong thỏa thuận hợp tác rộng lớn hơn giữa Ukraine và EU, sẽ cho phép Ukraine và châu Âu nới hàng rào thuế quan để tạo thành một khu vực thương mại tự do.
Nga phản đối mạnh FTA giữa Ukraine với EU và nói rằng việc cấm hàng hóa của Ukraine là một biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường trong nước.
Giới chức Nga cũng miêu tả lệnh cấm này là một sự trả đũa đối với việc Ukraine tham gia với châu Âu trừng phạt kinh tế Nga sau khi Moscow sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn phe ly khai trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Trước khi cấm hàng Ukraine, Nga đã tung lệnh cấm tương tự với nhiều mặt hàng thực phẩm phương Tây, đóng cửa biên giới với pho mát, thịt, cá, và hầu như tất cả mọi loại rau quả tươi từ Bắc Mỹ, EU, Nauy và Australia.
Ban đầu, Ukraine dự định ký thỏa thuận hợp tác với EU vào tháng 11/2013, nhưng Tổng thống nước này khi đó là ông Viktor Yanukovych, một người thân Nga đã trì hoãn do sức ép từ Moscow.
Chính sự chần chừ này của ông Yanukovych đã dẫn tới các cuộc biểu tình lớn ở Kiev và việc ông bị lật đổ vào tháng 2/2014. Quốc hội Ukraine cuối cùng đã thông qua thỏa thuận hợp tác với EU vào tháng 9 năm đó.
Tờ Telegraph cho biết, lệnh cấm mà Chính phủ Ukraine đưa ra ngày 3/1 áp dụng với các sản phẩm như thịt bò, thuốc lá, chocolate, và rượu do Nga sản xuất. Trước khi Kiev đưa ra lệnh cấm này, Nga đã tuyên bố “cấm cửa” đối với hàng loạt mặt hàng thực phẩm từ Ukraine.
Lệnh cấm của Ukraine đối với hàng Nga sẽ có hiệu lực từ ngày 10/1 và sẽ duy trì cho tới ngày 5/8 hoặc khi nào “lệnh cấm đối với hàng nông sản, thực phẩm và nguyên vật liệu thô sản xuất tại Ukraine vào Nga được bãi bỏ” - theo một sắc lệnh do Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ký.
Hôm thứ Sáu tuần trước, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2016, Nga ban hành lệnh cấm đối với thịt, cá, sữa và rau của Ukraine. Động thái này là một phần trong phản ứng đã được công bố trước đó của Moscow đối với quyết định của Ukraine thực thi FTA với EU.
FTA này là một phần trong thỏa thuận hợp tác rộng lớn hơn giữa Ukraine và EU, sẽ cho phép Ukraine và châu Âu nới hàng rào thuế quan để tạo thành một khu vực thương mại tự do.
Nga phản đối mạnh FTA giữa Ukraine với EU và nói rằng việc cấm hàng hóa của Ukraine là một biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường trong nước.
Giới chức Nga cũng miêu tả lệnh cấm này là một sự trả đũa đối với việc Ukraine tham gia với châu Âu trừng phạt kinh tế Nga sau khi Moscow sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn phe ly khai trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Trước khi cấm hàng Ukraine, Nga đã tung lệnh cấm tương tự với nhiều mặt hàng thực phẩm phương Tây, đóng cửa biên giới với pho mát, thịt, cá, và hầu như tất cả mọi loại rau quả tươi từ Bắc Mỹ, EU, Nauy và Australia.
Ban đầu, Ukraine dự định ký thỏa thuận hợp tác với EU vào tháng 11/2013, nhưng Tổng thống nước này khi đó là ông Viktor Yanukovych, một người thân Nga đã trì hoãn do sức ép từ Moscow.
Chính sự chần chừ này của ông Yanukovych đã dẫn tới các cuộc biểu tình lớn ở Kiev và việc ông bị lật đổ vào tháng 2/2014. Quốc hội Ukraine cuối cùng đã thông qua thỏa thuận hợp tác với EU vào tháng 9 năm đó.