Cuộc sống bí ẩn của một nghi phạm giết Kim Jong Nam
Nghi pham Ri đã sống ở Malaysia hơn 3 năm mà không hề làm việc tại công ty đăng ký trong giấy phép lao động
Ri Jong Chol, một người mang hộ chiếu Triều Tiên bị bắt giữ hồi tuần trước do bị tình nghi liên quan đến vụ sát hại ông Kim Jong Nam, đã sống ở Malaysia hơn 3 năm mà không hề làm việc tại công ty đăng ký trong giấy phép lao động hay nhận lương từ công ty này.
Hãng tin Reuters cho biết, Ri Jong Chol, 47 tuổi, có thị thực lao động Malaysia cho thấy người này là nhân viên của công ty thảo dược quy mô nhỏ có tên Tombo Enterprise. Tuy nhiên, người chủ công ty là ông Chong Ah Kow nói Ri chưa từng làm việc một ngày nào hay nhận một đồng lương nào ở đó.
Chong cho biết ông tạo điều kiện cho Ri được cấp thị thực lao động ở Malaysia bằng cách nói trong hồ sơ hỗ trợ xin cấp thị thực rằng Li là một nhà quản lý phát triển sản phẩm thuộc bộ phận công nghệ thông tin của công ty, với mức lương tháng 5.500 Ringgit, tương đương khoảng 1.230 USD. Thị thực này đã được gia hạn một lần, vào tháng 6/2016, Chong cho hay.
“Tất cả chỉ là trên giấy tờ thôi, tôi chưa bao giờ trả lương cho ông ta”, Chong - một người Malaysia - nói khi trả lời phỏng vấn. “Tôi không biết ông ta làm thế nào mà sống được ở đây. Tôi không biết ông ta có tiền bằng cách nào”.
Chong, một người thường xuyên tới Triều Tiên và là một người bạn của Ri, nói ông chỉ muốn giúp đỡ Ri. Chong đã bị cảnh sát thẩm vấn và ông nói với Reuters rằng ông sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin sai cho cơ quan cấp thị thực.
Cũng theo Chong, Ri sống cùng vợ và hai con ở Kuala Lumpur. Đến nay vẫn chưa rõ Ri có nguồn thu nhập nào để nuôi sống gia đình tại đây.
Ri bị bắt giữ với tư cách là một nghi phạm chính trong vụ sát hại ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cảnh sát chưa công bố thông tin về vai trò của Ri trong vụ tấn công xảy ra tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào tuần trước.
Theo lời ông Chong, Ri thuê một căn hộ chung cư ở Kuchai Lama, một khu ngoại ô trung lưu ở Kuala Lumpur. Thông tin từ các website địa ốc cho thấy, các căn hộ 3 phòng ngủ ở khu này có giá thuê dao động từ 337-449 USD.
Con gái của Ri học ở Đại học HELP, một trường tư thục ở phía Tây Kuala Lumpur. Trường này từng trao bằng tiến sỹ kinh tế danh dự cho ông Kim Jong Un vào năm 2013 vì “những nỗ lực không mệt mỏi vì sự nghiệp giáo dục của đất nước và đời sống ấm no của nhân dân”.
Chong cho biết ông gặp Ri vào năm 2013 và Ri đã tới gặp ông ở Kuala Lumpur. Khi đó, Ri nói mình có họ hàng với một người chiết xuất được một chất từ nấm có khả năng chống ung thư. “Ri là một người ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, khiêm nhường, giống như những người Triều Tiên khác”, Chong nói.
Ri thường xuyên tới gặp Chong, nhiều lần đưa con gái đi cùng tới văn phòng của Chong ở Kuala Lumpur. Hai người nói chuyện về cơ hội làm ăn như nhập khẩu dầu cọ. Con gái Ri giữ vai trò phiên dịch từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Anh và ngược lại. Nhưng theo Chong, các cuộc nói chuyện này chưa đi đến kết quả gì. Lần cuối cùng Chong gặp Ri là vào tháng 1 vừa qua.
Malaysia là quốc gia duy nhất mà người Triều Tiên có thể nhập cảnh dễ dàng, nhờ chế độ miễn thị thực. Theo một số nhà phân tích, từ thập niên 1980, Triều Tiên đã xem Malaysia như một cửa ngõ để thúc đẩy các lợi ích chiến lược và kinh doanh. Tuy nhiên, vụ sát hại ông Kim Jong Nam đang khiến mối quan hệ Malaysia-Triều Tiên trở nên căng thẳng.
Quan hệ thương mại hai chiều giữa Malaysia và Triều Tiên mới chỉ đạt khoảng 5 triệu USD vào năm 2015. Tuy nhiên, xe hơi Proton của Malaysia đã được xuất khẩu sang Triều Tiên và dùng làm xe taxi ở Bình Nhưỡng. Công nhân người Triều Tiên làm việc trong các mỏ khoáng sản ở tỉnh Sarawak của Malaysia, còn dầu cọ và cao su của Malaysia được xuất khẩu sang Triều Tiên.
Cảnh sát Malaysia hiện vẫn đang thẩm vấn 3 nghi phạm đã bị bắt trong vụ giết ông Kim Jong Nam, bao gồm Ri và 2 phụ nữ. 4 nghi phạm khác người Triều Tiên bị cho là đã tẩu thoát khỏi Malaysia và đang bị truy nã quốc tế. Malaysia ngày 21/2 cho biết vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi ông Kim Jong Nam.
Hãng tin Reuters cho biết, Ri Jong Chol, 47 tuổi, có thị thực lao động Malaysia cho thấy người này là nhân viên của công ty thảo dược quy mô nhỏ có tên Tombo Enterprise. Tuy nhiên, người chủ công ty là ông Chong Ah Kow nói Ri chưa từng làm việc một ngày nào hay nhận một đồng lương nào ở đó.
Chong cho biết ông tạo điều kiện cho Ri được cấp thị thực lao động ở Malaysia bằng cách nói trong hồ sơ hỗ trợ xin cấp thị thực rằng Li là một nhà quản lý phát triển sản phẩm thuộc bộ phận công nghệ thông tin của công ty, với mức lương tháng 5.500 Ringgit, tương đương khoảng 1.230 USD. Thị thực này đã được gia hạn một lần, vào tháng 6/2016, Chong cho hay.
“Tất cả chỉ là trên giấy tờ thôi, tôi chưa bao giờ trả lương cho ông ta”, Chong - một người Malaysia - nói khi trả lời phỏng vấn. “Tôi không biết ông ta làm thế nào mà sống được ở đây. Tôi không biết ông ta có tiền bằng cách nào”.
Chong, một người thường xuyên tới Triều Tiên và là một người bạn của Ri, nói ông chỉ muốn giúp đỡ Ri. Chong đã bị cảnh sát thẩm vấn và ông nói với Reuters rằng ông sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin sai cho cơ quan cấp thị thực.
Cũng theo Chong, Ri sống cùng vợ và hai con ở Kuala Lumpur. Đến nay vẫn chưa rõ Ri có nguồn thu nhập nào để nuôi sống gia đình tại đây.
Ri bị bắt giữ với tư cách là một nghi phạm chính trong vụ sát hại ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cảnh sát chưa công bố thông tin về vai trò của Ri trong vụ tấn công xảy ra tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào tuần trước.
Theo lời ông Chong, Ri thuê một căn hộ chung cư ở Kuchai Lama, một khu ngoại ô trung lưu ở Kuala Lumpur. Thông tin từ các website địa ốc cho thấy, các căn hộ 3 phòng ngủ ở khu này có giá thuê dao động từ 337-449 USD.
Con gái của Ri học ở Đại học HELP, một trường tư thục ở phía Tây Kuala Lumpur. Trường này từng trao bằng tiến sỹ kinh tế danh dự cho ông Kim Jong Un vào năm 2013 vì “những nỗ lực không mệt mỏi vì sự nghiệp giáo dục của đất nước và đời sống ấm no của nhân dân”.
Chong cho biết ông gặp Ri vào năm 2013 và Ri đã tới gặp ông ở Kuala Lumpur. Khi đó, Ri nói mình có họ hàng với một người chiết xuất được một chất từ nấm có khả năng chống ung thư. “Ri là một người ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, khiêm nhường, giống như những người Triều Tiên khác”, Chong nói.
Ri thường xuyên tới gặp Chong, nhiều lần đưa con gái đi cùng tới văn phòng của Chong ở Kuala Lumpur. Hai người nói chuyện về cơ hội làm ăn như nhập khẩu dầu cọ. Con gái Ri giữ vai trò phiên dịch từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Anh và ngược lại. Nhưng theo Chong, các cuộc nói chuyện này chưa đi đến kết quả gì. Lần cuối cùng Chong gặp Ri là vào tháng 1 vừa qua.
Malaysia là quốc gia duy nhất mà người Triều Tiên có thể nhập cảnh dễ dàng, nhờ chế độ miễn thị thực. Theo một số nhà phân tích, từ thập niên 1980, Triều Tiên đã xem Malaysia như một cửa ngõ để thúc đẩy các lợi ích chiến lược và kinh doanh. Tuy nhiên, vụ sát hại ông Kim Jong Nam đang khiến mối quan hệ Malaysia-Triều Tiên trở nên căng thẳng.
Quan hệ thương mại hai chiều giữa Malaysia và Triều Tiên mới chỉ đạt khoảng 5 triệu USD vào năm 2015. Tuy nhiên, xe hơi Proton của Malaysia đã được xuất khẩu sang Triều Tiên và dùng làm xe taxi ở Bình Nhưỡng. Công nhân người Triều Tiên làm việc trong các mỏ khoáng sản ở tỉnh Sarawak của Malaysia, còn dầu cọ và cao su của Malaysia được xuất khẩu sang Triều Tiên.
Cảnh sát Malaysia hiện vẫn đang thẩm vấn 3 nghi phạm đã bị bắt trong vụ giết ông Kim Jong Nam, bao gồm Ri và 2 phụ nữ. 4 nghi phạm khác người Triều Tiên bị cho là đã tẩu thoát khỏi Malaysia và đang bị truy nã quốc tế. Malaysia ngày 21/2 cho biết vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi ông Kim Jong Nam.