Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!”
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm 3,6% nhưng đồng tiền thanh toán chủ yếu lại dùng USD
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm 3,6%, nhưng đồng tiền thanh toán chủ yếu lại dùng USD.
Bởi vậy, theo quan điểm của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) trong cuộc trò chuyện với VnEconomy, việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như góp phần làm giảm áp lực tỷ giá USD/VND.
Ông Hải nói:
- Chúng ta tạm thời chia các quốc gia, vùng lãnh thổ có các đồng ngoại tệ mạnh ra làm 3 nhóm.
Nhóm thứ nhất bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ mạnh mà chúng ta có thể mua ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào với một khối lượng lớn. Đó là các đồng tiền Euro, Yên Nhật, Đô la Canada, Đô la Úc, Đô la Hồng Kông, Đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ và Bạt Thái.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ những quốc gia, vùng lãnh thổ này chiếm 44% trên tổng kim ngạch nhập khẩu, và như vậy nếu chúng ta sử dụng các loại tiền này trong thanh toán nhập khẩu thì sẽ làm giảm nhu cầu mua USD cho thanh toán nhập khẩu xuống 44%.
Nhóm thứ hai là một số quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ được mua bán tự do, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt vị trí địa lý (nhà nhập khẩu ở Việt Nam muốn mua phải nhờ ngân hàng thương mại Việt Nam mua tại ngân hàng thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có đồng tiền cần mua - PV). Các loại tiền tệ này chưa được tự do chuyển đổi đối với các giao dịch vốn.
Nếu chúng ta bổ sung đồng tiền của Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines để phục vụ cho thanh toán hàng nhập khẩu, thì tổng kim ngạch nhập khẩu thông qua các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc nhóm thứ hai và của nhóm thứ nhất sẽ lên tới 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Với nhóm thứ ba, trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn luôn đạt trên 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của chúng ta. Gần đây, tôi nhận thấy xu thế biến đổi trong cách sử dụng đồng Nhân dân tệ trong hoạt động thanh toán ngoại thương - dù đồng tiền này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Trung Quốc dự trữ ngoại hối chủ yếu bằng đồng USD, vì vậy khi đồng tiền này yếu dần thì tài sản của họ cũng sẽ giảm theo. Do đó, Trung Quốc cũng đang kêu gọi sử dụng một loại tiền tệ khác dựa trên cơ sở một rổ tiền tệ mà trong đó đồng Nhân dân tệ có một tỷ trọng đáng kể. Điều này cũng phù hợp với mong muốn khẳng định vị thế đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Cách đây hơn 10 ngày, Trung Quốc đã cho phép một số nhà xuất khẩu, nhập khẩu được dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương đối với các công ty ở Hồng Kông, Ma Cao và khu vực ASEAN.
Nếu như xu thế dùng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán hợp đồng ngoại thương trong khu vực và thế giới xảy ra thì các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ thanh toán đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nếu chúng ta đưa đồng tiền thuộc nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai và đồng Nhân dân tệ vào thanh toán nhập khẩu, thì lượng ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu không dùng USD có thể lên tới 93% tổng kim ngạch.
Như vậy chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đang rất được quan tâm, đó là việc nhiều doanh nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào đồng USD cho hoạt động nhập khẩu.
Thực tế tâm lý của nhiều người dân và nhà đầu tư cũng chỉ nhìn vào tỷ giá USD/VND như một thước đo về giá trị VND. Do đó nếu chúng ta giải quyết được việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhập khẩu thì một phần nào đó cũng sẽ giải quyết được tâm lý này.
Cụ thể hơn thì lợi ích của việc sử dụng đồng bản tệ của nước xuất khẩu để thanh toán thay vì dùng USD là gì, theo ông?
Một nhà nhập khẩu tại Việt Nam thanh toán cho công ty xuất khẩu tại Nhật thì tiền phải đi qua một số ngân hàng trung gian, nếu như việc thanh toán được thực hiện bằng USD.
Giả sử như ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam là ngân hàng A (A) và ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu tại Nhật Bản là ngân hàng B (B).
Để thanh toán 100 USD cho nhà xuất khẩu thì nhà nhập khẩu Việt Nam thông qua A sẽ làm lệnh chuyển tiền. Tiếp đó, A phải cắt 100 USD tiền gửi của mình, ví dụ tại ngân hàng C (tại Mỹ) sang một ngân hàng Mỹ khác, ví dụ ngân hàng D, sau đó D sẽ báo có vào khoản của B số tiền 100 USD, và B sẽ bán 100 USD để lấy tiền Yên trả cho nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nhập khẩu Việt Nam thanh toán trực tiếp bằng đồng Yên, quãng đường đi của đồng tiền sẽ ngắn hơn nhiều! Khi đó, thông qua tài khoản của mình mở tại B, ngân hàng A sẽ yêu cầu ngân hàng B bán cho mình số tiền Yên tương đương 100 USD, và sau đó sẽ ghi có trực tiếp vào tài khoản khoản của nhà xuất khẩu.
Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu sẽ tiết kiệm được hai loại chi phí. Chi phí thứ nhất là về thời gian, bởi vì dòng tiền phải đi qua nhiều ngân hàng trung gian hơn. Thứ hai, những chi phí trực tiếp đó là các khoản báo nợ báo có khi tiền đi qua ngân hàng trung gian.
Đặc biệt có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã không cho phép các nhà xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp trên lãnh thổ của mình sử dụng tiền tệ nào khác ngoài đồng nội tệ.
Chính vì vậy chế độ kết hối là bắt buộc, nó diễn ra rất nghiêm ngặt và do đó khi các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện bằng đồng ngoại tệ khác ngoài đồng bản tệ thì nhà xuất khẩu sẽ bị buộc kết hối ngay thời điểm tiền về tài khoản.
Trong thời điểm ấy thì tỷ giá sẽ không được đảm bảo và nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Do đó, việc sử dụng đồng USD hay một loại tiền tệ khác ngoài đồng bản tệ như là một công cụ thanh toán thì nhà nhập khẩu ở Việt Nam cũng đã gây ra một số các rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
Chính vì vậy một số nhà xuất khẩu sẽ phải mất một số chi phí khác thông qua các hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng tương lai (Future) để bảo hiểm tỷ giá cho mình.
Vậy, để những doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng đa dạng các đồng tiền thanh toán hợp đồng ngoại thương, theo ông hệ thống ngân hàng thương mại trong nước nên có những biện pháp gì để thúc đẩy điều này?
Ở đây chúng ta phải hiểu việc sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD trong thanh toán quốc tế không chỉ là nhu cầu và mong muốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà đôi khi trong nhiều trường hợp nó còn là mong muốn của nhiều nhà xuất khẩu.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam có lẽ sẽ làm được một số việc để giúp cho khách hàng của mình có thể tiết kiệm cả được về mặt thời gian và chi phí trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam nên hướng dẫn khách hàng sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD và chỉ cho họ thấy rằng việc sử dụng ngoại tệ khác ấy sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho bản thân và khách hàng của họ.
Thứ hai, bằng việc sử dụng các ngoại tệ khác ngoài USD sẽ tiết kiệm được những chi phí trung gian, tức là cũng tiết kiệm cho những nhà xuất khẩu; và như thế nhà nhập khẩu có điều kiện mua được hàng hóa với giá rẻ hơn.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng Việt Nam vì sức ép phải mua USD phục vụ thanh toán cho khách hàng nên chi phí cơ hội là rất cao. Nếu như khách hàng sử dụng đồng tiền khác sẽ làm cho chi phí cơ hội cho ngân hàng thương mại giảm xuống, vì thế ngân hàng có điều kiện giảm phí cho khách hàng của mình trong quá trình thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.
Thực tế trên thế giới, nhiều nước đã có những biện pháp khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong việc thanh toán quốc tế. Theo đó các ngân hàng có những chương trình hoàn trả lại một phần phí thanh toán họ thu được cho ngân hàng phục vụ nhập khẩu.
Riêng với ACB, chúng tôi đã có kế hoạch sẽ chia lại cho khách hàng nhập khẩu một phần phí thanh toán quốc tế, và đấy cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ trực tiếp về mặt kinh tế để khuyến khích sử dụng ngoại tệ khác ngoài USD trong hoạt động nhập khẩu.
Bởi vậy, theo quan điểm của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) trong cuộc trò chuyện với VnEconomy, việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như góp phần làm giảm áp lực tỷ giá USD/VND.
Ông Hải nói:
- Chúng ta tạm thời chia các quốc gia, vùng lãnh thổ có các đồng ngoại tệ mạnh ra làm 3 nhóm.
Nhóm thứ nhất bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ mạnh mà chúng ta có thể mua ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào với một khối lượng lớn. Đó là các đồng tiền Euro, Yên Nhật, Đô la Canada, Đô la Úc, Đô la Hồng Kông, Đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ và Bạt Thái.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ những quốc gia, vùng lãnh thổ này chiếm 44% trên tổng kim ngạch nhập khẩu, và như vậy nếu chúng ta sử dụng các loại tiền này trong thanh toán nhập khẩu thì sẽ làm giảm nhu cầu mua USD cho thanh toán nhập khẩu xuống 44%.
Nhóm thứ hai là một số quốc gia, vùng lãnh thổ có các loại tiền tệ được mua bán tự do, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt vị trí địa lý (nhà nhập khẩu ở Việt Nam muốn mua phải nhờ ngân hàng thương mại Việt Nam mua tại ngân hàng thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có đồng tiền cần mua - PV). Các loại tiền tệ này chưa được tự do chuyển đổi đối với các giao dịch vốn.
Nếu chúng ta bổ sung đồng tiền của Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines để phục vụ cho thanh toán hàng nhập khẩu, thì tổng kim ngạch nhập khẩu thông qua các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc nhóm thứ hai và của nhóm thứ nhất sẽ lên tới 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Với nhóm thứ ba, trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn luôn đạt trên 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của chúng ta. Gần đây, tôi nhận thấy xu thế biến đổi trong cách sử dụng đồng Nhân dân tệ trong hoạt động thanh toán ngoại thương - dù đồng tiền này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Trung Quốc dự trữ ngoại hối chủ yếu bằng đồng USD, vì vậy khi đồng tiền này yếu dần thì tài sản của họ cũng sẽ giảm theo. Do đó, Trung Quốc cũng đang kêu gọi sử dụng một loại tiền tệ khác dựa trên cơ sở một rổ tiền tệ mà trong đó đồng Nhân dân tệ có một tỷ trọng đáng kể. Điều này cũng phù hợp với mong muốn khẳng định vị thế đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Cách đây hơn 10 ngày, Trung Quốc đã cho phép một số nhà xuất khẩu, nhập khẩu được dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương đối với các công ty ở Hồng Kông, Ma Cao và khu vực ASEAN.
Nếu như xu thế dùng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán hợp đồng ngoại thương trong khu vực và thế giới xảy ra thì các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ thanh toán đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nếu chúng ta đưa đồng tiền thuộc nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai và đồng Nhân dân tệ vào thanh toán nhập khẩu, thì lượng ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu không dùng USD có thể lên tới 93% tổng kim ngạch.
Như vậy chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đang rất được quan tâm, đó là việc nhiều doanh nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào đồng USD cho hoạt động nhập khẩu.
Thực tế tâm lý của nhiều người dân và nhà đầu tư cũng chỉ nhìn vào tỷ giá USD/VND như một thước đo về giá trị VND. Do đó nếu chúng ta giải quyết được việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhập khẩu thì một phần nào đó cũng sẽ giải quyết được tâm lý này.
Cụ thể hơn thì lợi ích của việc sử dụng đồng bản tệ của nước xuất khẩu để thanh toán thay vì dùng USD là gì, theo ông?
Một nhà nhập khẩu tại Việt Nam thanh toán cho công ty xuất khẩu tại Nhật thì tiền phải đi qua một số ngân hàng trung gian, nếu như việc thanh toán được thực hiện bằng USD.
Giả sử như ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam là ngân hàng A (A) và ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu tại Nhật Bản là ngân hàng B (B).
Để thanh toán 100 USD cho nhà xuất khẩu thì nhà nhập khẩu Việt Nam thông qua A sẽ làm lệnh chuyển tiền. Tiếp đó, A phải cắt 100 USD tiền gửi của mình, ví dụ tại ngân hàng C (tại Mỹ) sang một ngân hàng Mỹ khác, ví dụ ngân hàng D, sau đó D sẽ báo có vào khoản của B số tiền 100 USD, và B sẽ bán 100 USD để lấy tiền Yên trả cho nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nhập khẩu Việt Nam thanh toán trực tiếp bằng đồng Yên, quãng đường đi của đồng tiền sẽ ngắn hơn nhiều! Khi đó, thông qua tài khoản của mình mở tại B, ngân hàng A sẽ yêu cầu ngân hàng B bán cho mình số tiền Yên tương đương 100 USD, và sau đó sẽ ghi có trực tiếp vào tài khoản khoản của nhà xuất khẩu.
Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu sẽ tiết kiệm được hai loại chi phí. Chi phí thứ nhất là về thời gian, bởi vì dòng tiền phải đi qua nhiều ngân hàng trung gian hơn. Thứ hai, những chi phí trực tiếp đó là các khoản báo nợ báo có khi tiền đi qua ngân hàng trung gian.
Đặc biệt có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã không cho phép các nhà xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp trên lãnh thổ của mình sử dụng tiền tệ nào khác ngoài đồng nội tệ.
Chính vì vậy chế độ kết hối là bắt buộc, nó diễn ra rất nghiêm ngặt và do đó khi các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện bằng đồng ngoại tệ khác ngoài đồng bản tệ thì nhà xuất khẩu sẽ bị buộc kết hối ngay thời điểm tiền về tài khoản.
Trong thời điểm ấy thì tỷ giá sẽ không được đảm bảo và nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Do đó, việc sử dụng đồng USD hay một loại tiền tệ khác ngoài đồng bản tệ như là một công cụ thanh toán thì nhà nhập khẩu ở Việt Nam cũng đã gây ra một số các rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
Chính vì vậy một số nhà xuất khẩu sẽ phải mất một số chi phí khác thông qua các hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng tương lai (Future) để bảo hiểm tỷ giá cho mình.
Vậy, để những doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng đa dạng các đồng tiền thanh toán hợp đồng ngoại thương, theo ông hệ thống ngân hàng thương mại trong nước nên có những biện pháp gì để thúc đẩy điều này?
Ở đây chúng ta phải hiểu việc sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD trong thanh toán quốc tế không chỉ là nhu cầu và mong muốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà đôi khi trong nhiều trường hợp nó còn là mong muốn của nhiều nhà xuất khẩu.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam có lẽ sẽ làm được một số việc để giúp cho khách hàng của mình có thể tiết kiệm cả được về mặt thời gian và chi phí trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam nên hướng dẫn khách hàng sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD và chỉ cho họ thấy rằng việc sử dụng ngoại tệ khác ấy sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho bản thân và khách hàng của họ.
Thứ hai, bằng việc sử dụng các ngoại tệ khác ngoài USD sẽ tiết kiệm được những chi phí trung gian, tức là cũng tiết kiệm cho những nhà xuất khẩu; và như thế nhà nhập khẩu có điều kiện mua được hàng hóa với giá rẻ hơn.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng Việt Nam vì sức ép phải mua USD phục vụ thanh toán cho khách hàng nên chi phí cơ hội là rất cao. Nếu như khách hàng sử dụng đồng tiền khác sẽ làm cho chi phí cơ hội cho ngân hàng thương mại giảm xuống, vì thế ngân hàng có điều kiện giảm phí cho khách hàng của mình trong quá trình thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.
Thực tế trên thế giới, nhiều nước đã có những biện pháp khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong việc thanh toán quốc tế. Theo đó các ngân hàng có những chương trình hoàn trả lại một phần phí thanh toán họ thu được cho ngân hàng phục vụ nhập khẩu.
Riêng với ACB, chúng tôi đã có kế hoạch sẽ chia lại cho khách hàng nhập khẩu một phần phí thanh toán quốc tế, và đấy cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ trực tiếp về mặt kinh tế để khuyến khích sử dụng ngoại tệ khác ngoài USD trong hoạt động nhập khẩu.