Đại biểu Quốc hội băn khoăn về giá xăng dầu
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan ngại và băn khoăn về định hướng thực hiện giá bán xăng dầu trong thời gian tới
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan ngại và băn khoăn về định hướng thực hiện giá bán xăng dầu trong thời gian tới.
Ngày 9/5, tại kỳ họp thứ 3 khóa XII, Quốc hội tiến hành thảo luận báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2008.
Trong số 43 ý kiến phát biểu tại hội trường, nổi bật vẫn là những quan ngại về diễn biến phức tạp của lạm phát trong thời gian tới; trong đó, một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là định hướng thực hiện giá bán xăng dầu.
“Thả giá xăng dầu về đúng vị trí của nó”
Đây là quan điểm của Đại biểu Vũ Quang Hải (tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), cũng là một trong số ít ý kiến tại buổi thảo luận đặt yêu cầu xem xét đưa giá bán xăng dầu trong nước theo tính thị trường.
Theo ông Hải, việc kiềm chế lạm phát bằng cách tiếp tục trợ giá xăng dầu chỉ là biện pháp tình thế. Chính phủ nên chọn giải pháp phù hợp hơn là “thả giá xăng dầu cho trở về đúng với vị trí của nó” ở một thời điểm phù hợp để đảm bảo quan hệ cung cầu, theo tính thị trường.
“Vấn đề giá xăng dầu hiện nay, theo tôi, ở một số nước, đặc biệt ở Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, việc tăng giá xăng dầu ngoài thị trường là mừng hơn là lo. Với chính sách trợ giá xăng dầu như hiện nay thì không đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Hải nói.
Ở quan điểm này, Chính phủ nên sử dụng nguồn tiền trợ giá xăng dầu để hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn, nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo, những hộ, ngành sản xuất còn nhiều khó khăn, cho đánh bắt thủy sản để đảm bảo người nông dân và những hộ đó vẫn giữ được mức độ sản xuất và thu nhập ổn định.
Đây cũng là điểm chung có ở một ý kiến khác khi cho rằng việc bù lỗ xăng dầu hiện nay chủ yếu là “có lợi cho người giàu”, bởi lượng tiêu thụ tập trung lớn hơn ở nhóm đối tượng này. Và nguồn ngân sách bù lỗ đó nên được tập trung cho hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các khu vực kinh tế, đời sống còn khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nhật (Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh), Chính phủ vẫn cần có biện pháp ổn định giá xăng dầu trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm. Biện pháp mà ông Nhật đưa ra là tăng cường quản trị rủi ro, phòng vệ giá xăng dầu hợp đồng kỳ hạn hoặc có thể sử dụng một phần nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Trước đó, Chính phủ cũng thể hiện rõ quan điểm sẽ thực hiện lộ trình trả giá xăng dầu về cho các doanh nghiệp đầu mối, theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể để có sự bàn giao trọn vẹn vẫn chưa xác định. Trước mắt, việc bù lỗ cho mặt hàng này vẫn được thực hiện như một giải pháp cần cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bao giờ điều chỉnh?
Trên thị trường, giá dầu thế giới liên tục leo lên những mốc mới. Diễn biến này trở thành mạch thời sự được cập nhật tại chương trình nghị sự của Quốc hội. Câu hỏi nhiều đại biểu đặt ra nhất là đã đến thời điểm điều chỉnh giá bán trong nước chưa và bao giờ?
Những dữ liệu mà Đại biểu Nguyễn Hữu Trí (Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang) đưa ra cho thấy áp lực điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước đang trở nên căng thẳng.
Cụ thể, đến ngày 8/5, giá dầu thế giới đã lên 123,59USD/thùng; giá xăng Ron 92 trong nước đã lỗ khoảng 1.380 đồng/lít, dầu Diezel lỗ 3.097 đồng/lít, dầu madút lỗ 1.065 đồng/lít. Theo đó, mức bù lỗ ở thời điểm này đang bị đẩy lên đỉnh điểm so với khả năng mà Ngân sách Nhà nước có thể chia sẻ.
Sự đỉnh điểm đó đặt trong khả năng dự báo hạn chế trước đó để xây dựng kế hoạch thu, cũng như tính trước mức độ bù lỗ có thể đạt tới. Và khả năng đó được Đại biểu Lê Đình Khanh (tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội) gián tiếp đánh giá qua những con số cụ thể: “Về dự đoán giá dầu thô, nhiều đại biểu cuối năm ngoái đề nghị lấy 70 đôla/thùng để xây dựng kế hoạch thu nhưng Bộ Tài chính cứ khăng khăng trình 62 đôla/thùng. Sau đó, Quốc hội lấy đề nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách là 64 đôla/thùng để thông qua. Đến nay, giá dầu trên thế giới lên tới 120 đôla/thùng và trên 120 đôla/thùng”.
Thực tế, tính đến ngày 10/5, giá dầu thế giới đã lên tới 125,96 USD/thùng.
Và với những mức giá biến động những ngày gần đây, câu hỏi mà Đại biểu Nguyễn Hữu Trí lặp lại nhiều lần là đã cần phải điều chỉnh giá bán trong nước chưa và bao giờ? Đây cũng là sự quan tâm của hầu hết người tiêu dùng trong thời điểm này. Bởi phía sau đó, không chỉ là giá xăng dầu mà còn là khả năng tiếp tục leo thang của lạm phát năm nay.
* Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu: “Riêng về giá bán xăng dầu, trong trường hợp giá dầu thế giới tăng đột biến, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án tổng thể, thích hợp, với tinh thần Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng chia sẻ, gánh vác để vượt qua khó khăn, giữ ổn định và phát triển.
Ngày 9/5, tại kỳ họp thứ 3 khóa XII, Quốc hội tiến hành thảo luận báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2008.
Trong số 43 ý kiến phát biểu tại hội trường, nổi bật vẫn là những quan ngại về diễn biến phức tạp của lạm phát trong thời gian tới; trong đó, một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là định hướng thực hiện giá bán xăng dầu.
“Thả giá xăng dầu về đúng vị trí của nó”
Đây là quan điểm của Đại biểu Vũ Quang Hải (tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), cũng là một trong số ít ý kiến tại buổi thảo luận đặt yêu cầu xem xét đưa giá bán xăng dầu trong nước theo tính thị trường.
Theo ông Hải, việc kiềm chế lạm phát bằng cách tiếp tục trợ giá xăng dầu chỉ là biện pháp tình thế. Chính phủ nên chọn giải pháp phù hợp hơn là “thả giá xăng dầu cho trở về đúng với vị trí của nó” ở một thời điểm phù hợp để đảm bảo quan hệ cung cầu, theo tính thị trường.
“Vấn đề giá xăng dầu hiện nay, theo tôi, ở một số nước, đặc biệt ở Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, việc tăng giá xăng dầu ngoài thị trường là mừng hơn là lo. Với chính sách trợ giá xăng dầu như hiện nay thì không đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Hải nói.
Ở quan điểm này, Chính phủ nên sử dụng nguồn tiền trợ giá xăng dầu để hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn, nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo, những hộ, ngành sản xuất còn nhiều khó khăn, cho đánh bắt thủy sản để đảm bảo người nông dân và những hộ đó vẫn giữ được mức độ sản xuất và thu nhập ổn định.
Đây cũng là điểm chung có ở một ý kiến khác khi cho rằng việc bù lỗ xăng dầu hiện nay chủ yếu là “có lợi cho người giàu”, bởi lượng tiêu thụ tập trung lớn hơn ở nhóm đối tượng này. Và nguồn ngân sách bù lỗ đó nên được tập trung cho hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các khu vực kinh tế, đời sống còn khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nhật (Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh), Chính phủ vẫn cần có biện pháp ổn định giá xăng dầu trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm. Biện pháp mà ông Nhật đưa ra là tăng cường quản trị rủi ro, phòng vệ giá xăng dầu hợp đồng kỳ hạn hoặc có thể sử dụng một phần nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Trước đó, Chính phủ cũng thể hiện rõ quan điểm sẽ thực hiện lộ trình trả giá xăng dầu về cho các doanh nghiệp đầu mối, theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể để có sự bàn giao trọn vẹn vẫn chưa xác định. Trước mắt, việc bù lỗ cho mặt hàng này vẫn được thực hiện như một giải pháp cần cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bao giờ điều chỉnh?
Trên thị trường, giá dầu thế giới liên tục leo lên những mốc mới. Diễn biến này trở thành mạch thời sự được cập nhật tại chương trình nghị sự của Quốc hội. Câu hỏi nhiều đại biểu đặt ra nhất là đã đến thời điểm điều chỉnh giá bán trong nước chưa và bao giờ?
Những dữ liệu mà Đại biểu Nguyễn Hữu Trí (Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang) đưa ra cho thấy áp lực điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước đang trở nên căng thẳng.
Cụ thể, đến ngày 8/5, giá dầu thế giới đã lên 123,59USD/thùng; giá xăng Ron 92 trong nước đã lỗ khoảng 1.380 đồng/lít, dầu Diezel lỗ 3.097 đồng/lít, dầu madút lỗ 1.065 đồng/lít. Theo đó, mức bù lỗ ở thời điểm này đang bị đẩy lên đỉnh điểm so với khả năng mà Ngân sách Nhà nước có thể chia sẻ.
Sự đỉnh điểm đó đặt trong khả năng dự báo hạn chế trước đó để xây dựng kế hoạch thu, cũng như tính trước mức độ bù lỗ có thể đạt tới. Và khả năng đó được Đại biểu Lê Đình Khanh (tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội) gián tiếp đánh giá qua những con số cụ thể: “Về dự đoán giá dầu thô, nhiều đại biểu cuối năm ngoái đề nghị lấy 70 đôla/thùng để xây dựng kế hoạch thu nhưng Bộ Tài chính cứ khăng khăng trình 62 đôla/thùng. Sau đó, Quốc hội lấy đề nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách là 64 đôla/thùng để thông qua. Đến nay, giá dầu trên thế giới lên tới 120 đôla/thùng và trên 120 đôla/thùng”.
Thực tế, tính đến ngày 10/5, giá dầu thế giới đã lên tới 125,96 USD/thùng.
Và với những mức giá biến động những ngày gần đây, câu hỏi mà Đại biểu Nguyễn Hữu Trí lặp lại nhiều lần là đã cần phải điều chỉnh giá bán trong nước chưa và bao giờ? Đây cũng là sự quan tâm của hầu hết người tiêu dùng trong thời điểm này. Bởi phía sau đó, không chỉ là giá xăng dầu mà còn là khả năng tiếp tục leo thang của lạm phát năm nay.
* Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu: “Riêng về giá bán xăng dầu, trong trường hợp giá dầu thế giới tăng đột biến, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án tổng thể, thích hợp, với tinh thần Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng chia sẻ, gánh vác để vượt qua khó khăn, giữ ổn định và phát triển.
Theo dự báo từ cuối tháng 3/2008, với mức giá dầu thô thế giới khoảng 100 - 110 USD/thùng, Chính phủ đã chỉ đạo ổn định giá bán xăng dầu trong nước đến hết tháng 6/2008 và dự kiến sẽ phải bù lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng cả năm, tương đương mức bù lỗ năm 2006. Tuy nhiên, hiện giá dầu đã lên tới trên 125 USD, mức bù lỗ sẽ rất lớn và khó có khả năng cân đối.