Đàm phán hòa bình cho Ukraine: Pháp, Đức tay trắng rời Nga
Cuộc đàm phán tại điện Kremlin gần như không đem lại kết quả đáng kể nào, ngoài lời hứa sẽ tiếp tục đàm phán
Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã rời Moscow vào đêm muộn hôm qua (6/2) theo giờ địa phương sau 5 giờ đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về một kế hoạch hòa bình cho miền Đông Ukraine. Cuộc đàm phán gần như không đem lại kết quả đáng kể nào, ngoài lời hứa sẽ tiếp tục đàm phán.
Hãng tin Reuters cho biết, không nhà lãnh đạo nào đứng ra phát biểu trước báo giới sau cuộc họp trên.
Họp xong, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng đi thẳng ra sân bay để về nước.
Trước đó, hôm 5/2, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã có cuộc đàm phán tương tự với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Sáng kiến hòa bình mà ông Hollande và bà Merkel đưa ra được xem là nỗ lực phút chót để cứu vãn tình hình trước khi châu Âu cân nhắc các biện pháp tăng cường trừng phạt Nga vào tuần tới.
Trước khi cuộc đàm phán diễn ra ở Moscow, các quan chức châu Âu đã không kỳ vọng nhiều. Họ bày tỏ sự hoài nghi về việc Tổng thống Putin sẽ nhượng bộ trong lúc lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine tiếp tục có những bước tiến đẩy lùi quân đội chính phủ nước này.
Sau cuộc đàm phán, cả Moscow và Berlin cùng cam kết sẽ nỗ lực tiến tới một văn bản chung về lập lại thỏa thuận hòa bình ký vào tháng 9 năm ngoái ở Minsk, Belarus. Thỏa thuận này đã đổ vỡ sau một thời gian liên tục bị lực lượng nổi dậy và quân chính phủ Ukraine vi phạm.
Theo dự kiến, vào Chủ Nhật tuần này, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine sẽ có một cuộc điện đàm 4 bên.
Vấn đề mấu chốt trong cuộc đàm phán hòa bình cho miền Đông Ukraine là liệu quân nổi dậy có rút khỏi phần lãnh thổ mà họ chiếm được kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk đổ vỡ hay không. Hiện tại, các bên liên quan đều chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.
Sự căng thẳng trong cuộc đàm phán được thể hiện phần nào qua việc khi đến Moscow, ông Hollande và bà Merkel đi thẳng tới điện Kremlin mà không thực hiện những nghi thức ngoại giao thông thường như bắt tay chào mừng trước ống kính.
Hôm qua, quân nổi dậy và quân chính phủ Ukraine đã nhất trí tạm thời ngừng bắn để những người dân thường bị mắc kẹt trong vùng chiến sự ở Debaltseve có thể ra khỏi khu vực này.
Cả hai bên cùng cho xe bus tới để giúp người dân đi sơ tán. Những chiếc xe bus của quân Chính phủ chở đầy người dân, trong khi xe của quân nổi dậy gần như không có ai bước lên.
Tuần này, Washington đã bắt đầu phát tín hiệu có thể cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này của Mỹ vấp phải sự phản đối của một số nước đồng minh châu Âu. Các nước này cho rằng, việc làm như vậy sẽ phản tác dụng, đẩy cuộc khủng hoảng leo thang mà không lại cho Ukraine những công cụ cần thiết để thắng.
Hãng tin Reuters cho biết, không nhà lãnh đạo nào đứng ra phát biểu trước báo giới sau cuộc họp trên.
Họp xong, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng đi thẳng ra sân bay để về nước.
Trước đó, hôm 5/2, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã có cuộc đàm phán tương tự với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Sáng kiến hòa bình mà ông Hollande và bà Merkel đưa ra được xem là nỗ lực phút chót để cứu vãn tình hình trước khi châu Âu cân nhắc các biện pháp tăng cường trừng phạt Nga vào tuần tới.
Trước khi cuộc đàm phán diễn ra ở Moscow, các quan chức châu Âu đã không kỳ vọng nhiều. Họ bày tỏ sự hoài nghi về việc Tổng thống Putin sẽ nhượng bộ trong lúc lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine tiếp tục có những bước tiến đẩy lùi quân đội chính phủ nước này.
Sau cuộc đàm phán, cả Moscow và Berlin cùng cam kết sẽ nỗ lực tiến tới một văn bản chung về lập lại thỏa thuận hòa bình ký vào tháng 9 năm ngoái ở Minsk, Belarus. Thỏa thuận này đã đổ vỡ sau một thời gian liên tục bị lực lượng nổi dậy và quân chính phủ Ukraine vi phạm.
Theo dự kiến, vào Chủ Nhật tuần này, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine sẽ có một cuộc điện đàm 4 bên.
Vấn đề mấu chốt trong cuộc đàm phán hòa bình cho miền Đông Ukraine là liệu quân nổi dậy có rút khỏi phần lãnh thổ mà họ chiếm được kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk đổ vỡ hay không. Hiện tại, các bên liên quan đều chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.
Sự căng thẳng trong cuộc đàm phán được thể hiện phần nào qua việc khi đến Moscow, ông Hollande và bà Merkel đi thẳng tới điện Kremlin mà không thực hiện những nghi thức ngoại giao thông thường như bắt tay chào mừng trước ống kính.
Hôm qua, quân nổi dậy và quân chính phủ Ukraine đã nhất trí tạm thời ngừng bắn để những người dân thường bị mắc kẹt trong vùng chiến sự ở Debaltseve có thể ra khỏi khu vực này.
Cả hai bên cùng cho xe bus tới để giúp người dân đi sơ tán. Những chiếc xe bus của quân Chính phủ chở đầy người dân, trong khi xe của quân nổi dậy gần như không có ai bước lên.
Tuần này, Washington đã bắt đầu phát tín hiệu có thể cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này của Mỹ vấp phải sự phản đối của một số nước đồng minh châu Âu. Các nước này cho rằng, việc làm như vậy sẽ phản tác dụng, đẩy cuộc khủng hoảng leo thang mà không lại cho Ukraine những công cụ cần thiết để thắng.