Dân Mỹ thi nhau xin phá sản
Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt
Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt.
Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ.
Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay.
Số đơn xin phá sản tăng mạnh
Theo ông Mike Bickford, Chủ tịch Công ty Automated Access to Court Electronic Records chuyên về dữ liệu phá sản ở Mỹ, số vụ cá nhân nộp đơn xin phá sản ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng gần 8% so với tháng 9. Hai năm trở lại đây, số người phá sản ở Mỹ tăng liên tục.
Trong tháng 10, số người Mỹ nộp đơn xin phá sản lên tới 108.595 người, lần đầu tiên vượt mức 100.000 người kể từ khi Luật phá sản ở Mỹ trở nên ngặt nghèo hơn vào năm 2005, với số nợ mà một người có thể được coi là phá sản phải cao gấp đôi. Con số trên đồng nghĩa với việc, cứ mỗi ngày làm việc ở Mỹ trong tháng 10, lại có 4.936 đơn xin phá sản được nộp lên cơ quan chức năng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2007.
Giáo sư Robert Lawless thuộc Trường Luật, Đại học Illinois, cho rằng, việc các ngân hàng thắt chặt hoạt động tín dụng là một lý do quan trọng khiến số đơn xin phá sản của dân Mỹ tăng mạnh trong tháng 10. Ông Lawless cho rằng, việc các ngân hàng giảm mạnh hoạt động cho vay khiến người tiêu dùng khó hoặc thậm chí không thể sử dụng thẻ tín dụng và đảo nợ khoản vay thế chấp nhà, trong khi giá trị ngôi nhà đã sụt quá mức giá trị khoản vay.
“Với tình trạng căng thẳng tín dụng và kinh tế khó khăn như hiện nay, số vụ vỡ nợ sẽ còn vượt xa con số trước khi Luật phá sản được điều chỉnh vào năm 2005”, ông nói.
Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, một gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2007 có khoản vay nợ được thế chấp như nợ địa ốc và nợ mua xe cao hơn 21%, và nợ không được thế chấp như nợ thẻ tín dụng, nợ y tế, nợ mua đồ gia dụng… cao hơn 44% so với một hộ gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2001. Trong khi đó, cũng theo nghiên cứu này, trong vòng 6 năm trở lại đây, thu nhập của người Mỹ hầu như không tăng.
“Những lần suy thoái trước đây đều diễn ra sau những giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, do đó, các hộ gia đình bước vào các thời kỳ suy thoái đó với mức thu nhập cao hơn và ít nợ hơn”, bà Elizabeth Warren, một giáo sư tại Trường Luật của Đại học Havard, cho biết. Bà nói thêm: “Tuy nhiên, lần này, những yếu tố kinh tế cơ bản này đã xấu đi đối với các hộ gia đình thậm chí trước khi suy thoái xảy ra, do đó, số đơn xin phá sản có khả năng sẽ còn tăng mạnh hơn”.
Chuyện nhà Forsyth
Tại những bang mà trước đây giá nhà tăng với tốc độ của tên lửa và sau đó rơi tự do như Nevada, California và Florida, số đơn xin phá sản tăng mạnh nhất. Tại bang Nevada, số đơn xin phá sản trong tháng 10 vừa qua tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng tại bang California và Florida lần lượt là 80% và 62%.
Ở những khu vực này, nhiều người cố gắng giữ lại ngôi nhà của mình bằng cách xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Nhưng cũng có nhiều người xin phá sản theo Chương 7 của luật này, đồng nghĩa với việc họ mất luôn ngôi nhà của mình và “tạm biệt” luôn đống nợ mà nếu không xin phá sản, họ sẽ mất nhiều năm mới trả xong.
Cặp vợ chồng Tony và Carrie Forsyth cùng 30 tuổi đã chọn con đường giữ lại ngôi nhà của mình ở Florida. Họ cho biết, trước đây họ hi vọng tình hình tài chính của mình sẽ được cải thiện trong năm 2006, thời điểm mà anh Forsyth được thăng chức trong một công ty phân phối thực phẩm ở Michigan và phải chuyển tới Florida để làm việc. Tuy nhiên, họ không bán được ngôi nhà mua bằng tiền vay thế chấp ở bang Michigan nên đã cho thuê ngôi nhà đó.
Tới tháng 6/2006, anh chị Forsyth tới bang Florida và mua một ngôi nhà trị giá 220.000 USD ở đây bằng tiền đi vay hoàn toàn. 5 tháng sau, người thuê ngôi nhà của họ ở Michigan không thuê nữa, khiến hai vợ chồng họ cùng lúc phải trả hai khoản nợ cầm cố, đúng lúc khoản vay cầm cố nhà ở Michigan được điều chỉnh tăng lãi suất. Đến tháng 2/2007, họ bị ngân hàng tịch biên ngôi nhà ở Michigan.
Tới lúc đó, cặp vợ chồng có hai cô con gái nhỏ này phải sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền mua thức ăn, đồ dùng và quần áo. Sau khi nợ trong thẻ tín dụng lên tới 20.000 USD, họ nhận thấy xin phá sản là cách duy nhất để họ có thể được ở lại trong ngôi nhà ở bang Florida. Khi đó cũng là lúc mà giá ngôi nhà này đã giảm mất 25%. Năm 2008 này, họ nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản và theo quy định, họ được phép giữ lại ngôi nhà của mình và phải trả một phần nợ trong vòng 3 năm tới.
Ngược lại, theo Chương 7 của Luật phá sản Mỹ, người nộp đơn xin phá sản sẽ có được một “khởi đầu mới” (fresh start) vì chương này quy định, con nợ sẽ được xóa nợ. Trong trường hợp này, mọi tài sản sẽ được thanh lý, mặc dù một số bang ở Mỹ cho phép một số trường hợp bãi miễn. Để được phá sản theo Chương này, con nợ phải trải qua một đợt kiểm tra tài sản để xác định xem liệu có đúng là họ không thể trả nổi nợ hay không.
Những con nợ được cho là có khả năng trả được một phần nợ sẽ phải tuân thủ điều khoản phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản.
Tuy nhiên, một số con nợ vẫn chọn hình thức phá sản theo Chương 13 để khỏi bị tịch biên nhà, mặc dù họ sẽ phải tiếp tục trả nợ cầm cố nhà.
Anh Forsyth cho biết, việc tuyên bố phá sản là một bước đi khó khăn. “Chúng tôi là những người theo đạo Thiên chúa, thật là không phải khi làm thế này. Nhưng chúng tôi không còn cách nào khác để sống và nuôi sống gia đình mình, trừ phi đi theo con đường đó”, anh nói.
Cầm cự bằng thẻ tín dụng
Trường hợp gia đình nhà Forsyth cho thấy rõ những lý do mới dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ của số đơn xin phá sản ở Mỹ.
“Thường thì một người không trả nổi nợ cầm cố nhà vì những “tai nạn” tài chính tạm thời như mất việc, ly dị, ốm đau… Tuy nhiên, khi lãi suất thả nổ được điều chỉnh tăng và con nợ không thể tìm kiếm được những khoản vay mới để quay vòng nợ, họ sẽ gặp khó khăn ngay lập tức mặc dù chẳng gặp sự cố tài chính nào”, luật sư chuyên về phá sản Chip Parker ở bang Florida cho biết.
Các luật sư về phá sản ở Mỹ cho biết, họ đang tư vấn cho một số lượng ngày càng tăng các hộ gia đình trung lưu có thu nhập hàng năm ở mức 6 con số - trong đó có cả những hộ gia đình vay tiền mua nhà đúng lúc giá nhà đang ở đỉnh, hoặc thế chấp nhà để vay tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Trong số những người nộp đơn xin phá sản còn có các nhà đầu tư địa ốc mua nhà ngay giữa lúc thời kỳ thị trường nhà đất ở Mỹ đang ở thời kỳ hoàng kim nhất với hy vọng giá nhà tăng thêm để kiếm lời.
“Vẫn còn rất nhiều những vụ tịch biên nhà còn chưa xảy ra vì chủ nhà vẫn còn sử dụng được thẻ tín dụng. Mọi chuyện sẽ vỡ lở khi những người này không thể dùng được thẻ tín dụng của họ nữa”, ông Jeffrey Tromberg, một luật sư về phá sản ở bang Florida, cho biết.
Tình hình ở Las Vegas, “thủ phủ” bài bạc của Mỹ và thế giới, cũng ảm đạm không kém. Ngày càng có nhiều người ở đây nộp đơn xin phá sản để được pháp luật hỗ trợ theo Chương 7 của Luật phá sản vì họ cho rằng, mất nhà nhưng thoát nợ còn dễ chịu hơn. Giá nhà đất ở đây vẫn rơi tự do và nền kinh tế địa phương đang rất khó khăn. Các nhân viên kinh doanh xe hơi và nhân viên làm việc trong các sòng bạc đang bị sa thải hàng loạt. Những người còn giữ được việc làm thì cũng không nhận được mức tiền boa hậu hĩnh như trước đây.
“Khách hàng của tôi cơ bản là những người thu nhập khá trước đây, nhưng hiện nay, do thu nhập đi xuống, họ không thể trả nổi nợ nữa. Họ không có tiền để trả nợ thẻ tín dụng nên không được sử dụng thẻ nữa. Họ cũng không có tiền tiết kiệm do đã dùng hết cho việc trả tiền mua nhà”, luật sư Roger Croteau ở Las Vegas cho biết.
Bà Ellen Stoebling, một luật sư về phá sản khác ở Las Vegas thì nói thêm: “Mọi người đang cố dùng thẻ tín dụng để chi tiêu và dùng tiền thu nhập để trả nợ cầm cố để giữ nhà ở mức lâu nhất có thể. Họ hy vọng sẽ đàm phán được với chủ nợ để được ở lại trong căn nhà của mình”.
Chuyện nhà Marquis
Không chỉ những người vay thế chấp nhà với lãi suất thả nổi và đang sở hữu căn nhà có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay mới “gặp hạn”. Những người mất việc cũng đang điêu đứng với vấn đề tài chính. Số lượng người xin phá sản ở các bang Delaware, Rhode Island và Indiana, nơi tỷ lệ thất nghiệp leo thang mạnh nhất, cũng đang tăng vọt.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người xin phá sản vì những lý do “truyền thống”.
Chị Lisa Marquis, một bà mẹ 35 tuổi có 5 đứa con ở bang Indiana, không có bảo hiểm y tế, nhưng đã phải trải qua 21 lần phẫu thuật do các bệnh về đường hô hấp, tai nạn, xảy thai… trong 9 năm qua. Chồng chị - một lái xe tải - lại kiếm được 13,5 USD mỗi giờ làm việc, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ y tế theo chương trình Medicaid. Tuy nhiên, chị Marquis không thể làm việc và gia đình họ không đủ tiền để thanh toán cho các hóa đơn y tế của chị.
Đầu năm nay, gia đình này đã phải từ bỏ ngôi nhà di động của họ vì rêu mốc ở đó khiến bệnh đường hô hấp của chị Marquis thêm tồi tệ. Thay vào đó, họ tới sống trong một ngôi nhà thuê với giá 600 USD/tháng. Mỗi ngày anh Marquis phải tới tòa án 3 lần một ngày để giải quyết các đơn kiện của chủ nợ, khiến số giờ làm việc của anh càng giảm xuống.
Tháng 4 vừa qua, với số nợ tiền viện phí và thuốc men lên tới 114.000 USD và số giờ làm việc bị cắt giảm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản tới 3 lần vì không trả nổi tiền viện phí. Do xin phá sản theo Chương 13, họ sẽ phải trả một phần số tiền họ nợ.
“Lẽ ra chúng tôi đã chờ để xin phá sản theo Chương 7. Nhưng tôi muốn được trả nợ. Tôi không muốn lừa dối những người đã giúp cứu sống tôi”, chị Marquis nói.
Mặc dù số người nộp đơn xin phá sản ở Mỹ đang tăng mạnh, các chuyên gia và các luật sư cho rằng, nhiều người Mỹ khác ngại hành động như vậy do quy định ngặt nghèo hơn của Luật phá sản 2005. Theo Giáo sư Warren của Đại học Harvard, nhiều người vẫn tưởng lầm rằng, họ không đủ điều kiện để phá sản.
“Ý nghĩ rằng việc xin phá sản để được trợ giúp không còn dễ dàng như trước kia đang khiến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tồi tệ thêm”, bà nói.
(Theo New York Times)
Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ.
Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay.
Số đơn xin phá sản tăng mạnh
Theo ông Mike Bickford, Chủ tịch Công ty Automated Access to Court Electronic Records chuyên về dữ liệu phá sản ở Mỹ, số vụ cá nhân nộp đơn xin phá sản ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng gần 8% so với tháng 9. Hai năm trở lại đây, số người phá sản ở Mỹ tăng liên tục.
Trong tháng 10, số người Mỹ nộp đơn xin phá sản lên tới 108.595 người, lần đầu tiên vượt mức 100.000 người kể từ khi Luật phá sản ở Mỹ trở nên ngặt nghèo hơn vào năm 2005, với số nợ mà một người có thể được coi là phá sản phải cao gấp đôi. Con số trên đồng nghĩa với việc, cứ mỗi ngày làm việc ở Mỹ trong tháng 10, lại có 4.936 đơn xin phá sản được nộp lên cơ quan chức năng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2007.
Giáo sư Robert Lawless thuộc Trường Luật, Đại học Illinois, cho rằng, việc các ngân hàng thắt chặt hoạt động tín dụng là một lý do quan trọng khiến số đơn xin phá sản của dân Mỹ tăng mạnh trong tháng 10. Ông Lawless cho rằng, việc các ngân hàng giảm mạnh hoạt động cho vay khiến người tiêu dùng khó hoặc thậm chí không thể sử dụng thẻ tín dụng và đảo nợ khoản vay thế chấp nhà, trong khi giá trị ngôi nhà đã sụt quá mức giá trị khoản vay.
“Với tình trạng căng thẳng tín dụng và kinh tế khó khăn như hiện nay, số vụ vỡ nợ sẽ còn vượt xa con số trước khi Luật phá sản được điều chỉnh vào năm 2005”, ông nói.
Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, một gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2007 có khoản vay nợ được thế chấp như nợ địa ốc và nợ mua xe cao hơn 21%, và nợ không được thế chấp như nợ thẻ tín dụng, nợ y tế, nợ mua đồ gia dụng… cao hơn 44% so với một hộ gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2001. Trong khi đó, cũng theo nghiên cứu này, trong vòng 6 năm trở lại đây, thu nhập của người Mỹ hầu như không tăng.
“Những lần suy thoái trước đây đều diễn ra sau những giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, do đó, các hộ gia đình bước vào các thời kỳ suy thoái đó với mức thu nhập cao hơn và ít nợ hơn”, bà Elizabeth Warren, một giáo sư tại Trường Luật của Đại học Havard, cho biết. Bà nói thêm: “Tuy nhiên, lần này, những yếu tố kinh tế cơ bản này đã xấu đi đối với các hộ gia đình thậm chí trước khi suy thoái xảy ra, do đó, số đơn xin phá sản có khả năng sẽ còn tăng mạnh hơn”.
Chuyện nhà Forsyth
Tại những bang mà trước đây giá nhà tăng với tốc độ của tên lửa và sau đó rơi tự do như Nevada, California và Florida, số đơn xin phá sản tăng mạnh nhất. Tại bang Nevada, số đơn xin phá sản trong tháng 10 vừa qua tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng tại bang California và Florida lần lượt là 80% và 62%.
Ở những khu vực này, nhiều người cố gắng giữ lại ngôi nhà của mình bằng cách xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Nhưng cũng có nhiều người xin phá sản theo Chương 7 của luật này, đồng nghĩa với việc họ mất luôn ngôi nhà của mình và “tạm biệt” luôn đống nợ mà nếu không xin phá sản, họ sẽ mất nhiều năm mới trả xong.
Cặp vợ chồng Tony và Carrie Forsyth cùng 30 tuổi đã chọn con đường giữ lại ngôi nhà của mình ở Florida. Họ cho biết, trước đây họ hi vọng tình hình tài chính của mình sẽ được cải thiện trong năm 2006, thời điểm mà anh Forsyth được thăng chức trong một công ty phân phối thực phẩm ở Michigan và phải chuyển tới Florida để làm việc. Tuy nhiên, họ không bán được ngôi nhà mua bằng tiền vay thế chấp ở bang Michigan nên đã cho thuê ngôi nhà đó.
Tới tháng 6/2006, anh chị Forsyth tới bang Florida và mua một ngôi nhà trị giá 220.000 USD ở đây bằng tiền đi vay hoàn toàn. 5 tháng sau, người thuê ngôi nhà của họ ở Michigan không thuê nữa, khiến hai vợ chồng họ cùng lúc phải trả hai khoản nợ cầm cố, đúng lúc khoản vay cầm cố nhà ở Michigan được điều chỉnh tăng lãi suất. Đến tháng 2/2007, họ bị ngân hàng tịch biên ngôi nhà ở Michigan.
Tới lúc đó, cặp vợ chồng có hai cô con gái nhỏ này phải sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền mua thức ăn, đồ dùng và quần áo. Sau khi nợ trong thẻ tín dụng lên tới 20.000 USD, họ nhận thấy xin phá sản là cách duy nhất để họ có thể được ở lại trong ngôi nhà ở bang Florida. Khi đó cũng là lúc mà giá ngôi nhà này đã giảm mất 25%. Năm 2008 này, họ nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản và theo quy định, họ được phép giữ lại ngôi nhà của mình và phải trả một phần nợ trong vòng 3 năm tới.
Ngược lại, theo Chương 7 của Luật phá sản Mỹ, người nộp đơn xin phá sản sẽ có được một “khởi đầu mới” (fresh start) vì chương này quy định, con nợ sẽ được xóa nợ. Trong trường hợp này, mọi tài sản sẽ được thanh lý, mặc dù một số bang ở Mỹ cho phép một số trường hợp bãi miễn. Để được phá sản theo Chương này, con nợ phải trải qua một đợt kiểm tra tài sản để xác định xem liệu có đúng là họ không thể trả nổi nợ hay không.
Những con nợ được cho là có khả năng trả được một phần nợ sẽ phải tuân thủ điều khoản phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản.
Tuy nhiên, một số con nợ vẫn chọn hình thức phá sản theo Chương 13 để khỏi bị tịch biên nhà, mặc dù họ sẽ phải tiếp tục trả nợ cầm cố nhà.
Anh Forsyth cho biết, việc tuyên bố phá sản là một bước đi khó khăn. “Chúng tôi là những người theo đạo Thiên chúa, thật là không phải khi làm thế này. Nhưng chúng tôi không còn cách nào khác để sống và nuôi sống gia đình mình, trừ phi đi theo con đường đó”, anh nói.
Cầm cự bằng thẻ tín dụng
Trường hợp gia đình nhà Forsyth cho thấy rõ những lý do mới dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ của số đơn xin phá sản ở Mỹ.
“Thường thì một người không trả nổi nợ cầm cố nhà vì những “tai nạn” tài chính tạm thời như mất việc, ly dị, ốm đau… Tuy nhiên, khi lãi suất thả nổ được điều chỉnh tăng và con nợ không thể tìm kiếm được những khoản vay mới để quay vòng nợ, họ sẽ gặp khó khăn ngay lập tức mặc dù chẳng gặp sự cố tài chính nào”, luật sư chuyên về phá sản Chip Parker ở bang Florida cho biết.
Các luật sư về phá sản ở Mỹ cho biết, họ đang tư vấn cho một số lượng ngày càng tăng các hộ gia đình trung lưu có thu nhập hàng năm ở mức 6 con số - trong đó có cả những hộ gia đình vay tiền mua nhà đúng lúc giá nhà đang ở đỉnh, hoặc thế chấp nhà để vay tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Trong số những người nộp đơn xin phá sản còn có các nhà đầu tư địa ốc mua nhà ngay giữa lúc thời kỳ thị trường nhà đất ở Mỹ đang ở thời kỳ hoàng kim nhất với hy vọng giá nhà tăng thêm để kiếm lời.
“Vẫn còn rất nhiều những vụ tịch biên nhà còn chưa xảy ra vì chủ nhà vẫn còn sử dụng được thẻ tín dụng. Mọi chuyện sẽ vỡ lở khi những người này không thể dùng được thẻ tín dụng của họ nữa”, ông Jeffrey Tromberg, một luật sư về phá sản ở bang Florida, cho biết.
Tình hình ở Las Vegas, “thủ phủ” bài bạc của Mỹ và thế giới, cũng ảm đạm không kém. Ngày càng có nhiều người ở đây nộp đơn xin phá sản để được pháp luật hỗ trợ theo Chương 7 của Luật phá sản vì họ cho rằng, mất nhà nhưng thoát nợ còn dễ chịu hơn. Giá nhà đất ở đây vẫn rơi tự do và nền kinh tế địa phương đang rất khó khăn. Các nhân viên kinh doanh xe hơi và nhân viên làm việc trong các sòng bạc đang bị sa thải hàng loạt. Những người còn giữ được việc làm thì cũng không nhận được mức tiền boa hậu hĩnh như trước đây.
“Khách hàng của tôi cơ bản là những người thu nhập khá trước đây, nhưng hiện nay, do thu nhập đi xuống, họ không thể trả nổi nợ nữa. Họ không có tiền để trả nợ thẻ tín dụng nên không được sử dụng thẻ nữa. Họ cũng không có tiền tiết kiệm do đã dùng hết cho việc trả tiền mua nhà”, luật sư Roger Croteau ở Las Vegas cho biết.
Bà Ellen Stoebling, một luật sư về phá sản khác ở Las Vegas thì nói thêm: “Mọi người đang cố dùng thẻ tín dụng để chi tiêu và dùng tiền thu nhập để trả nợ cầm cố để giữ nhà ở mức lâu nhất có thể. Họ hy vọng sẽ đàm phán được với chủ nợ để được ở lại trong căn nhà của mình”.
Chuyện nhà Marquis
Không chỉ những người vay thế chấp nhà với lãi suất thả nổi và đang sở hữu căn nhà có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay mới “gặp hạn”. Những người mất việc cũng đang điêu đứng với vấn đề tài chính. Số lượng người xin phá sản ở các bang Delaware, Rhode Island và Indiana, nơi tỷ lệ thất nghiệp leo thang mạnh nhất, cũng đang tăng vọt.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người xin phá sản vì những lý do “truyền thống”.
Chị Lisa Marquis, một bà mẹ 35 tuổi có 5 đứa con ở bang Indiana, không có bảo hiểm y tế, nhưng đã phải trải qua 21 lần phẫu thuật do các bệnh về đường hô hấp, tai nạn, xảy thai… trong 9 năm qua. Chồng chị - một lái xe tải - lại kiếm được 13,5 USD mỗi giờ làm việc, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ y tế theo chương trình Medicaid. Tuy nhiên, chị Marquis không thể làm việc và gia đình họ không đủ tiền để thanh toán cho các hóa đơn y tế của chị.
Đầu năm nay, gia đình này đã phải từ bỏ ngôi nhà di động của họ vì rêu mốc ở đó khiến bệnh đường hô hấp của chị Marquis thêm tồi tệ. Thay vào đó, họ tới sống trong một ngôi nhà thuê với giá 600 USD/tháng. Mỗi ngày anh Marquis phải tới tòa án 3 lần một ngày để giải quyết các đơn kiện của chủ nợ, khiến số giờ làm việc của anh càng giảm xuống.
Tháng 4 vừa qua, với số nợ tiền viện phí và thuốc men lên tới 114.000 USD và số giờ làm việc bị cắt giảm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản tới 3 lần vì không trả nổi tiền viện phí. Do xin phá sản theo Chương 13, họ sẽ phải trả một phần số tiền họ nợ.
“Lẽ ra chúng tôi đã chờ để xin phá sản theo Chương 7. Nhưng tôi muốn được trả nợ. Tôi không muốn lừa dối những người đã giúp cứu sống tôi”, chị Marquis nói.
Mặc dù số người nộp đơn xin phá sản ở Mỹ đang tăng mạnh, các chuyên gia và các luật sư cho rằng, nhiều người Mỹ khác ngại hành động như vậy do quy định ngặt nghèo hơn của Luật phá sản 2005. Theo Giáo sư Warren của Đại học Harvard, nhiều người vẫn tưởng lầm rằng, họ không đủ điều kiện để phá sản.
“Ý nghĩ rằng việc xin phá sản để được trợ giúp không còn dễ dàng như trước kia đang khiến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tồi tệ thêm”, bà nói.
(Theo New York Times)