“Dân nghèo lấy đâu ra mà lãng phí?”
Phó chủ tịch Quốc hội không đồng tình với đánh giá "một số bộ phận người dân vẫn còn biểu hiện lãng phí"
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phàn nàn, dân đang nghèo mà nhiều trụ sở cơ quan nhà nước quá xa hoa lộng lẫy, còn Phó chủ tịch Quốc hội nhìn nhận, dân còn nghèo quá thì lấy đâu ra lãng phí mà đánh giá.
Chiều 19/9, thảo luận về báo cáo kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Chính phủ, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tỏ ra băn khoăn trước thông tin thiếu định lượng tại đây.
Theo báo cáo trong năm 2013, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực. Các bộ, ngành và địa phương trong cả nước đã và đang tích cực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, nói là đặc biệt quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, đạt kết quả quan trọng thì không sai, nhưng thực tế cũng không hoàn toàn như đánh giá.
Lấy ví dụ phải nộp phạt gần 200 tỷ đồng do chậm giải phóng mặt bằng ở dự án cầu Nhật Tân, ông Sơn đặt câu hỏi như thế có “đặc biệt” không, có lãng phí không?
Báo cáo này chỉ gửi đại biểu thôi, nên có thế nào cứ nói thế, Phó chủ tịch đề nghị.
Nhìn vào đánh giá tại báo cáo thẩm tra về "một số bộ phận người dân vẫn còn biểu hiện lãng phí", Phó chủ tịch đề nghị đừng đánh giá nhân dân lãng phí.
"Giá điện, xăng đều tăng, ở báo cáo khác thì mình đánh giá đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, dân nghèo lấy đâu ra mà lãng phí?", ông phân tích.
Nhìn vào các con số tại bản báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, 6 tháng tiết kiệm được 16 nghìn tỷ đồng, “nhưng tôi tin lãng phí còn lớn hơn nhiều”.
Theo phân tích của ông thì Quốc hội sẽ rất chú ý đến con số lãng phí, nhưng báo cáo lại chưa tập hợp được để cân đối xem cái được và cái mất thế nào. Và đặc biệt là chưa có địa chỉ trách nhiệm rõ ràng.
Báo cáo của Chính phủ nêu khá nhiều số liệu liên quan đến lãng phí đất đai, như đã phát hiện 8.161 tổ chức vi phạm, với tổng diện tích đất 128.033 ha, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 52 địa phương đã tiến hành 409 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý đất đai, qua đó đã phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm, thu hồi 51,3 tỷ đồng, 445 ha đất, xử lý hành chính 23 tập thể, 72 cá nhân có vi phạm.
Ông Ksor Phước yêu cầu phải chỉ đích danh tỉnh nào, ngành nào, đơn vị nào đơn vị nào còn lãng phí đất đai, để cảnh báo nhắc nhở người đứng đầu thấy được trách nhiệm.
Một điều nữa cũng khiến ông băn khoăn là sự thiếu thống nhất trong quy định cho trụ sở của cơ quan nhà nước, "nên có nơi xây dựng trụ sở như cung điện, như chỗ làm du lịch, trong khi đây là nơi phục vụ nhân dân".
“Tôi không điểm danh thì các đồng chí cũng quá biết rồi, dân đang nghèo sao trụ sở to như thế, lộng lẫy như thế, phản cảm lắm. Phải có cơ chế kiểm soát và phải công bố công khai cho cả nước biết, kể cả trụ sở tỉnh ủy, điều lệ Đảng nói rồi, tổ chức Đảng xây nhà lộng lẫy cũng không được”, ông Phước thẳng thắn.
Sốt ruột vì một số cán bộ nhà nước đi xe biển xanh đắt tiền, chi tiêu cho các công trình mục tiêu quốc gia và nhiều công trình khác thiếu hiệu quả, Chủ tịch Ksor Phước nói “anh gác cửa về tài chính cho Chính phủ mà không dám nói thì phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không làm được thì để anh có dũng khí vào làm, cứ du di tình cảm là việc nước sẽ hỏng”.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan lập báo cáo cân nhắc cả mặt được và chưa được cho đúng mức, sử dụng từ ngữ cho vừa phải.
Bà nhận xét là báo cáo còn chưa đánh giá được mức độ lãng phí, chưa định lượng được lãng phí, nhất là tình trạng lãng phí từ cắt giảm đầu tư công để kỳ họp tới Quốc hội xem xét có nên phát hành thêm trái phiếu Chính phủ hay không.
Bà cũng đồng tình là cần có phụ lục nêu rõ lãng phí đất đai ở đâu ngành nào cấp nào cơ quan nào. Các con số này theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân chắc chắn là có, nhưng “chỉ sợ có dám đưa vào báo cáo hay không”.
Theo bà Ngân thì rất cần công khai vấn đề này để đại biểu các địa phương biết rõ tình hình địa phương mình, bởi có nhiều đại biểu phát biểu rất mạnh nhưng có khi ngay địa phương mình cũng có lãng phí mà mình cứ phê phán cơ quan khác.
Trong ít phút phân trần sau khi nghe các góp ý, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng hai lần nhấn mạnh rằng, ngân sách sang năm sẽ khó khăn hơn năm nay.
Chiều 19/9, thảo luận về báo cáo kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Chính phủ, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tỏ ra băn khoăn trước thông tin thiếu định lượng tại đây.
Theo báo cáo trong năm 2013, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực. Các bộ, ngành và địa phương trong cả nước đã và đang tích cực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, nói là đặc biệt quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, đạt kết quả quan trọng thì không sai, nhưng thực tế cũng không hoàn toàn như đánh giá.
Lấy ví dụ phải nộp phạt gần 200 tỷ đồng do chậm giải phóng mặt bằng ở dự án cầu Nhật Tân, ông Sơn đặt câu hỏi như thế có “đặc biệt” không, có lãng phí không?
Báo cáo này chỉ gửi đại biểu thôi, nên có thế nào cứ nói thế, Phó chủ tịch đề nghị.
Nhìn vào đánh giá tại báo cáo thẩm tra về "một số bộ phận người dân vẫn còn biểu hiện lãng phí", Phó chủ tịch đề nghị đừng đánh giá nhân dân lãng phí.
"Giá điện, xăng đều tăng, ở báo cáo khác thì mình đánh giá đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, dân nghèo lấy đâu ra mà lãng phí?", ông phân tích.
Nhìn vào các con số tại bản báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, 6 tháng tiết kiệm được 16 nghìn tỷ đồng, “nhưng tôi tin lãng phí còn lớn hơn nhiều”.
Theo phân tích của ông thì Quốc hội sẽ rất chú ý đến con số lãng phí, nhưng báo cáo lại chưa tập hợp được để cân đối xem cái được và cái mất thế nào. Và đặc biệt là chưa có địa chỉ trách nhiệm rõ ràng.
Báo cáo của Chính phủ nêu khá nhiều số liệu liên quan đến lãng phí đất đai, như đã phát hiện 8.161 tổ chức vi phạm, với tổng diện tích đất 128.033 ha, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 52 địa phương đã tiến hành 409 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý đất đai, qua đó đã phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm, thu hồi 51,3 tỷ đồng, 445 ha đất, xử lý hành chính 23 tập thể, 72 cá nhân có vi phạm.
Ông Ksor Phước yêu cầu phải chỉ đích danh tỉnh nào, ngành nào, đơn vị nào đơn vị nào còn lãng phí đất đai, để cảnh báo nhắc nhở người đứng đầu thấy được trách nhiệm.
Một điều nữa cũng khiến ông băn khoăn là sự thiếu thống nhất trong quy định cho trụ sở của cơ quan nhà nước, "nên có nơi xây dựng trụ sở như cung điện, như chỗ làm du lịch, trong khi đây là nơi phục vụ nhân dân".
“Tôi không điểm danh thì các đồng chí cũng quá biết rồi, dân đang nghèo sao trụ sở to như thế, lộng lẫy như thế, phản cảm lắm. Phải có cơ chế kiểm soát và phải công bố công khai cho cả nước biết, kể cả trụ sở tỉnh ủy, điều lệ Đảng nói rồi, tổ chức Đảng xây nhà lộng lẫy cũng không được”, ông Phước thẳng thắn.
Sốt ruột vì một số cán bộ nhà nước đi xe biển xanh đắt tiền, chi tiêu cho các công trình mục tiêu quốc gia và nhiều công trình khác thiếu hiệu quả, Chủ tịch Ksor Phước nói “anh gác cửa về tài chính cho Chính phủ mà không dám nói thì phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không làm được thì để anh có dũng khí vào làm, cứ du di tình cảm là việc nước sẽ hỏng”.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan lập báo cáo cân nhắc cả mặt được và chưa được cho đúng mức, sử dụng từ ngữ cho vừa phải.
Bà nhận xét là báo cáo còn chưa đánh giá được mức độ lãng phí, chưa định lượng được lãng phí, nhất là tình trạng lãng phí từ cắt giảm đầu tư công để kỳ họp tới Quốc hội xem xét có nên phát hành thêm trái phiếu Chính phủ hay không.
Bà cũng đồng tình là cần có phụ lục nêu rõ lãng phí đất đai ở đâu ngành nào cấp nào cơ quan nào. Các con số này theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân chắc chắn là có, nhưng “chỉ sợ có dám đưa vào báo cáo hay không”.
Theo bà Ngân thì rất cần công khai vấn đề này để đại biểu các địa phương biết rõ tình hình địa phương mình, bởi có nhiều đại biểu phát biểu rất mạnh nhưng có khi ngay địa phương mình cũng có lãng phí mà mình cứ phê phán cơ quan khác.
Trong ít phút phân trần sau khi nghe các góp ý, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng hai lần nhấn mạnh rằng, ngân sách sang năm sẽ khó khăn hơn năm nay.