Đằng sau con số chi 18.000 tỷ đồng nhập hoa quả về Việt Nam
90% lượng hoa quả Thái Lan được nhập về Việt Nam rồi được tái xuất sang Trung Quốc
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, uớc giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 8 năm 2017 đạt 169 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,02 tỷ USD, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD (khoảng gần 18.000 tỷ đồng), tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái Lan (chiếm tới 61,8% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 16%).
Trong 7 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp 3,2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấp 2,2 lần) và New Zealand (tăng 53,5%).
Chia sẻ về con số Việt Nam đã chi 18.000 tỷ đồng để nhập khẩu các loại hoa quả từ các nước, nhất là hoa quả từ thị trường Thái Lan, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Nông nghiệp, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết, phía Cục đã kiểm tra đầu nhập và đầu xuất.
Theo đó, trong thời gian này có đến 90% lượng hoa quả Thái Lan được nhập về Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc. Thị trường Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 10% lượng hoa quả nhập khẩu từ Thái Lan.
Ông Hoàng Trung cũng cho hay, trong thời gian qua, việc đàm phán với Thái Lan đạt kết quả tích cực. Do đó, hầu hết các loại hoa quả của Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang thị trường này. Hiện một năm chúng ta xuất khẩu khoảng 9-10 ngàn tấn hoa quả sang Thái Lan.
Riêng về quả nhãn, mỗi năm Việt nam xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn và tới thời điểm này lượng nhãn xuất khẩu đã đạt khoảng 200 ngàn tấn. Trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Đáng chú ý, mỗi tháng chúng ta xuất được khoảng 30 tấn nhãn sang thị trường khó tính là Mỹ, ông Trung chia sẻ thêm.
Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD (khoảng gần 18.000 tỷ đồng), tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái Lan (chiếm tới 61,8% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 16%).
Trong 7 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp 3,2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấp 2,2 lần) và New Zealand (tăng 53,5%).
Chia sẻ về con số Việt Nam đã chi 18.000 tỷ đồng để nhập khẩu các loại hoa quả từ các nước, nhất là hoa quả từ thị trường Thái Lan, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Nông nghiệp, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết, phía Cục đã kiểm tra đầu nhập và đầu xuất.
Theo đó, trong thời gian này có đến 90% lượng hoa quả Thái Lan được nhập về Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc. Thị trường Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 10% lượng hoa quả nhập khẩu từ Thái Lan.
Ông Hoàng Trung cũng cho hay, trong thời gian qua, việc đàm phán với Thái Lan đạt kết quả tích cực. Do đó, hầu hết các loại hoa quả của Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang thị trường này. Hiện một năm chúng ta xuất khẩu khoảng 9-10 ngàn tấn hoa quả sang Thái Lan.
Riêng về quả nhãn, mỗi năm Việt nam xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn và tới thời điểm này lượng nhãn xuất khẩu đã đạt khoảng 200 ngàn tấn. Trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Đáng chú ý, mỗi tháng chúng ta xuất được khoảng 30 tấn nhãn sang thị trường khó tính là Mỹ, ông Trung chia sẻ thêm.