Đằng sau thành công của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay là có khá nhiều ngân hàng đang cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại
Năm 2014, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ít nhất 10% so với năm trước, ước đạt gần 150 tỷ USD. Đồng thời, Chính phủ khuyến khích hoạt động nhập khẩu phục vụ nhu cầu thiết yếu và xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nhiều hỗ trợ từ các ngành liên quan, đặc biệt là dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng.
Một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay là có khá nhiều ngân hàng đang cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại. Không chỉ một số ngân hàng có định hướng tài trợ thương mại như Vietcombank, mà nhiều ngân hàng thương mại đang gia tăng đầu tư vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ này.
Ngân hàng quốc tế VIB có “dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu” hỗ trợ tài chính cho doang nghiệp thanh toán thuế xuất nhập khẩu thông qua các dịch vụ cụ thể như: chuyển thuế tự động, bảo lãnh nộp thuế, cho vay nộp thuế và đặc biệt là dịch vụ ứng trước tiền hoàn thuế.
Hay như HSBC với dịch vụ cho vay nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu, hóa đơn xuất khẩu… cho phép doanh nghiệp tiếp cận cơ hội kinh doanh mới, cung cấp một khoản ứng trước để doanh nghiệp có thể tái đầu tư ngay lập tức hoặc tài trợ sau giao hàng.
Về phần mình, doanh nghiệp thường ưu tiên chọn ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố, trước hết là uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực mạnh và có nhiều kinh nghiệm phục vụ khách hàng là sự đảm bảo đầu tiên cho giao dịch xuất nhập khẩu. Tiếp theo là dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Bởi trong kinh doanh, nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, thời gian là vàng.
Theo nhận xét của lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank, một trong những ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tín nhiệm. Dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng này rất thuận tiện dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại và kết nối rộng lớn.
Chẳng hạn, sản phẩm thư tín dụng của Techcombank được xây dựng dựa trên mạng lưới 12.000 ngân hàng và chi nhánh tại 140 quốc gia. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nộp đơn đề nghị phát hành thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng tại bất kỳ chi nhánh nào thuận lợi trong khu vực của họ.
Công nghệ của ngân hàng cho phép thông tin được xử lý tập trung bảo đảm, nhanh khiến cho việc kiểm tra hồ sơ và thời gian quay vòng được thực hiện ngay trong ngày. Cạnh tranh không kém các ngân hàng nước ngoài, Techcombank cho phép tài trợ xuất khẩu lên đến 100% giá trị hợp đồng khi doanh nghiệp nộp một bộ đầy đủ hồ sơ xuất khẩu.
Trong năm 2013, Techcombank cũng kết nối cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp thông qua chương trình GSM-102 của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đến nay tỷ lệ sử dụng đạt gần 100% của hạn mức đã được phê duyệt, chiếm khoảng 46% thị phần Việt Nam.
Đầu tư nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới là gót chân achiles của không ít ngân hàng, nhưng đây lại là thế mạnh của Techcombank. Từ giữa năm 2013, Techcombank liên tục tung ra các sản phẩm mới như thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C), bao thanh toán nội địa và xuất khẩu, chiết khấu L/C có truy đòi, xác nhận L/C… đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp khách hàng.
Ông Tô Hoàng Hải, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Ngọc, một công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc cho biết, doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu ngô, đậu tương… để chế biến thức ăn gia súc nên cần nguồn ngoại tệ khá lớn.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các nhà nhập khẩu thiếu nguồn thu ngoại tệ để truy suất đều bị cấm vay ngoại tệ. Nếu doanh nghiệp sử dụng khoản vay bằng nội tệ, chi phí tăng thêm tới 6-7% mỗi năm. Dịch vụ - UPAS cho phép công ty sử dụng nguồn tài trợ nhập khẩu bằng USD với mức phí thấp hơn tới 8% so với sử dụng bằng VNĐ. Bên cạnh đó, đối tác của công ty rất hài lòng vì được thanh toán ngay khi chuyển xong hàng hóa..
Những lợi ích đã được chứng tỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu cho thấy dịch vụ tài trợ thương mại hiệu quả thực sự là “bệ phóng” cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong lúc các chuyên gia đưa ra những dự báo lạc quan về nền kinh tế năm 2014 thì trên thực tế doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất cần những “bệ phóng” vững chắc như vậy nhằm hiện thực hóa những mục tiêu kinh doanh cụ thể. Đầu tư vào sản phẩm đa dạng và không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng là đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay.
Tháng 2 vừa qua Tạp chí Finance Asia - Tạp chí hàng đầu châu Á về tài chính ngân hàng đã bình chọn Techcombank là “Ngân hàng tài trợ thương mại và quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam 2013”.
Theo đánh giá của Finance Asia, Techcombank đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chí về ngân hàng giao dịch, xét trên mọi phương diện về chất và lượng như: Mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch phát triển nhanh, rộng khắp; Chất lượng dịch vụ ưu việt; Luôn dẫn đầu về công nghệ, đầu tư và phát triển đa kênh giao dịch; Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, luôn đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới tại thị trường Việt Nam.
Liên tiếp từ năm 2011- 2014 Techcombank nhận được 16 giải thưởng về quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại từ các tổ chức quốc tế uy tín lớn, mới đây nhất là giải “Ngân hàng phát hành tốt nhất toàn cầu” do IFC trao tặng, qua đó khẳng định vị thế dẫn đầu của Techcombank trong lĩnh vực này.
(Nguồn: Techcombank)
Một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay là có khá nhiều ngân hàng đang cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại. Không chỉ một số ngân hàng có định hướng tài trợ thương mại như Vietcombank, mà nhiều ngân hàng thương mại đang gia tăng đầu tư vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ này.
Ngân hàng quốc tế VIB có “dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu” hỗ trợ tài chính cho doang nghiệp thanh toán thuế xuất nhập khẩu thông qua các dịch vụ cụ thể như: chuyển thuế tự động, bảo lãnh nộp thuế, cho vay nộp thuế và đặc biệt là dịch vụ ứng trước tiền hoàn thuế.
Hay như HSBC với dịch vụ cho vay nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu, hóa đơn xuất khẩu… cho phép doanh nghiệp tiếp cận cơ hội kinh doanh mới, cung cấp một khoản ứng trước để doanh nghiệp có thể tái đầu tư ngay lập tức hoặc tài trợ sau giao hàng.
Về phần mình, doanh nghiệp thường ưu tiên chọn ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố, trước hết là uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực mạnh và có nhiều kinh nghiệm phục vụ khách hàng là sự đảm bảo đầu tiên cho giao dịch xuất nhập khẩu. Tiếp theo là dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Bởi trong kinh doanh, nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, thời gian là vàng.
Theo nhận xét của lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank, một trong những ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tín nhiệm. Dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng này rất thuận tiện dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại và kết nối rộng lớn.
Chẳng hạn, sản phẩm thư tín dụng của Techcombank được xây dựng dựa trên mạng lưới 12.000 ngân hàng và chi nhánh tại 140 quốc gia. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nộp đơn đề nghị phát hành thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng tại bất kỳ chi nhánh nào thuận lợi trong khu vực của họ.
Công nghệ của ngân hàng cho phép thông tin được xử lý tập trung bảo đảm, nhanh khiến cho việc kiểm tra hồ sơ và thời gian quay vòng được thực hiện ngay trong ngày. Cạnh tranh không kém các ngân hàng nước ngoài, Techcombank cho phép tài trợ xuất khẩu lên đến 100% giá trị hợp đồng khi doanh nghiệp nộp một bộ đầy đủ hồ sơ xuất khẩu.
Trong năm 2013, Techcombank cũng kết nối cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp thông qua chương trình GSM-102 của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đến nay tỷ lệ sử dụng đạt gần 100% của hạn mức đã được phê duyệt, chiếm khoảng 46% thị phần Việt Nam.
Đầu tư nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới là gót chân achiles của không ít ngân hàng, nhưng đây lại là thế mạnh của Techcombank. Từ giữa năm 2013, Techcombank liên tục tung ra các sản phẩm mới như thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C), bao thanh toán nội địa và xuất khẩu, chiết khấu L/C có truy đòi, xác nhận L/C… đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp khách hàng.
Ông Tô Hoàng Hải, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Ngọc, một công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc cho biết, doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu ngô, đậu tương… để chế biến thức ăn gia súc nên cần nguồn ngoại tệ khá lớn.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các nhà nhập khẩu thiếu nguồn thu ngoại tệ để truy suất đều bị cấm vay ngoại tệ. Nếu doanh nghiệp sử dụng khoản vay bằng nội tệ, chi phí tăng thêm tới 6-7% mỗi năm. Dịch vụ - UPAS cho phép công ty sử dụng nguồn tài trợ nhập khẩu bằng USD với mức phí thấp hơn tới 8% so với sử dụng bằng VNĐ. Bên cạnh đó, đối tác của công ty rất hài lòng vì được thanh toán ngay khi chuyển xong hàng hóa..
Những lợi ích đã được chứng tỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu cho thấy dịch vụ tài trợ thương mại hiệu quả thực sự là “bệ phóng” cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong lúc các chuyên gia đưa ra những dự báo lạc quan về nền kinh tế năm 2014 thì trên thực tế doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất cần những “bệ phóng” vững chắc như vậy nhằm hiện thực hóa những mục tiêu kinh doanh cụ thể. Đầu tư vào sản phẩm đa dạng và không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng là đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay.
Tháng 2 vừa qua Tạp chí Finance Asia - Tạp chí hàng đầu châu Á về tài chính ngân hàng đã bình chọn Techcombank là “Ngân hàng tài trợ thương mại và quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam 2013”.
Theo đánh giá của Finance Asia, Techcombank đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chí về ngân hàng giao dịch, xét trên mọi phương diện về chất và lượng như: Mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch phát triển nhanh, rộng khắp; Chất lượng dịch vụ ưu việt; Luôn dẫn đầu về công nghệ, đầu tư và phát triển đa kênh giao dịch; Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, luôn đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới tại thị trường Việt Nam.
Liên tiếp từ năm 2011- 2014 Techcombank nhận được 16 giải thưởng về quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại từ các tổ chức quốc tế uy tín lớn, mới đây nhất là giải “Ngân hàng phát hành tốt nhất toàn cầu” do IFC trao tặng, qua đó khẳng định vị thế dẫn đầu của Techcombank trong lĩnh vực này.
(Nguồn: Techcombank)