Đào tạo theo nhu cầu xã hội: “Doanh nghiệp phải góp kinh phí”
"Doanh nghiệp của ta khi nhận lao động, không những không phải trả tiền đào tạo còn bắt lao động nộp thêm tiền"
Ý kiến của ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và ông Nguyễn Huy Nam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc xung quanh vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội.
>>Đào tạo theo nhu cầu xã hội: “Người học phải biết tự giải cứu”
"Nghịch lý trong quan hệ nhà trường - doanh nghiệp"
(Ông Nguyễn Duy Nam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc)
“Có một thực tế là trường nghề của Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất đông học sinh, thường ít nhất cũng phải tới 40 – 50 học sinh/1 lớp.
Như vậy, học sinh chủ yếu chỉ được học lý thuyết, các em rất ít được thực hành vận hành trang thiết bị. Chưa kể trang thiết bị nhà trường thường quá lỗi thời. Cho nên khi đi làm các em đều bỡ ngỡ không đáp ứng được công việc.
Để đào tạo theo nhu cầu xã hội, tôi nghĩ Chính phủ cần phải thay đổi chính sách. Tôi đi Hàn Quốc thấy, doanh nghiệp của họ muốn tuyển dụng lao động thường đến các trường tuyển dụng. Sau khi tuyển dụng xong, họ trả lại tiền đào tạo cho Nhà nước. Căn cứ số lượng mà doanh nghiệp tuyển dụng đó, Nhà nước sẽ chuyển số tiền mà doanh nghiệp nộp vào cho nhà trường.
Trong khi đó, doanh nghiệp của ta khi nhận lao động, không những không phải trả tiền đào tạo còn bắt lao động nộp thêm tiền. Đó là một nghịch lý trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Tôi nghĩ việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp phải từ chính sách nhà nước. Chứ chỉ có nhà trường và doanh nghiệp bắt tay không thì rất khó thực hiện và chỉ là thực hiện chung chung. Vì nhà trường muốn học sinh có việc, còn doanh nghiệp muốn nhận học sinh nhưng không muốn trả tiền.
Với việc bắt tay, này Chính phủ cũng phải ra cơ chế yêu cầu tất cả doanh nghiệp khi nhận lao động từ phổ thông đến có tay nghề đều phải trả tiền đào tạo cho Nhà nước.
Qua đài báo, tôi nghe một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần gì thì đào tạo theo cái đó. Tôi không đồng nhất với ý kiến đó, bởi nếu doanh nghiệp cần cái gì tôi dạy cái đó, thế nhưng cái anh có thì ngày mai nó lại khác đi. Chính vì thế đào tạo phải đón đầu, đào tạo nghề và dạy kiến thức hành nghề và tác phong công nghiệp. Doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động phải làm cho lao động làm quen việc đó. Chứ không phải tôi đào tạo làm được ngay.
Hiên nay, ở trường tôi năm nào cũng tổ chức hội thảo với doanh nghiệp với mục đích: Thứ nhất, tìm doanh nghiệp để cho học sinh thực tập sản xuất, chúng tôi trả tiền cho doanh nghiệp khi nhận học sinh vào thực tập; thứ hai, làm thế nào để số học sinh ra trường tìm được việc từ các doanh nghiệp đó, nếu các em thực tập làm tốt; thứ ba, qua ý kiến doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong thực hành của học sinh để đáp ứng sản xuất.
Trước khi học sinh ra trường 3 tháng, chúng tôi có phát phiếu điều tra thăm dò nhu cầu, trong đó ghi đầy đủ họ tên, năm tháng sinh, địa chỉ, điện thoại liên hệ; nhu cầu làm việc nước ngoài, trong nước (Bắc, Trung, Nam), mức lương đề bao nhiêu... Phòng kế hoạch sẽ tổng gửi cho các doanh nghiệp. Họ cần sẽ liên hệ. Cho nên hầu hết các em khi tốt nghiệp ra trường đều có việc làm chiếm 80-90%.”
“Cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước”
(Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
“Hiện nay, mối quan hệ trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu’ của doanh nghiệp.
Để dạy nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, theo chúng tôi cần làm rõ trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề theo hướng doanh nghiệp phải có trách nhiệm dạy nghề cho người lao động của mình, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và ngành nghề, về trình độ đào tạo và hình thức đào tạo.
Nếu doanh nghiệp tự tổ chức dạy nghề, họ được hưởng những chính sách chung về chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tự đào tạo, họ phải đóng góp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề.
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải có một cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm và có sự phối hợp rất chặt chẽ của đại diện giới chủ, đại diện giới thợ và đại diện của các hội nghề nghiệp. Cần có quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề cho các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cho các cơ sở dạy nghề."
>>Đào tạo theo nhu cầu xã hội: “Người học phải biết tự giải cứu”
"Nghịch lý trong quan hệ nhà trường - doanh nghiệp"
(Ông Nguyễn Duy Nam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc)
“Có một thực tế là trường nghề của Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất đông học sinh, thường ít nhất cũng phải tới 40 – 50 học sinh/1 lớp.
Như vậy, học sinh chủ yếu chỉ được học lý thuyết, các em rất ít được thực hành vận hành trang thiết bị. Chưa kể trang thiết bị nhà trường thường quá lỗi thời. Cho nên khi đi làm các em đều bỡ ngỡ không đáp ứng được công việc.
Để đào tạo theo nhu cầu xã hội, tôi nghĩ Chính phủ cần phải thay đổi chính sách. Tôi đi Hàn Quốc thấy, doanh nghiệp của họ muốn tuyển dụng lao động thường đến các trường tuyển dụng. Sau khi tuyển dụng xong, họ trả lại tiền đào tạo cho Nhà nước. Căn cứ số lượng mà doanh nghiệp tuyển dụng đó, Nhà nước sẽ chuyển số tiền mà doanh nghiệp nộp vào cho nhà trường.
Trong khi đó, doanh nghiệp của ta khi nhận lao động, không những không phải trả tiền đào tạo còn bắt lao động nộp thêm tiền. Đó là một nghịch lý trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Tôi nghĩ việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp phải từ chính sách nhà nước. Chứ chỉ có nhà trường và doanh nghiệp bắt tay không thì rất khó thực hiện và chỉ là thực hiện chung chung. Vì nhà trường muốn học sinh có việc, còn doanh nghiệp muốn nhận học sinh nhưng không muốn trả tiền.
Với việc bắt tay, này Chính phủ cũng phải ra cơ chế yêu cầu tất cả doanh nghiệp khi nhận lao động từ phổ thông đến có tay nghề đều phải trả tiền đào tạo cho Nhà nước.
Qua đài báo, tôi nghe một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần gì thì đào tạo theo cái đó. Tôi không đồng nhất với ý kiến đó, bởi nếu doanh nghiệp cần cái gì tôi dạy cái đó, thế nhưng cái anh có thì ngày mai nó lại khác đi. Chính vì thế đào tạo phải đón đầu, đào tạo nghề và dạy kiến thức hành nghề và tác phong công nghiệp. Doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động phải làm cho lao động làm quen việc đó. Chứ không phải tôi đào tạo làm được ngay.
Hiên nay, ở trường tôi năm nào cũng tổ chức hội thảo với doanh nghiệp với mục đích: Thứ nhất, tìm doanh nghiệp để cho học sinh thực tập sản xuất, chúng tôi trả tiền cho doanh nghiệp khi nhận học sinh vào thực tập; thứ hai, làm thế nào để số học sinh ra trường tìm được việc từ các doanh nghiệp đó, nếu các em thực tập làm tốt; thứ ba, qua ý kiến doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong thực hành của học sinh để đáp ứng sản xuất.
Trước khi học sinh ra trường 3 tháng, chúng tôi có phát phiếu điều tra thăm dò nhu cầu, trong đó ghi đầy đủ họ tên, năm tháng sinh, địa chỉ, điện thoại liên hệ; nhu cầu làm việc nước ngoài, trong nước (Bắc, Trung, Nam), mức lương đề bao nhiêu... Phòng kế hoạch sẽ tổng gửi cho các doanh nghiệp. Họ cần sẽ liên hệ. Cho nên hầu hết các em khi tốt nghiệp ra trường đều có việc làm chiếm 80-90%.”
“Cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước”
(Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
“Hiện nay, mối quan hệ trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu’ của doanh nghiệp.
Để dạy nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, theo chúng tôi cần làm rõ trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề theo hướng doanh nghiệp phải có trách nhiệm dạy nghề cho người lao động của mình, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và ngành nghề, về trình độ đào tạo và hình thức đào tạo.
Nếu doanh nghiệp tự tổ chức dạy nghề, họ được hưởng những chính sách chung về chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tự đào tạo, họ phải đóng góp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề.
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải có một cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm và có sự phối hợp rất chặt chẽ của đại diện giới chủ, đại diện giới thợ và đại diện của các hội nghề nghiệp. Cần có quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề cho các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cho các cơ sở dạy nghề."