Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
Đã có tình trạng khách hàng tập trung vào một số dự án bất động sản nhất định rồi sau đó đồng loạt bán tiếp nhằm kiếm lời
Thị trường bất động sản Hà Nội đang có sự “nhộn nhịp” nhất định về giao dịch, nhưng vai trò cũng như tỷ lệ của nhà đầu cơ, lướt sóng ngắn hạn hiện không nhỏ.
Suốt thời gian dài vừa qua, tỷ lệ người mua nhà cho nhu cầu ở thực sự chiếm đại đa số, khi giới đầu cơ cũng gần như biến mất khỏi thị trường. Tuy nhiên, như thành thông lệ, cứ đến gần dịp Tết Âm lịch, hoạt động đầu cơ, lướt sóng lại được nhen nhóm, tập trung tại một số dự án được cho là tâm điểm của thị trường.
Nhiễu vì đầu cơ
Đầu tuần này, một số dự án chung cư “có tên tuổi” tại Hà Nội đã được chủ đầu tư hoặc các đại lý phân phối tung ra thị trường nhằm đón đầu nhu cầu “sắm nhà đón Tết” của người dân.
Một số dự án như Tràng An của GP Invest, dự án Scitech Tower 304 Hồ Tùng Mậu của Công ty Nhà Hà Nội 68, dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng của FLC, HH1 Linh Đàm của Xí nghiệp Xây dựng Lai Châu, dự án HBB Tân Tây Đô của Hải Phát; dự án Helios (Tam Trinh) của NHS… đang được khách hàng và giới đầu tư quan tâm.
Ngoại trừ dự án HH1 Linh Đàm được các sàn “ôm” gần hết, buộc khách hàng phải trả tiền chênh nếu muốn mua lại, còn lại các dự án đều được chủ đầu tư bán đúng giá. Tuy nhiên, cũng như nhiều năm trước, một tỷ lệ nhất định căn hộ vốn là “suất ngoại giao” đã quay trở lại các sàn. Và tất nhiên ai muốn có những căn có vị trí đẹp, tầng, hướng tốt… buộc phải trả một khoản tiền chênh lên tới dăm bảy chục triệu cho ông chủ “suất ngoại giao”.
Theo quan sát của VnEconomy, lượng căn hộ ngoại giao này đa phần rơi vào tay các nhà đầu cơ nhỏ lẻ.
Thậm chí, một số dự án như Tràng An tại Hà Nội của GP Invest phải tới tháng 5/2015 chủ đầu tư mới mở bán chính thức, nhưng hiện trên nhiều trang mạng, giới đầu cơ đã mạo danh chủ đầu tư rao bán nhằm “tìm khách xí chỗ trước”.
Trao đổi với VnEconomy ngày 15/1, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP Invest khẳng định: “Dự án Tràng An của chúng tôi đến 24/1 mới khởi công chính thức và hiện chưa được chủ đầu tư mở bán, do đó mọi thông tin rao bán căn nọ, tầng kia vừa qua đều là của các nhà đầu cơ mạo danh. Công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những thông tin không chính thống trên mạng”.
Cùng tình cảnh trên, Giám đốc Công ty Phú Quý Land Nguyễn Mạnh Hà, cho hay, phải tới ngày 18/1 mới mở bán chính thức chung cư Scitech Tower 304 Hồ Tùng Mậu, nhưng hiện một số sàn nhỏ lẻ đã rao bán và nhận tiền đặt cọc của khách hàng.
Theo ông Hà, nguyên nhân là do giới đầu tư lướt sóng đánh vào tâm lý tìm kiếm mua nhà của người dân dịp trước tết nên đã săn lùng những dự án đang được chú ý trên thị trường, từ đó tranh thủ, thậm chí mạo danh chủ đầu tư, đại lý để chèo kéo khách hàng.
Cũng có một số được “suất ngoại giao” thì nay tranh thủ tìm khách đẩy hàng để thu tiền về trước Tết.
“Dự án HBB Tân Tây Đô của chúng tôi đang bán hiện chỉ còn 30 căn cho đợt cuối với giá từ 12,6 triệu đồng/m2 nhưng vừa qua một số nhà đầu cơ đã tự tung thông tin rao bán hàng chục căn hộ với giá cao hơn nhằm trục lợi từ những khách hàng thiếu thông tin”, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc sàn giao dịch Hải Phát cho hay.
Lo sẽ loạn giá
Theo bà Hoàng Quỳnh Phương, Giám đốc kinh doanh nhà ở - Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội trong vài tháng trở lại đây, dù thanh khoản được cải thiện rõ rệt nhưng góp phần không nhỏ trong đó là một số nhà đầu cơ, đầu tư lướt sóng.
Quan sát của Savills cho thấy tại một số dự án đã có hiện tượng “thổi giá”, khiến người mua nhà thực phải trả tiền chênh có khi lên tới cả trăm triệu đồng. Bà Phương cũng lấy làm quan ngại trước tình trạng này đối với sự ổn định thị trường trước và sau Tết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Phạm Thanh Hưng - Chủ tịch Công ty CenInvest, nói rằng dù khách hàng khi mua không nêu là mua đầu tư hay để ở, nhưng bằng cảm nhận và kinh nghiệm qua các đợt mở bán căn hộ, cá nhân ông nhận thấy đã có hiện tượng nhà đầu cơ “tái xuất” trên thị trường sau một thời gian dài vắng bóng.
Bởi lẽ, nếu như trước đây, phần lớn khách hàng khi mua căn hộ, họ đều quan tâm trước hết về hạ tầng, tiện ích, chất lượng dự án rồi sau đó mới đến giá cả… thì nay, đã có một tỷ lệ không nhỏ chỉ đặt vấn đề giá lên trên hết. Một số khách hàng, sau khi đặt cọc mua căn hộ, chỉ trong thời gian ngắn sau đã tìm cách sang tên chỉ với mục đích thu về một khoản lãi nhất định.
“Đây chính là đối tượng thường thổi giá lên hoặc ghìm giá xuống, tức là những khách hàng không bền vững, chỉ có lợi ích ngắn hạn, bởi nếu thị trường “lạnh” thì tức thì họ bỏ cuộc ngay, tìm mọi cách để trì hoãn, kiện chủ đầu tư để dừng hợp đồng…”, ông Hưng nhận định.
Chuyên gia này cho rằng, đầu cơ là hoạt động không thể thiếu trong thị trường phát triển, nhưng chỉ nên ở một tỷ lệ thích hợp khoảng 30%, còn nếu cao hơn sẽ khiến thị trường biến thể, làm loạn giá trên thị trường.
Đặc biệt, do chủ trương của thành phố vừa qua dừng triển khai các dự án bất động sản, một số nhà đầu tư rút lui, dự án đình trệ nên rất có thể trong thời gian tới sẽ xảy ra khan hiếm nguồn cung. Và một khi nguồn cung giảm sút, chắc chắn nhà đầu cơ sẽ quay lại thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, ông Hưng nhận định.
Suốt thời gian dài vừa qua, tỷ lệ người mua nhà cho nhu cầu ở thực sự chiếm đại đa số, khi giới đầu cơ cũng gần như biến mất khỏi thị trường. Tuy nhiên, như thành thông lệ, cứ đến gần dịp Tết Âm lịch, hoạt động đầu cơ, lướt sóng lại được nhen nhóm, tập trung tại một số dự án được cho là tâm điểm của thị trường.
Nhiễu vì đầu cơ
Đầu tuần này, một số dự án chung cư “có tên tuổi” tại Hà Nội đã được chủ đầu tư hoặc các đại lý phân phối tung ra thị trường nhằm đón đầu nhu cầu “sắm nhà đón Tết” của người dân.
Một số dự án như Tràng An của GP Invest, dự án Scitech Tower 304 Hồ Tùng Mậu của Công ty Nhà Hà Nội 68, dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng của FLC, HH1 Linh Đàm của Xí nghiệp Xây dựng Lai Châu, dự án HBB Tân Tây Đô của Hải Phát; dự án Helios (Tam Trinh) của NHS… đang được khách hàng và giới đầu tư quan tâm.
Ngoại trừ dự án HH1 Linh Đàm được các sàn “ôm” gần hết, buộc khách hàng phải trả tiền chênh nếu muốn mua lại, còn lại các dự án đều được chủ đầu tư bán đúng giá. Tuy nhiên, cũng như nhiều năm trước, một tỷ lệ nhất định căn hộ vốn là “suất ngoại giao” đã quay trở lại các sàn. Và tất nhiên ai muốn có những căn có vị trí đẹp, tầng, hướng tốt… buộc phải trả một khoản tiền chênh lên tới dăm bảy chục triệu cho ông chủ “suất ngoại giao”.
Theo quan sát của VnEconomy, lượng căn hộ ngoại giao này đa phần rơi vào tay các nhà đầu cơ nhỏ lẻ.
Thậm chí, một số dự án như Tràng An tại Hà Nội của GP Invest phải tới tháng 5/2015 chủ đầu tư mới mở bán chính thức, nhưng hiện trên nhiều trang mạng, giới đầu cơ đã mạo danh chủ đầu tư rao bán nhằm “tìm khách xí chỗ trước”.
Trao đổi với VnEconomy ngày 15/1, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP Invest khẳng định: “Dự án Tràng An của chúng tôi đến 24/1 mới khởi công chính thức và hiện chưa được chủ đầu tư mở bán, do đó mọi thông tin rao bán căn nọ, tầng kia vừa qua đều là của các nhà đầu cơ mạo danh. Công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những thông tin không chính thống trên mạng”.
Cùng tình cảnh trên, Giám đốc Công ty Phú Quý Land Nguyễn Mạnh Hà, cho hay, phải tới ngày 18/1 mới mở bán chính thức chung cư Scitech Tower 304 Hồ Tùng Mậu, nhưng hiện một số sàn nhỏ lẻ đã rao bán và nhận tiền đặt cọc của khách hàng.
Theo ông Hà, nguyên nhân là do giới đầu tư lướt sóng đánh vào tâm lý tìm kiếm mua nhà của người dân dịp trước tết nên đã săn lùng những dự án đang được chú ý trên thị trường, từ đó tranh thủ, thậm chí mạo danh chủ đầu tư, đại lý để chèo kéo khách hàng.
Cũng có một số được “suất ngoại giao” thì nay tranh thủ tìm khách đẩy hàng để thu tiền về trước Tết.
“Dự án HBB Tân Tây Đô của chúng tôi đang bán hiện chỉ còn 30 căn cho đợt cuối với giá từ 12,6 triệu đồng/m2 nhưng vừa qua một số nhà đầu cơ đã tự tung thông tin rao bán hàng chục căn hộ với giá cao hơn nhằm trục lợi từ những khách hàng thiếu thông tin”, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc sàn giao dịch Hải Phát cho hay.
Lo sẽ loạn giá
Theo bà Hoàng Quỳnh Phương, Giám đốc kinh doanh nhà ở - Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội trong vài tháng trở lại đây, dù thanh khoản được cải thiện rõ rệt nhưng góp phần không nhỏ trong đó là một số nhà đầu cơ, đầu tư lướt sóng.
Quan sát của Savills cho thấy tại một số dự án đã có hiện tượng “thổi giá”, khiến người mua nhà thực phải trả tiền chênh có khi lên tới cả trăm triệu đồng. Bà Phương cũng lấy làm quan ngại trước tình trạng này đối với sự ổn định thị trường trước và sau Tết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Phạm Thanh Hưng - Chủ tịch Công ty CenInvest, nói rằng dù khách hàng khi mua không nêu là mua đầu tư hay để ở, nhưng bằng cảm nhận và kinh nghiệm qua các đợt mở bán căn hộ, cá nhân ông nhận thấy đã có hiện tượng nhà đầu cơ “tái xuất” trên thị trường sau một thời gian dài vắng bóng.
Bởi lẽ, nếu như trước đây, phần lớn khách hàng khi mua căn hộ, họ đều quan tâm trước hết về hạ tầng, tiện ích, chất lượng dự án rồi sau đó mới đến giá cả… thì nay, đã có một tỷ lệ không nhỏ chỉ đặt vấn đề giá lên trên hết. Một số khách hàng, sau khi đặt cọc mua căn hộ, chỉ trong thời gian ngắn sau đã tìm cách sang tên chỉ với mục đích thu về một khoản lãi nhất định.
“Đây chính là đối tượng thường thổi giá lên hoặc ghìm giá xuống, tức là những khách hàng không bền vững, chỉ có lợi ích ngắn hạn, bởi nếu thị trường “lạnh” thì tức thì họ bỏ cuộc ngay, tìm mọi cách để trì hoãn, kiện chủ đầu tư để dừng hợp đồng…”, ông Hưng nhận định.
Chuyên gia này cho rằng, đầu cơ là hoạt động không thể thiếu trong thị trường phát triển, nhưng chỉ nên ở một tỷ lệ thích hợp khoảng 30%, còn nếu cao hơn sẽ khiến thị trường biến thể, làm loạn giá trên thị trường.
Đặc biệt, do chủ trương của thành phố vừa qua dừng triển khai các dự án bất động sản, một số nhà đầu tư rút lui, dự án đình trệ nên rất có thể trong thời gian tới sẽ xảy ra khan hiếm nguồn cung. Và một khi nguồn cung giảm sút, chắc chắn nhà đầu cơ sẽ quay lại thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, ông Hưng nhận định.