Dầu khí: Đa ngành, có đa hiệu quả?
Xem ra câu chuyện với PetroVietnam hiện giờ không phải tìm vốn mà là khơi thông đầu tư như thế nào
Từ 2004 đến nay, Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đã cổ phần hóa 11 đơn vị, thu về 14.959 tỷ đồng, trong đó giá trị gia tăng qua phát hành cổ phiếu, tạm gọi là thặng dư vốn là 12.064 tỷ, tương đương 754 triệu USD.
Kế hoạch đến 2010, PetroVietnam sẽ sắp xếp đổi mới vài chục đơn vị và giảm tỷ lệ phần vốn của mình tại 11 đơn vị đã cổ phần hóa. Và như vậy, với hàng chục nghìn tỷ đồng thặng dư vốn, xem ra câu chuyện với Petrovietnam hiện giờ không phải tìm vốn mà là khơi thông đầu tư như thế nào...
Nếu như trong 2 năm 2004 và 2005, do những bất cập trong chính sách và thị trường chứng khoán chưa phát triển, PetroVietnam chỉ cổ phần hóa được 4 đơn vị nhưng có tới 3 đơn vị không bán hết số lượng cổ phần chào bán và thặng dư vốn bị âm 17 tỷ thì năm 2006, PetroVietnam bán hết veo 96.308.800 cổ phần tại 4 công ty: Petrosetco, PTSC, PVTrans, PVI, thu về 5.833 tỷ đồng, thặng dư vốn đạt 4. 870,084 tỷ đồng.
Chỉ trong quý 4/2006, công ty PVI đã bán hết số cổ phần với giá trúng thầu bình quân gấp 16 lần mệnh giá và với PVTrans bán gấp 8 lần mệnh giá, 2 "đại gia" này thu về 3.767,433 tỷ thặng dư vốn!
Thặng dư vốn khổng lồ
Những tháng đầu 2007, thị trường chứng khoán lại chứng kiến cuộc ra quân ồ ạt của các đại gia kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc (PVGas North), kinh doanh khí hoá lỏng miền Nam (PVGas South) và Đạm Phú Mỹ (PVFCCo). Ngoại trừ PVGas South bị "thất bát" do thị trường đang thăng bỗng nhiên tụt đột ngột, nhiều nhà đấu giá chịu mất tiền đặt cọc và ngừng cuộc chơi nên chỉ tạm thu về được 19,3 tỷ đồng thì PVGas North và PVFCCo lại khá được mùa.
Trong đó, PVGas North bán được 70% tổng số cổ phần chào bán với giá trúng thầu bình quân 115,113 nghìn đồng/cổ phần, thu về gần 391 tỷ, thặng dư vốn đạt 355 tỷ. PVFCCo bán hết số cổ phần chào bán với giá trúng thầu bình quân 54,403 nghìn đồng/cổ phần, gấp 5 lần mệnh giá, dự kiến thu về 8.256,7 tỷ, thặng dư vốn dự kiến 6.736,778 tỷ đồng!
Với 12.064 tỷ thặng dư vốn thu được từ việc cổ phần hóa 11 đơn vị trong 3 năm nói trên, có lẽ chỉ là "màn chào hỏi" của PetroVietnam với thị trường chứng khoán mà thôi. Vì sao lại nói vậy?
Thứ nhất, theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp từ nay đến 2010 đối với 11 công ty đã cổ phần hóa, Petrovietnam đang có kế hoạch giảm tỷ lệ phần vốn đang giữ ở mức trung bình là 61,2% xuống 30% - 40% hoặc 51% tuỳ từng đơn vị. Bởi vì sau cổ phần hóa, trong tổng vốn điều lệ 7.535,3 tỷ đồng tại 11 công ty, Petrovietnam vẫn nắm giữ tới 4.611 tỷ, tương đương 61,2%. Và như vậy, tập đoàn này sẽ tiếp tục thu được thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, PetroVietnam sẽ cổ phần hóa khoảng vài chục đơn vị khác. Cụ thể: thời gian còn lại của 2007 là cổ phần hóa 5 đơn vị; 2008 - 2010: cổ phần hóa ít nhất 4 đơn vị; chuyển đổi sở hữu 2 đơn vị liên doanh, chuyển đổi mô hình công ty mẹ - con đối với 7 tổng công ty trực thuộc.
Rất khó nói trước, trong 3 năm tới, PetroVietnam sẽ thu về bao nhiêu thặng dư vốn từ cổ phần hóa vì còn tuỳ thuộc vào thị trường nhưng theo nhiều chuyên gia, PetroVietnam đang có cơ hội có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đầu tư vào đâu cho hiệu quả?
Nếu theo dõi diễn biến thị trường vốn từ đầu năm 2007 đến nay sẽ thấy một điều khá thú vị. Các ngân hàng không hề chạy đua lãi suất huy động vốn như 2006. Điều này cho thấy họ đang dư vốn.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đã biết chớp thời cơ, phát hành cổ phiếu tăng vốn và thu về lượng vốn thặng dư khá lớn nhưng lại có xu hướng ném nguồn vốn này trở lại thị trường chứng khoán. Điều đáng tiếc, hiện chưa có một thống kê nào chỉ rõ rằng bao nhiêu phần trăm vốn thu được từ thị trường chứng khoán đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thực tế trên cho thấy, khả năng cung vốn từ ngân hàng và thị trường chứng khoán đang sẵn sàng thoả mãn cơn khát vốn đầu tư trực tiếp. Vì vậy, vấn đề khơi thông đầu tư (trái ngược với trước kia là khơi thông vốn) đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết và PetroVietnam cũng không phải ngoại lệ.
Dường như ý thức vấn đề này khá sớm nên ngay từ tháng 12/2006 đến nay, PetroVietnam đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với khá nhiều địa phương mà khởi đầu là Tp.HCM, sau đó đến Hoà Bình, Lào Cai trên nhiều lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường, thủy điện, du lịch... Ngoài ra, thoả thuận hợp tác của PetroVietnam cũng mở rộng ra với nhiều tập đoàn lớn như Lilama, EVN và cả ngân hàng. Nhưng đáng chú ý hơn cả là kế hoạch thành lập các thành viên mới và tham gia góp vốn vào các công ty liên kết của Petrovietnam.
Theo chiến lược phát triển đa ngành, từ 2007 đến 2010, PetroVietnam dự định đầu tư 14.323,1 tỷ đồng, trong đó vốn tập đoàn là 13.153,1 tỷ, vốn cán bộ công nhân viên là 1.150 tỷ và vốn các đơn vị thành viên là 20 tỷ. Tiếp theo, Petrovietnam cũng tham gia góp vốn và tham gia điều hành tại các công ty liên kết khác, dự kiến đầu tư vào khu vực này khoảng 6.435,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, một lượng vốn khác mà PetroVietnam dành cho các công ty con do tập đoàn thành lập cũng lên tới 25.221,5 tỷ đồng... Như vậy, số vốn dự kiến mà PetroVietnam và các đơn vị thành viên sẽ đầu tư để thành lập mới, tham gia góp vốn vào các công ty liên kết trong thời gian tới là 45.980 tỷ đồng, tương đương 2. 868, 435 triệu USD! Trong đó, vốn của tập đoàn là 19.588,5 tỷ đồng, cán bộ công nhân viên 1.150 tỷ và vốn các đơn vị thành viên là 25.221,5 tỷ đồng.
Với số vốn khổng lồ được rải "mành mành" ra hàng chục doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh từ dầu khí đến điện lực, du lịch, môi trường, xây dựng và cả ngân hàng, tài chính; từ trong nước đến hợp tác ngoài nước, theo các chuyên gia, PetroVietnam đang đối mặt với khó khăn về quản lý đồng vốn.
Thiết nghĩ, thời kỳ thiếu vốn đầu tư có thể đã được khắc phục thông qua thị trường chứng khoán, nhưng việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào để không dính vào thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và tham nhũng, cũng quan trọng chẳng kém việc đi tìm vốn. Có lẽ, đây không chỉ là cảnh báo cho PetroVietnam mà còn có ý nghĩa cho hàng loạt "đại gia" đang chuẩn bị phát hành lần đầu ra công chúng trong thời gian tới.
Kế hoạch đến 2010, PetroVietnam sẽ sắp xếp đổi mới vài chục đơn vị và giảm tỷ lệ phần vốn của mình tại 11 đơn vị đã cổ phần hóa. Và như vậy, với hàng chục nghìn tỷ đồng thặng dư vốn, xem ra câu chuyện với Petrovietnam hiện giờ không phải tìm vốn mà là khơi thông đầu tư như thế nào...
Nếu như trong 2 năm 2004 và 2005, do những bất cập trong chính sách và thị trường chứng khoán chưa phát triển, PetroVietnam chỉ cổ phần hóa được 4 đơn vị nhưng có tới 3 đơn vị không bán hết số lượng cổ phần chào bán và thặng dư vốn bị âm 17 tỷ thì năm 2006, PetroVietnam bán hết veo 96.308.800 cổ phần tại 4 công ty: Petrosetco, PTSC, PVTrans, PVI, thu về 5.833 tỷ đồng, thặng dư vốn đạt 4. 870,084 tỷ đồng.
Chỉ trong quý 4/2006, công ty PVI đã bán hết số cổ phần với giá trúng thầu bình quân gấp 16 lần mệnh giá và với PVTrans bán gấp 8 lần mệnh giá, 2 "đại gia" này thu về 3.767,433 tỷ thặng dư vốn!
Thặng dư vốn khổng lồ
Những tháng đầu 2007, thị trường chứng khoán lại chứng kiến cuộc ra quân ồ ạt của các đại gia kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc (PVGas North), kinh doanh khí hoá lỏng miền Nam (PVGas South) và Đạm Phú Mỹ (PVFCCo). Ngoại trừ PVGas South bị "thất bát" do thị trường đang thăng bỗng nhiên tụt đột ngột, nhiều nhà đấu giá chịu mất tiền đặt cọc và ngừng cuộc chơi nên chỉ tạm thu về được 19,3 tỷ đồng thì PVGas North và PVFCCo lại khá được mùa.
Trong đó, PVGas North bán được 70% tổng số cổ phần chào bán với giá trúng thầu bình quân 115,113 nghìn đồng/cổ phần, thu về gần 391 tỷ, thặng dư vốn đạt 355 tỷ. PVFCCo bán hết số cổ phần chào bán với giá trúng thầu bình quân 54,403 nghìn đồng/cổ phần, gấp 5 lần mệnh giá, dự kiến thu về 8.256,7 tỷ, thặng dư vốn dự kiến 6.736,778 tỷ đồng!
Với 12.064 tỷ thặng dư vốn thu được từ việc cổ phần hóa 11 đơn vị trong 3 năm nói trên, có lẽ chỉ là "màn chào hỏi" của PetroVietnam với thị trường chứng khoán mà thôi. Vì sao lại nói vậy?
Thứ nhất, theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp từ nay đến 2010 đối với 11 công ty đã cổ phần hóa, Petrovietnam đang có kế hoạch giảm tỷ lệ phần vốn đang giữ ở mức trung bình là 61,2% xuống 30% - 40% hoặc 51% tuỳ từng đơn vị. Bởi vì sau cổ phần hóa, trong tổng vốn điều lệ 7.535,3 tỷ đồng tại 11 công ty, Petrovietnam vẫn nắm giữ tới 4.611 tỷ, tương đương 61,2%. Và như vậy, tập đoàn này sẽ tiếp tục thu được thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, PetroVietnam sẽ cổ phần hóa khoảng vài chục đơn vị khác. Cụ thể: thời gian còn lại của 2007 là cổ phần hóa 5 đơn vị; 2008 - 2010: cổ phần hóa ít nhất 4 đơn vị; chuyển đổi sở hữu 2 đơn vị liên doanh, chuyển đổi mô hình công ty mẹ - con đối với 7 tổng công ty trực thuộc.
Rất khó nói trước, trong 3 năm tới, PetroVietnam sẽ thu về bao nhiêu thặng dư vốn từ cổ phần hóa vì còn tuỳ thuộc vào thị trường nhưng theo nhiều chuyên gia, PetroVietnam đang có cơ hội có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đầu tư vào đâu cho hiệu quả?
Nếu theo dõi diễn biến thị trường vốn từ đầu năm 2007 đến nay sẽ thấy một điều khá thú vị. Các ngân hàng không hề chạy đua lãi suất huy động vốn như 2006. Điều này cho thấy họ đang dư vốn.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đã biết chớp thời cơ, phát hành cổ phiếu tăng vốn và thu về lượng vốn thặng dư khá lớn nhưng lại có xu hướng ném nguồn vốn này trở lại thị trường chứng khoán. Điều đáng tiếc, hiện chưa có một thống kê nào chỉ rõ rằng bao nhiêu phần trăm vốn thu được từ thị trường chứng khoán đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thực tế trên cho thấy, khả năng cung vốn từ ngân hàng và thị trường chứng khoán đang sẵn sàng thoả mãn cơn khát vốn đầu tư trực tiếp. Vì vậy, vấn đề khơi thông đầu tư (trái ngược với trước kia là khơi thông vốn) đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết và PetroVietnam cũng không phải ngoại lệ.
Dường như ý thức vấn đề này khá sớm nên ngay từ tháng 12/2006 đến nay, PetroVietnam đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với khá nhiều địa phương mà khởi đầu là Tp.HCM, sau đó đến Hoà Bình, Lào Cai trên nhiều lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường, thủy điện, du lịch... Ngoài ra, thoả thuận hợp tác của PetroVietnam cũng mở rộng ra với nhiều tập đoàn lớn như Lilama, EVN và cả ngân hàng. Nhưng đáng chú ý hơn cả là kế hoạch thành lập các thành viên mới và tham gia góp vốn vào các công ty liên kết của Petrovietnam.
Theo chiến lược phát triển đa ngành, từ 2007 đến 2010, PetroVietnam dự định đầu tư 14.323,1 tỷ đồng, trong đó vốn tập đoàn là 13.153,1 tỷ, vốn cán bộ công nhân viên là 1.150 tỷ và vốn các đơn vị thành viên là 20 tỷ. Tiếp theo, Petrovietnam cũng tham gia góp vốn và tham gia điều hành tại các công ty liên kết khác, dự kiến đầu tư vào khu vực này khoảng 6.435,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, một lượng vốn khác mà PetroVietnam dành cho các công ty con do tập đoàn thành lập cũng lên tới 25.221,5 tỷ đồng... Như vậy, số vốn dự kiến mà PetroVietnam và các đơn vị thành viên sẽ đầu tư để thành lập mới, tham gia góp vốn vào các công ty liên kết trong thời gian tới là 45.980 tỷ đồng, tương đương 2. 868, 435 triệu USD! Trong đó, vốn của tập đoàn là 19.588,5 tỷ đồng, cán bộ công nhân viên 1.150 tỷ và vốn các đơn vị thành viên là 25.221,5 tỷ đồng.
Với số vốn khổng lồ được rải "mành mành" ra hàng chục doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh từ dầu khí đến điện lực, du lịch, môi trường, xây dựng và cả ngân hàng, tài chính; từ trong nước đến hợp tác ngoài nước, theo các chuyên gia, PetroVietnam đang đối mặt với khó khăn về quản lý đồng vốn.
Thiết nghĩ, thời kỳ thiếu vốn đầu tư có thể đã được khắc phục thông qua thị trường chứng khoán, nhưng việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào để không dính vào thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và tham nhũng, cũng quan trọng chẳng kém việc đi tìm vốn. Có lẽ, đây không chỉ là cảnh báo cho PetroVietnam mà còn có ý nghĩa cho hàng loạt "đại gia" đang chuẩn bị phát hành lần đầu ra công chúng trong thời gian tới.