Dầu thô tăng giá liên tiếp ba phiên
Tuần trước, giá dầu thô thế giới đã giảm 3,6%, do dự báo lượng tiêu thụ yếu kém trong năm 2013
Giá dầu thô thế giới tăng liên tục ba phiên giao dịch vừa qua, bất kể nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, dù tăng liên tiếp, giá dầu thô hiện vẫn chưa qua mốc 90 USD/thùng.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5 trên sàn hàng hóa New York đã tăng 75 cent, tương ứng với mức 0,9%, lên 88,76 USD/thùng. Vào đầu phiên, giá dầu thô kỳ hạn loại này còn tăng lên trên 89 USD mỗi thùng, song cũng có lúc giảm xuống mức thấp là 87,55 USD.
Tuần trước, giá dầu thô thế giới đã tăng được 1,8% trong hai phiên cuối cùng nhưng tựu chung vẫn giảm 3,6% trong 5 ngày giao dịch, đánh dấu tuần giảm giá thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tại sàn hàng hóa New York tăng được 92 cent và đóng cửa ở mức 89,19 USD.
Theo giới phân tích, việc giá dầu xuống thấp hồi cuối tuần trước đã tạo ra động lực mua vào của một số nhà đầu tư, do đó sự hồi phục này có khả năng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Hiện thị trường đang chịu áp lực lớn từ các báo cáo dự đoán về lượng tiêu thụ toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2013.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela nói rằng, trước tình hình giá dầu đang xuống thấp như hiện nay, khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ họp khẩn cấp và cắt giảm hạn ngạch. Tuy nhiên, các quan chức khác thuộc tổ chức này lại nói rằng không hề có cuộc gặp nào như vậy.
Phát biểu hôm qua, Ali Obaid al-Yabhouni, quan chức thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất cho biết, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn giữ vững ở mức 30 triệu thùng mỗi ngày. Ông cũng cho hay, tổ chức này không họp khẩn vì cuộc họp tới sẽ diễn ra vào hôm 31/5.
Theo giới phân tích, nếu như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ tiến hành họp khẩn thì khả năng cắt giảm hạn ngạch có thể xảy ra, đây sẽ là động lực lớn kéo giá dầu thô thế giới đi lên. Nếu điều này không xảy ra, thì thị trường dầu sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá sâu hơn nữa do thiếu đi yếu tố hỗ trợ.
Cũng trong ngày 22/4, trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc đã tăng được 74 cent, tương ứng 0,7%, lên 100,39 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu thô giao sau loại này đã nhiều phiên giao dịch dưới ngưỡng 100 USD, điều chưa từng xảy ra kể từ hồi tháng 7/2011 cho tới nay.
Ngược chiều với tình hình khả quan của dầu thô, trên sàn hàng hóa New York hôm 22/4, giá khí tự nhiên giao tháng 5 giảm mạnh 14 cent, tương ứng 3,2%, xuống còn 4,27 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng hạn giảm 0,1% xuống 2,77 USD/gallon, giá dầu sưởi tăng 0,8% xuống còn 2,81 USD/gallon.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5 trên sàn hàng hóa New York đã tăng 75 cent, tương ứng với mức 0,9%, lên 88,76 USD/thùng. Vào đầu phiên, giá dầu thô kỳ hạn loại này còn tăng lên trên 89 USD mỗi thùng, song cũng có lúc giảm xuống mức thấp là 87,55 USD.
Tuần trước, giá dầu thô thế giới đã tăng được 1,8% trong hai phiên cuối cùng nhưng tựu chung vẫn giảm 3,6% trong 5 ngày giao dịch, đánh dấu tuần giảm giá thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tại sàn hàng hóa New York tăng được 92 cent và đóng cửa ở mức 89,19 USD.
Theo giới phân tích, việc giá dầu xuống thấp hồi cuối tuần trước đã tạo ra động lực mua vào của một số nhà đầu tư, do đó sự hồi phục này có khả năng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Hiện thị trường đang chịu áp lực lớn từ các báo cáo dự đoán về lượng tiêu thụ toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2013.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela nói rằng, trước tình hình giá dầu đang xuống thấp như hiện nay, khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ họp khẩn cấp và cắt giảm hạn ngạch. Tuy nhiên, các quan chức khác thuộc tổ chức này lại nói rằng không hề có cuộc gặp nào như vậy.
Phát biểu hôm qua, Ali Obaid al-Yabhouni, quan chức thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất cho biết, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn giữ vững ở mức 30 triệu thùng mỗi ngày. Ông cũng cho hay, tổ chức này không họp khẩn vì cuộc họp tới sẽ diễn ra vào hôm 31/5.
Theo giới phân tích, nếu như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ tiến hành họp khẩn thì khả năng cắt giảm hạn ngạch có thể xảy ra, đây sẽ là động lực lớn kéo giá dầu thô thế giới đi lên. Nếu điều này không xảy ra, thì thị trường dầu sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá sâu hơn nữa do thiếu đi yếu tố hỗ trợ.
Cũng trong ngày 22/4, trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc đã tăng được 74 cent, tương ứng 0,7%, lên 100,39 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu thô giao sau loại này đã nhiều phiên giao dịch dưới ngưỡng 100 USD, điều chưa từng xảy ra kể từ hồi tháng 7/2011 cho tới nay.
Ngược chiều với tình hình khả quan của dầu thô, trên sàn hàng hóa New York hôm 22/4, giá khí tự nhiên giao tháng 5 giảm mạnh 14 cent, tương ứng 3,2%, xuống còn 4,27 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng hạn giảm 0,1% xuống 2,77 USD/gallon, giá dầu sưởi tăng 0,8% xuống còn 2,81 USD/gallon.