Đầu tư bất động sản: Minh bạch thời lạm phát
Nguồn cung tăng, lạm phát tăng, cạnh tranh gay gắt, nhiều chủ đầu tư bất động sản phải “hết mình” tìm cách hấp dẫn khách hàng
Nguồn cung tăng, lạm phát tăng, cạnh tranh gay gắt, nhiều chủ đầu tư bất động sản phải “hết mình” tìm cách hấp dẫn khách hàng.
Tìm địa ốc “trú ẩn”?
Đây không phải là lần đầu tiên các chủ đầu tư bất động sản rơi vào tình trạng “hụt hơi” trước những biến động vĩ mô, bởi họ cũng đã từng nếm trải kịch bản tương tự hồi cuối năm 2008. Tuy nhiên, với giới đầu tư địa ốc, khi mà thị trường tiền tệ, tài chính biến động khó lường thì cũng là lúc hy vọng của họ được nhen nhóm.
Sau khi tỷ giá được điều chỉnh tăng mạnh hồi đầu năm, giá điện, xăng dầu cũng lần lượt dắt tay nhau đi lên, tình hình lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2011 khiến không ít người cho rằng thị trường bất động sản sẽ rợi vào “trầm lắng”, tồn hàng hoặc giữ giá.
Tuy nhiên, theo suy luận của nhiều nhà đầu tư, bất động sản vẫn là kênh đầu tư có hệ số bảo toàn vốn cao, nhất là khi mà thị trường vàng, chứng khoán và ngoại tệ đang có xu hướng trầm lắng sau hàng loạt các chính sách, giải pháp nhằm bình ổn thị trường này.
Mặt khác, nguồn tiền trong dân là không hề ít, dưới dạng tích trữ bằng vàng hay ngoại tệ. Và theo tâm lý chung, khi các kênh đầu tư khác không hiệu quả, nhiều rủi ro do biến động, thì đối với nhiều người, quyết định giữ vốn bằng cách chuyển vào bất động sản vẫn là một ưu tiên, nên ở góc độ nào đấy, chính sách thắt chặt tín dụng không tác động nhiều đến những đối tượng này.
Một chuyên viên sàn giao dịch bất động sản Việt Á cho biết, hiện những phân khúc có giá cả hợp lý và các dự án đã triển khai hiện vẫn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Chẳng hạn như đất nền và những chung cư có vị trí thuận lợi, giá dưới 30 triệu đồng/m2 vẫn là phân khúc được quan tâm nhất vào thời điểm này.
Xu thế minh bạch hóa
Nguồn cung trên thị trường bất động sản hiện khá dồi dào bởi số lượng các dự án mới khá lớn. Tuy nhiên xét trên hiệu quả đầu tư thì không phải dự án nào cũng được như lời quảng cáo. Như lời Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại một hội thảo diễn ra hồi đầu năm nay, một trong những hạn chế lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam là tính minh bạch hạn chế trong tất cả các khâu, từ đầu tư, tạo lập bất động sản đến giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê. Dẫn đến việc những người có nhu cầu nhà ở thật sự vẫn khó tiếp cận được với nhà cung cấp hoặc nếu có phải qua trung gian với mức chênh lệch cao.
Điều đó lý giải vì sao trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chạy đua trong việc minh bạch hóa các khâu trong quá trình giao dịch, để tạo tâm lý tin cậy cho người mua nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư lớn
“Để tránh tình trạng khách hàng phải qua nhiều cầu trung gian mới mua được sản phẩm, bản thân chúng tôi cũng phải có những biện pháp hữu hiệu giúp nhà đầu tư trực tiếp đến với chủ đầu tư, như minh bạch hóa quá trình mua bán bằng xác nhận qua sàn giao dịch bất động sản, công bố các thông tin liên lạc, số hotline và giá gốc căn hộ một cách công khai, rõ ràng trên website của công ty cũng như trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Hiệu quả bước đầu có thể thấy là việc giao dịch tại sàn của chúng tôi vẫn diễn ra khá ổn định”, ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, nói.
Bên cạnh đó, để tạo lợi thế trong cạnh tranh, lãnh đạo FLC cho biết, doanh nghiệp này cũng đặc biệt chú trọng vào khâu kiểm soát quy trình bán hàng tại sàn giao dịch bất động sản, nhằm giúp nhận biết được những khách hàng có nhu cầu thực sự, và đưa ra tư vấn giúp họ lựa chọn những sản phẩm tối ưu nhất.
Trong khi đó, theo một lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, hiện nay có khá nhiều dự án chậm tiến độ đã khiến khách hàng mất lòng tin. Chính vì vậy, “chiêu” lấy lòng khách hàng không gì bằng là phải tăng tốc độ hoàn thiện dự án để họ an tâm, lại vừa bảo toàn và quay vòng vốn tốt.
Đồng quan điểm này, đại diện FLC nhìn nhận, việc chủ động được nguồn vốn triển khai, tránh tình trạng lỗi hẹn bàn giao dự án, đồng thời tìm mọi cách hỗ trợ tài chính cho người mua, sẽ là một nhân tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay. “Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án FLC Landmark Tower với tốc độ 7-10 ngày/sàn, chúng tôi còn ký kết hợp tác với một số ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn cho khách mua nhà, thế chấp bằng chính căn hộ sẽ được hình thành trong tương lai”.
Tìm địa ốc “trú ẩn”?
Đây không phải là lần đầu tiên các chủ đầu tư bất động sản rơi vào tình trạng “hụt hơi” trước những biến động vĩ mô, bởi họ cũng đã từng nếm trải kịch bản tương tự hồi cuối năm 2008. Tuy nhiên, với giới đầu tư địa ốc, khi mà thị trường tiền tệ, tài chính biến động khó lường thì cũng là lúc hy vọng của họ được nhen nhóm.
Sau khi tỷ giá được điều chỉnh tăng mạnh hồi đầu năm, giá điện, xăng dầu cũng lần lượt dắt tay nhau đi lên, tình hình lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2011 khiến không ít người cho rằng thị trường bất động sản sẽ rợi vào “trầm lắng”, tồn hàng hoặc giữ giá.
Tuy nhiên, theo suy luận của nhiều nhà đầu tư, bất động sản vẫn là kênh đầu tư có hệ số bảo toàn vốn cao, nhất là khi mà thị trường vàng, chứng khoán và ngoại tệ đang có xu hướng trầm lắng sau hàng loạt các chính sách, giải pháp nhằm bình ổn thị trường này.
Mặt khác, nguồn tiền trong dân là không hề ít, dưới dạng tích trữ bằng vàng hay ngoại tệ. Và theo tâm lý chung, khi các kênh đầu tư khác không hiệu quả, nhiều rủi ro do biến động, thì đối với nhiều người, quyết định giữ vốn bằng cách chuyển vào bất động sản vẫn là một ưu tiên, nên ở góc độ nào đấy, chính sách thắt chặt tín dụng không tác động nhiều đến những đối tượng này.
Một chuyên viên sàn giao dịch bất động sản Việt Á cho biết, hiện những phân khúc có giá cả hợp lý và các dự án đã triển khai hiện vẫn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Chẳng hạn như đất nền và những chung cư có vị trí thuận lợi, giá dưới 30 triệu đồng/m2 vẫn là phân khúc được quan tâm nhất vào thời điểm này.
Xu thế minh bạch hóa
Nguồn cung trên thị trường bất động sản hiện khá dồi dào bởi số lượng các dự án mới khá lớn. Tuy nhiên xét trên hiệu quả đầu tư thì không phải dự án nào cũng được như lời quảng cáo. Như lời Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại một hội thảo diễn ra hồi đầu năm nay, một trong những hạn chế lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam là tính minh bạch hạn chế trong tất cả các khâu, từ đầu tư, tạo lập bất động sản đến giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê. Dẫn đến việc những người có nhu cầu nhà ở thật sự vẫn khó tiếp cận được với nhà cung cấp hoặc nếu có phải qua trung gian với mức chênh lệch cao.
Điều đó lý giải vì sao trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chạy đua trong việc minh bạch hóa các khâu trong quá trình giao dịch, để tạo tâm lý tin cậy cho người mua nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư lớn
“Để tránh tình trạng khách hàng phải qua nhiều cầu trung gian mới mua được sản phẩm, bản thân chúng tôi cũng phải có những biện pháp hữu hiệu giúp nhà đầu tư trực tiếp đến với chủ đầu tư, như minh bạch hóa quá trình mua bán bằng xác nhận qua sàn giao dịch bất động sản, công bố các thông tin liên lạc, số hotline và giá gốc căn hộ một cách công khai, rõ ràng trên website của công ty cũng như trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Hiệu quả bước đầu có thể thấy là việc giao dịch tại sàn của chúng tôi vẫn diễn ra khá ổn định”, ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, nói.
Bên cạnh đó, để tạo lợi thế trong cạnh tranh, lãnh đạo FLC cho biết, doanh nghiệp này cũng đặc biệt chú trọng vào khâu kiểm soát quy trình bán hàng tại sàn giao dịch bất động sản, nhằm giúp nhận biết được những khách hàng có nhu cầu thực sự, và đưa ra tư vấn giúp họ lựa chọn những sản phẩm tối ưu nhất.
Trong khi đó, theo một lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, hiện nay có khá nhiều dự án chậm tiến độ đã khiến khách hàng mất lòng tin. Chính vì vậy, “chiêu” lấy lòng khách hàng không gì bằng là phải tăng tốc độ hoàn thiện dự án để họ an tâm, lại vừa bảo toàn và quay vòng vốn tốt.
Đồng quan điểm này, đại diện FLC nhìn nhận, việc chủ động được nguồn vốn triển khai, tránh tình trạng lỗi hẹn bàn giao dự án, đồng thời tìm mọi cách hỗ trợ tài chính cho người mua, sẽ là một nhân tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay. “Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án FLC Landmark Tower với tốc độ 7-10 ngày/sàn, chúng tôi còn ký kết hợp tác với một số ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn cho khách mua nhà, thế chấp bằng chính căn hộ sẽ được hình thành trong tương lai”.