“Đầu tư tuỳ thuộc khả năng tiếp thị”
Nội dung cuộc trao đổi với ông Shahid Malik, Quốc vụ khanh Bộ Phát triển quốc tế Anh
Kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam, ngày 29/8, ông Shahid Malik, Quốc vụ khanh Bộ Phát triển quốc tế Anh, đã có cuộc gặp gỡ báo chí và công bố gói hỗ trợ tài chính 4 triệu Bảng Anh cho 18 tháng đầu tiên thực hiện “Sáng kiến một Liên hiệp quốc” tại Việt Nam.
Theo Kế hoạch hỗ trợ quốc gia mới, trong vòng 5 năm tới, Anh sẽ hỗ trợ ít nhất 500 triệu USD cho Việt Nam.
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Shahid Malik.
Việt Nam đang ở vị trí nào trong danh sách nhận viện trợ của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), thưa ông?
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước nhận viện trợ lớn nhất của DFID. Không phải nước nào chúng tôi cũng xây dựng thoả thuận đối tác phát triển 10 năm. Chúng tôi chỉ ký với những nước quan trọng, đạt được những tiêu chuẩn.
Theo đánh giá của chúng tôi, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự lãnh đạo của Chính phủ rất tốt, có công tác quản trị Nhà nước tốt. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng có thể ký thoả thuận hợp tác phát triển với Việt Nam.
Vì sao DFID quyết định chuyển từ mô hình tài trợ dự án song phương quy mô nhỏ và các dự án đồng tài trợ sang hỗ trợ các chương trình của Chính phủ thông qua hệ thống của Chính phủ (hỗ trợ ngân sách)?
Bản thân sự phát triển và những tiến bộ của Việt Nam cũng đã cho chúng tôi thấy cần phải chuyển sang phương thức này. Chỉ trong một thế hệ, Việt Nam đã thực hiện xoá đói giảm nghèo từ 70% xuống dưới 20%.
Để đạt được thành tích này, theo chúng tôi, Việt Nam đã có một Chính phủ với các nhà lãnh đạo tốt và quản trị cũng tốt, với một chính sách phù hợp. Những chính sách đó đã tác động tích cực đến công tác xoá đói giảm nghèo trong toàn quốc.
Vì thế chúng tôi chuyển hầu hết viện trợ của Anh sang hỗ trợ theo ngân sách. Tất nhiên chúng tôi vẫn giữ lại một số dự án nhỏ được thực hiện ở một số nơi.
Trong danh mục hỗ trợ quốc gia mới, được biết DFID sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản trị nhà nước, ông có thể cho biết trọng điểm của sự hỗ trợ này như thế nào?
Đúng là yếu tố quản trị rất quan trọng vì nó liên quan tới tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm đối với bất cứ chính phủ nào. Trong các cuộc trao đổi với các quan chức Chính phủ Việt Nam, họ đều nhìn nhận việc hiện nay yếu tố phát triển của các tổ chức xã hội, tự do ngôn luận là yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng.
Làm được chuyện này, chúng ta có thể có được những chương trình phòng chống tham nhũng tốt. Chính vì vậy trong lĩnh vực này chúng tôi đầu tư rất nhiều và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong công tác quản lý tài chính công.
Cụ thể hơn chúng tôi đầu tư vào hỗ trợ nâng cao năng lực cho hệ thống kiểm toán và một số công tác quản lý tài chính khác tại Việt Nam. Xây dựng cơ chế để có thể quản lý tài chính công tốt hơn, giảm thiểu những tham nhũng có thể nảy sinh. Quản lý tài chính như thế nào cho hiệu quả, theo tôi là yếu tố rất quan trọng.
Một số yếu tố nữa chúng tôi cũng đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Đó là vấn đề tham nhũng cũng là vấn đề của các quốc gia, nó chỉ ở quy mô lớn hay nhỏ. Tất cả các quốc gia phát triển hay đang phát triển tham nhũng đều nảy sinh.
May mắn là từ lâu Chính phủ Anh đã quyết tâm trong việc xây dựng các chương trình phòng chống tham nhũng và trong quá trình trao đổi chúng tôi cũng thấy Chính phủ Việt Nam cũng hết sức quyết tâm trong công tác phòng chống tham nhũng và xây dựng chính sách cũng như quyết tâm cao của lãnh đạo nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.
Với quyết tâm đó, chúng ta có thể tin tưởng rằng sẽ mang lại được những tiến bộ tốt trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ Anh cũng đang hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong công tác quản lý, nâng cao năng lực cho Quốc hội Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng Quốc hội sẽ đóng một vai trò quan trọng trong công tác giám sát hoạt động của Chính phủ, qua đó góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng và phát triển đất nước tốt hơn.
Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong thời gian tới ông đánh giá như thế nào về làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Anh vào Việt Nam?
Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng không phải nước nào trên thế giới cũng đạt được trong thời gian qua. Chính vì vậy làn sóng đầu tư từ các nước đã đổ vào Việt Nam rất nhiều. Tôi tin chắc rằng tất cả các nước phát triển đều muốn được đầu tư vào Việt Nam.
Làn sóng đầu tư của nước nào vào Việt Nam nhiều hơn sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thị của Việt Nam. Có vẻ đối với chúng tôi, đây vẫn là điều bí mật. Nhưng tôi tin tưởng trong tương lai, làn sóng đầu tư của Anh vào Việt Nam sẽ tăng nhiều hơn nữa.
Theo Kế hoạch hỗ trợ quốc gia mới, trong vòng 5 năm tới, Anh sẽ hỗ trợ ít nhất 500 triệu USD cho Việt Nam.
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Shahid Malik.
Việt Nam đang ở vị trí nào trong danh sách nhận viện trợ của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), thưa ông?
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước nhận viện trợ lớn nhất của DFID. Không phải nước nào chúng tôi cũng xây dựng thoả thuận đối tác phát triển 10 năm. Chúng tôi chỉ ký với những nước quan trọng, đạt được những tiêu chuẩn.
Theo đánh giá của chúng tôi, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự lãnh đạo của Chính phủ rất tốt, có công tác quản trị Nhà nước tốt. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng có thể ký thoả thuận hợp tác phát triển với Việt Nam.
Vì sao DFID quyết định chuyển từ mô hình tài trợ dự án song phương quy mô nhỏ và các dự án đồng tài trợ sang hỗ trợ các chương trình của Chính phủ thông qua hệ thống của Chính phủ (hỗ trợ ngân sách)?
Bản thân sự phát triển và những tiến bộ của Việt Nam cũng đã cho chúng tôi thấy cần phải chuyển sang phương thức này. Chỉ trong một thế hệ, Việt Nam đã thực hiện xoá đói giảm nghèo từ 70% xuống dưới 20%.
Để đạt được thành tích này, theo chúng tôi, Việt Nam đã có một Chính phủ với các nhà lãnh đạo tốt và quản trị cũng tốt, với một chính sách phù hợp. Những chính sách đó đã tác động tích cực đến công tác xoá đói giảm nghèo trong toàn quốc.
Vì thế chúng tôi chuyển hầu hết viện trợ của Anh sang hỗ trợ theo ngân sách. Tất nhiên chúng tôi vẫn giữ lại một số dự án nhỏ được thực hiện ở một số nơi.
Trong danh mục hỗ trợ quốc gia mới, được biết DFID sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản trị nhà nước, ông có thể cho biết trọng điểm của sự hỗ trợ này như thế nào?
Đúng là yếu tố quản trị rất quan trọng vì nó liên quan tới tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm đối với bất cứ chính phủ nào. Trong các cuộc trao đổi với các quan chức Chính phủ Việt Nam, họ đều nhìn nhận việc hiện nay yếu tố phát triển của các tổ chức xã hội, tự do ngôn luận là yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng.
Làm được chuyện này, chúng ta có thể có được những chương trình phòng chống tham nhũng tốt. Chính vì vậy trong lĩnh vực này chúng tôi đầu tư rất nhiều và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong công tác quản lý tài chính công.
Cụ thể hơn chúng tôi đầu tư vào hỗ trợ nâng cao năng lực cho hệ thống kiểm toán và một số công tác quản lý tài chính khác tại Việt Nam. Xây dựng cơ chế để có thể quản lý tài chính công tốt hơn, giảm thiểu những tham nhũng có thể nảy sinh. Quản lý tài chính như thế nào cho hiệu quả, theo tôi là yếu tố rất quan trọng.
Một số yếu tố nữa chúng tôi cũng đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Đó là vấn đề tham nhũng cũng là vấn đề của các quốc gia, nó chỉ ở quy mô lớn hay nhỏ. Tất cả các quốc gia phát triển hay đang phát triển tham nhũng đều nảy sinh.
May mắn là từ lâu Chính phủ Anh đã quyết tâm trong việc xây dựng các chương trình phòng chống tham nhũng và trong quá trình trao đổi chúng tôi cũng thấy Chính phủ Việt Nam cũng hết sức quyết tâm trong công tác phòng chống tham nhũng và xây dựng chính sách cũng như quyết tâm cao của lãnh đạo nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.
Với quyết tâm đó, chúng ta có thể tin tưởng rằng sẽ mang lại được những tiến bộ tốt trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ Anh cũng đang hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong công tác quản lý, nâng cao năng lực cho Quốc hội Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng Quốc hội sẽ đóng một vai trò quan trọng trong công tác giám sát hoạt động của Chính phủ, qua đó góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng và phát triển đất nước tốt hơn.
Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong thời gian tới ông đánh giá như thế nào về làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Anh vào Việt Nam?
Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng không phải nước nào trên thế giới cũng đạt được trong thời gian qua. Chính vì vậy làn sóng đầu tư từ các nước đã đổ vào Việt Nam rất nhiều. Tôi tin chắc rằng tất cả các nước phát triển đều muốn được đầu tư vào Việt Nam.
Làn sóng đầu tư của nước nào vào Việt Nam nhiều hơn sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thị của Việt Nam. Có vẻ đối với chúng tôi, đây vẫn là điều bí mật. Nhưng tôi tin tưởng trong tương lai, làn sóng đầu tư của Anh vào Việt Nam sẽ tăng nhiều hơn nữa.