Đề nghị không đặt chỉ tiêu về xuất khẩu lao động
Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, không nên quá coi trọng chỉ tiêu số lượng trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho rằng, áp lực về chỉ tiêu số lượng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ vơ bèo vạt tép” trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Khi số lượng là số 1
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện cả nước có 167 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu lao động. Trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, có đến 80% lao động thông qua các doanh nghiệp dịch vụ trong nước.
Những năm gần đây, chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ thông qua cho hoạt động xuất khẩu lao động trên dưới 80 nghìn người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu về số lượng nhiều khi sẽ là áp lực khiến lĩnh vực này không đạt hiệu quả như mong đợi.
Dẫn chứng theo các chuyên gia trong lĩnh vực này là, đưa ra một con số, một định mức nhất định sẽ khiến doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải chạy theo định mức, chỉ quan tâm đến phần lượng mà không chú ý đến phần chất, không quan tâm đến vấn đề tuyển chọn và đào tạo tay nghề bài bản cho lao động, chỉ cần có lao động đưa đi cho đủ số lượng là tốt rồi, chắc chắn hiệu quả lâu dài là không có.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không, nhiều khi để đạt được chỉ tiêu để lấy thành tích, nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động không cần theo một tiêu chí nào, “vơ bèo vạt tép” miễn sao cho đủ số lượng.
Đồng quan điểm với ông Vui, ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty dịch vụ thương mại Vĩnh Cát cho rằng, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, trong tổng số 167 doanh nghiệp chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp trong số đó hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả mà theo đánh giá của Bộ lại chủ yếu dựa vào số lượng lao động mà doanh nghiệp đó đưa đi hàng năm.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đặt ra chỉ tiêu cũng là một trong những áp lực khiến cho chúng ta khó tạo dựng thương hiệu lao động Việt Nam.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến số lượng thì chỉ có thể tập trung được vào những thị trường “dễ tính”, nhu cầu tiếp nhận cao mà không đòi hỏi về trình độ tay nghề. Khi lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không có tay nghề, chắc chắn sẽ khó tạo dựng thương hiệu và không thể có thu nhập cao.
Không đặt ra chỉ tiêu?
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề chỉ tiêu xuất khẩu lao động hàng năm, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, không nhất thiết phải đưa nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta cần quan tâm đến môi trường làm việc tại các thị trường tiếp nhận và chất lượng của lao động Việt Nam hơn là những con số.
Trong nước, cần kiểm soát chặt chẽ các chi nhánh của các doanh nghiệp cũng như các trung tâm làm nhiệm vụ tuyển dụng trung gian để ăn hoa hồng, từ đó sẽ kiểm soát được chất lượng lao động.
Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội thứ tám đã xây dựng định hướng sẽ tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động này, đặc biệt là rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản lý hoạt động của chi nhánh.
Chính phủ cũng đã đưa ra một số đề xuất với Quốc hội, trong đó nhấn mạnh việc không đưa số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài vào hệ thống chỉ tiêu của Quốc hội. Lý do mà Chính phủ đưa ra là, thị trường lao động quốc tế thường xuyên thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế thế giới, khó dự báo trước. Mặt khác, trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra đề xuất cho phép thí điểm thành lập một số trung tâm đào tạo nguồn lao động ở một số địa phương để cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế tình trạng doanh nghiệp không trực tiếp tuyển chọn lao động.
Khi số lượng là số 1
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện cả nước có 167 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu lao động. Trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, có đến 80% lao động thông qua các doanh nghiệp dịch vụ trong nước.
Những năm gần đây, chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ thông qua cho hoạt động xuất khẩu lao động trên dưới 80 nghìn người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu về số lượng nhiều khi sẽ là áp lực khiến lĩnh vực này không đạt hiệu quả như mong đợi.
Dẫn chứng theo các chuyên gia trong lĩnh vực này là, đưa ra một con số, một định mức nhất định sẽ khiến doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải chạy theo định mức, chỉ quan tâm đến phần lượng mà không chú ý đến phần chất, không quan tâm đến vấn đề tuyển chọn và đào tạo tay nghề bài bản cho lao động, chỉ cần có lao động đưa đi cho đủ số lượng là tốt rồi, chắc chắn hiệu quả lâu dài là không có.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không, nhiều khi để đạt được chỉ tiêu để lấy thành tích, nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động không cần theo một tiêu chí nào, “vơ bèo vạt tép” miễn sao cho đủ số lượng.
Đồng quan điểm với ông Vui, ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty dịch vụ thương mại Vĩnh Cát cho rằng, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, trong tổng số 167 doanh nghiệp chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp trong số đó hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả mà theo đánh giá của Bộ lại chủ yếu dựa vào số lượng lao động mà doanh nghiệp đó đưa đi hàng năm.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đặt ra chỉ tiêu cũng là một trong những áp lực khiến cho chúng ta khó tạo dựng thương hiệu lao động Việt Nam.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến số lượng thì chỉ có thể tập trung được vào những thị trường “dễ tính”, nhu cầu tiếp nhận cao mà không đòi hỏi về trình độ tay nghề. Khi lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không có tay nghề, chắc chắn sẽ khó tạo dựng thương hiệu và không thể có thu nhập cao.
Không đặt ra chỉ tiêu?
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề chỉ tiêu xuất khẩu lao động hàng năm, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, không nhất thiết phải đưa nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta cần quan tâm đến môi trường làm việc tại các thị trường tiếp nhận và chất lượng của lao động Việt Nam hơn là những con số.
Trong nước, cần kiểm soát chặt chẽ các chi nhánh của các doanh nghiệp cũng như các trung tâm làm nhiệm vụ tuyển dụng trung gian để ăn hoa hồng, từ đó sẽ kiểm soát được chất lượng lao động.
Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội thứ tám đã xây dựng định hướng sẽ tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động này, đặc biệt là rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản lý hoạt động của chi nhánh.
Chính phủ cũng đã đưa ra một số đề xuất với Quốc hội, trong đó nhấn mạnh việc không đưa số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài vào hệ thống chỉ tiêu của Quốc hội. Lý do mà Chính phủ đưa ra là, thị trường lao động quốc tế thường xuyên thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế thế giới, khó dự báo trước. Mặt khác, trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra đề xuất cho phép thí điểm thành lập một số trung tâm đào tạo nguồn lao động ở một số địa phương để cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế tình trạng doanh nghiệp không trực tiếp tuyển chọn lao động.