Đề nghị sớm áp thuế thu nhập cá nhân mới
Nhiều vị đại biểu Quốc hội muốn Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực ngay từ ngày 1/1/2013
Được bố trí thảo luận cùng buổi chiều 5/11 với dự án Luật Hòa giải cơ sở, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân không nhận được nhiều góp ý ở một số tổ thảo luận.
Một phần, cũng là do nội dung sửa đổi không nhiều, cơ quan thẩm tra cũng đã đạt được sự đồng thuận về mức giảm trừ gia cảnh được nâng từ 4 triệu lên 9 triệu đồng với người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.
Riêng thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, Chính phủ đề xuất từ 1/7/2013, còn một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị hai thời điểm từ 1/1/2014 và có ý kiến đề nghị ngay từ 1/1/2013 để luật sớm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Với mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, đa số ý kiến tán thành, bởi mức này ở thành thị, nơi có đa số người nộp thuế cũng phải tùng tiệm mới đủ chi tiêu.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu như Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) cho rằng nên tính dựa trên mức lương tối thiểu của nhà nước để tránh phải sửa luật quá nhiều lần.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) chỉ ra sự bất cập của quy định cứng về số tiền 9 triệu đồng. Vì bảng lương chỉ cần ghi 8,95 triệu đồng thôi, thế là thoát đóng thu nhập cá nhân và người lao động nhận lương 8,95 triệu còn vui hơn nhận 9 triệu đồng.
Nên dựa vào lương cơ bản nhân với một hệ số nào đó sẽ ra mức thu nhập đã phải chịu thuế hay chưa, ông Quang đề nghị.
Liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, một số ý kiến cho rằng mức 3,6 triệu đồng vẫn thấp, cần nâng lên 4,5 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (Tp.HCM) còn đề nghị có thể xem xét miễn thuế cho những người bị bệnh nan y (thiếu máu, ung thư, chạy thận…)
Về thời điểm áp dụng, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chọn thời điểm giữa năm sau, bởi theo ông nếu áp dụng ngay đầu năm tới thì ngân sách sẽ hụt đi mất mấy trăm tỷ đồng. Còn nếu lùi đến tận 2014 là quá muộn không giải quyết được tình huống cấp bách hiện nay.
Song, không ít ý kiến lại đề nghị áp dụng luật mới ngay từ ngày đầu tiên của năm sau để kích thích tiêu dùng. Theo đại biểu Trần Thanh Hải (Tp.HCM), việc áp dụng ngay sẽ khoan sức dân, đồng thời cũng nhằm tới mục tiêu kích cầu tiêu dùng của người dân.
Trước một số quan ngại ngân sách vốn đang eo hẹp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi áp dụng luật, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) phân tích mục tiêu thuế thu nhập cá nhân không phải là tận thu cho Nhà nước mà là sắc thuế cố gắng tạo công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo ngân sách.
"Chính phủ đã cân đong đo đếm rồi, nên ủng hộ Chính phủ. Trong điều kiện hiện nay, giảm được điều kiện đóng góp của nhân dân bao nhiêu thì hoan nghênh", ông Thông đồng tình với quan điểm của một số vị đại biểu khác.
Dự kiến sẽ thông qua ngay tại kỳ họp này, dự án luật sẽ được tiếp tục mổ xẻ tại hội trường ngày 15/11.
Một phần, cũng là do nội dung sửa đổi không nhiều, cơ quan thẩm tra cũng đã đạt được sự đồng thuận về mức giảm trừ gia cảnh được nâng từ 4 triệu lên 9 triệu đồng với người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.
Riêng thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, Chính phủ đề xuất từ 1/7/2013, còn một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị hai thời điểm từ 1/1/2014 và có ý kiến đề nghị ngay từ 1/1/2013 để luật sớm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Với mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, đa số ý kiến tán thành, bởi mức này ở thành thị, nơi có đa số người nộp thuế cũng phải tùng tiệm mới đủ chi tiêu.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu như Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) cho rằng nên tính dựa trên mức lương tối thiểu của nhà nước để tránh phải sửa luật quá nhiều lần.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) chỉ ra sự bất cập của quy định cứng về số tiền 9 triệu đồng. Vì bảng lương chỉ cần ghi 8,95 triệu đồng thôi, thế là thoát đóng thu nhập cá nhân và người lao động nhận lương 8,95 triệu còn vui hơn nhận 9 triệu đồng.
Nên dựa vào lương cơ bản nhân với một hệ số nào đó sẽ ra mức thu nhập đã phải chịu thuế hay chưa, ông Quang đề nghị.
Liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, một số ý kiến cho rằng mức 3,6 triệu đồng vẫn thấp, cần nâng lên 4,5 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (Tp.HCM) còn đề nghị có thể xem xét miễn thuế cho những người bị bệnh nan y (thiếu máu, ung thư, chạy thận…)
Về thời điểm áp dụng, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chọn thời điểm giữa năm sau, bởi theo ông nếu áp dụng ngay đầu năm tới thì ngân sách sẽ hụt đi mất mấy trăm tỷ đồng. Còn nếu lùi đến tận 2014 là quá muộn không giải quyết được tình huống cấp bách hiện nay.
Song, không ít ý kiến lại đề nghị áp dụng luật mới ngay từ ngày đầu tiên của năm sau để kích thích tiêu dùng. Theo đại biểu Trần Thanh Hải (Tp.HCM), việc áp dụng ngay sẽ khoan sức dân, đồng thời cũng nhằm tới mục tiêu kích cầu tiêu dùng của người dân.
Trước một số quan ngại ngân sách vốn đang eo hẹp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi áp dụng luật, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) phân tích mục tiêu thuế thu nhập cá nhân không phải là tận thu cho Nhà nước mà là sắc thuế cố gắng tạo công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo ngân sách.
"Chính phủ đã cân đong đo đếm rồi, nên ủng hộ Chính phủ. Trong điều kiện hiện nay, giảm được điều kiện đóng góp của nhân dân bao nhiêu thì hoan nghênh", ông Thông đồng tình với quan điểm của một số vị đại biểu khác.
Dự kiến sẽ thông qua ngay tại kỳ họp này, dự án luật sẽ được tiếp tục mổ xẻ tại hội trường ngày 15/11.