“Đề xuất của Tân Tạo cho dự án điện chưa hề có tiền lệ”
Bộ Công Thương cho biết, các kiến nghị của tập đoàn Tân Tạo đối với dự án điện lực Kiên Lương sẽ khó được thông qua
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, các kiến nghị của tập đoàn Tân Tạo đối với dự án điện lực Kiên Lương sẽ khó được thông qua.
Trả lời báo giới chiều 30/9 về “số phận” của dự án Trung tâm điện lực Kiên Lương do tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, trước khi nhận được văn bản kiến nghị của UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị “xử lý dứt điểm” đối với dự án nói trên, Bộ Công Thương và đại diện tập đoàn Tân Tạo đã có nhiều cuộc làm việc để thống nhất hình thức đầu tư của dự án.
Đáng chú ý, trong các phương án mà Tân Tạo đề xuất bao gồm BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) và BOT (Xây dựng - vận hành - chuyển giao) nhưng lại kèm theo những điều kiện liên quan đến đảm bảo thu xếp vốn… mà theo Thứ trưởng Quang là “chưa có tiền lệ”.
Vì vậy, theo Thứ trưởng Quang, hình thức đầu tư theo kiến nghị của Tân Tạo nhiều khả năng sẽ khó được thông qua.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, Bộ Công Thương đã đề nghị Tân Tạo đưa ra phương án đầu tư cụ thể cũng như hoàn chỉnh hồ sơ theo phương án đầu tư đó.
“Hiện Bộ vẫn dành cơ hội cho Tân Tạo để đảm bảo quyền lợi và công bằng cho chủ đầu tư do tập đoàn này báo cáo đã chi một số tiền nhất định để chuẩn bị cho dự án này. Trong trường hợp Tân Tạo thực sự không thực hiện được dự án, Bộ mới xem xét phương án lựa chọn nhà đầu tư khác”, Thứ trưởng Quang cho hay.
Trước đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn gửi Bộ Công Thương với đề nghị xem xét xử lý dứt điểm đối với dự án Trung tâm Điện lực Kiên Lương do Công ty Cổ phần Năng lượng Tân Tạo, thuộc tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư.
Lý do khiến tỉnh Kiên Giang muốn “dứt điểm” dự án nói trên là bởi, trong suốt ba năm qua, dự án này đang tạm dừng thi công, chủ đầu tư để đất trống, "khiến người dân địa phương bức xúc, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội cho tỉnh Kiên Giang, cũng như ảnh hưởng đến cả tổng sơ đồ điện 6, tác động đến khả năng đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của toàn miền Nam".
Trong khi đó, theo Tân Tạo, đến thời điểm này, tập đoàn rót khoảng 240 triệu USD vào dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 6,7 tỷ USD này. Đặc biệt, tập đoàn vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi, đầu tư dự án này và sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác phù hợp với việc bảo lãnh vay tín dụng nước ngoài của Chính phủ cho dự án.
Trả lời báo giới chiều 30/9 về “số phận” của dự án Trung tâm điện lực Kiên Lương do tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, trước khi nhận được văn bản kiến nghị của UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị “xử lý dứt điểm” đối với dự án nói trên, Bộ Công Thương và đại diện tập đoàn Tân Tạo đã có nhiều cuộc làm việc để thống nhất hình thức đầu tư của dự án.
Đáng chú ý, trong các phương án mà Tân Tạo đề xuất bao gồm BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) và BOT (Xây dựng - vận hành - chuyển giao) nhưng lại kèm theo những điều kiện liên quan đến đảm bảo thu xếp vốn… mà theo Thứ trưởng Quang là “chưa có tiền lệ”.
Vì vậy, theo Thứ trưởng Quang, hình thức đầu tư theo kiến nghị của Tân Tạo nhiều khả năng sẽ khó được thông qua.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, Bộ Công Thương đã đề nghị Tân Tạo đưa ra phương án đầu tư cụ thể cũng như hoàn chỉnh hồ sơ theo phương án đầu tư đó.
“Hiện Bộ vẫn dành cơ hội cho Tân Tạo để đảm bảo quyền lợi và công bằng cho chủ đầu tư do tập đoàn này báo cáo đã chi một số tiền nhất định để chuẩn bị cho dự án này. Trong trường hợp Tân Tạo thực sự không thực hiện được dự án, Bộ mới xem xét phương án lựa chọn nhà đầu tư khác”, Thứ trưởng Quang cho hay.
Trước đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn gửi Bộ Công Thương với đề nghị xem xét xử lý dứt điểm đối với dự án Trung tâm Điện lực Kiên Lương do Công ty Cổ phần Năng lượng Tân Tạo, thuộc tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư.
Lý do khiến tỉnh Kiên Giang muốn “dứt điểm” dự án nói trên là bởi, trong suốt ba năm qua, dự án này đang tạm dừng thi công, chủ đầu tư để đất trống, "khiến người dân địa phương bức xúc, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội cho tỉnh Kiên Giang, cũng như ảnh hưởng đến cả tổng sơ đồ điện 6, tác động đến khả năng đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của toàn miền Nam".
Trong khi đó, theo Tân Tạo, đến thời điểm này, tập đoàn rót khoảng 240 triệu USD vào dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 6,7 tỷ USD này. Đặc biệt, tập đoàn vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi, đầu tư dự án này và sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác phù hợp với việc bảo lãnh vay tín dụng nước ngoài của Chính phủ cho dự án.