Chống thực phẩm bẩn: “Cần phải cứng rắn”
Vấn nạn thực phẩm bẩn gây hoang mang cho toàn xã hội, cuộc chiến này dù có sự tham gia nhiều bên nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi
Nhiều ý kiến tại hội thảo nông nghiệp an toàn: “Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong chuỗi giá trị nông nghiệp” diễn ra sáng 15/7 tại Hà Nội cho rằng, thực phẩm bẩn đang đe doạ sức khoẻ, cuộc sống hàng ngày, mặc dù khung pháp lý đã rõ ràng và chính sách triển khai cụ thể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Thực phẩm bẩn, nhiều hệ lụy
Ông Phạm Xuân Đương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và những thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tăng trưởng và giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm và vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam.
“Ở Việt Nam, tỷ lệ thực phẩm chưa an toàn còn rất cao. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm do các tác nhân nấm mốc, vi sinh vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc… còn xuất hiện, tồn dư trong thực phẩm sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm”, ông Đương nêu.
Lý do được vị lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đưa ra là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ; quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ thực phẩm; nhận thức và ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt và xử chưa đủ sức răn đe.
Dẫn Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm toàn thực phẩm, ông Đương cho biết, đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực.
Liên quan đến khung pháp lý và chính sách, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, các quy chuẩn, quy định kiểm soát an toàn thực phẩm đã dựa trên cơ sở khoa học, hài hoà với chuẩn mực thông lệ quốc tế.
Ông Hào cũng dẫn Luật An toàn thực phẩm và 4 Luật có liên quan, hàng loạt các thông tư liên tịch, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ và khẳng định, về cơ bản đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và chính sách triển khai, nội dung quản lý và kiểm soát dựa trên nguy cơ, hài hoà với thoả thuận WTO/SPS, hệ thống tập trung.
“Cần phải khiến họ sợ để không dám sử dụng chất cấm”
Tuy nhiên, cũng tại hội thảo, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) nhận xét rằng, hệ thống chính sách quy chuẩn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, còn gây nhiều tranh cãi.
Ông Tự cho biết, khi đề cập đến vấn đề cà phê bẩn hầu hết chưa chỉ ra cụ thể bẩn như thế nào, do đó việc của nhà quản lý phải ban hành tiêu chuẩn cà phê rang xay, từ đó kiểm soát chất lượng.
“Việc quản lý an toàn thực phẩm được giao cho Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhưng lại phân chia nhỏ, quản lý đồng ruộng là Bộ Nông nghiệp, quản lý lưu thông là Bộ Công Thương,… Vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa các bộ ngành”, ông Tự nói.
Tại hội thảo, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cần phải truy ra ai là người gây ra mất an toàn sản phẩm và giải quyết với từng đối tượng trong 3 nhóm chính là sản xuất, lưu thông và một nhóm khác là thúc đẩy kích thích sử dụng chất cấm, chất độc.
Ông Vân đặc biệt nhấn mạnh, quan trọng nhất là vấn đề thể chế, người chăn nuôi cũng làm ăn, kiếm tiền, sợ pháp luật nhưng hình như họ nghĩ pháp luật nằm ngoài ngoài sản xuất và họ không sợ pháp luật.
“Cần phải khiến họ sợ, và nghe thông tin để không dám sử dụng chất cấm, cần cứng rắn để ngăn cấm. Nói loạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không xử lý cứ để người nông dân làm do đó cần truy tố, người nông dân mới sợ. Cần sửa đổi một số điều trong bộ Luật Hình sự, tôi tin chất cấm sẽ giảm mạnh và nhiều người không dám dùng”, ông Vân nhấn mạnh.
Thực phẩm bẩn, nhiều hệ lụy
Ông Phạm Xuân Đương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và những thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tăng trưởng và giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm và vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam.
“Ở Việt Nam, tỷ lệ thực phẩm chưa an toàn còn rất cao. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm do các tác nhân nấm mốc, vi sinh vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc… còn xuất hiện, tồn dư trong thực phẩm sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm”, ông Đương nêu.
Lý do được vị lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đưa ra là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ; quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ thực phẩm; nhận thức và ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt và xử chưa đủ sức răn đe.
Dẫn Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm toàn thực phẩm, ông Đương cho biết, đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực.
Liên quan đến khung pháp lý và chính sách, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, các quy chuẩn, quy định kiểm soát an toàn thực phẩm đã dựa trên cơ sở khoa học, hài hoà với chuẩn mực thông lệ quốc tế.
Ông Hào cũng dẫn Luật An toàn thực phẩm và 4 Luật có liên quan, hàng loạt các thông tư liên tịch, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ và khẳng định, về cơ bản đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và chính sách triển khai, nội dung quản lý và kiểm soát dựa trên nguy cơ, hài hoà với thoả thuận WTO/SPS, hệ thống tập trung.
“Cần phải khiến họ sợ để không dám sử dụng chất cấm”
Tuy nhiên, cũng tại hội thảo, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) nhận xét rằng, hệ thống chính sách quy chuẩn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, còn gây nhiều tranh cãi.
Ông Tự cho biết, khi đề cập đến vấn đề cà phê bẩn hầu hết chưa chỉ ra cụ thể bẩn như thế nào, do đó việc của nhà quản lý phải ban hành tiêu chuẩn cà phê rang xay, từ đó kiểm soát chất lượng.
“Việc quản lý an toàn thực phẩm được giao cho Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhưng lại phân chia nhỏ, quản lý đồng ruộng là Bộ Nông nghiệp, quản lý lưu thông là Bộ Công Thương,… Vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa các bộ ngành”, ông Tự nói.
Tại hội thảo, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cần phải truy ra ai là người gây ra mất an toàn sản phẩm và giải quyết với từng đối tượng trong 3 nhóm chính là sản xuất, lưu thông và một nhóm khác là thúc đẩy kích thích sử dụng chất cấm, chất độc.
Ông Vân đặc biệt nhấn mạnh, quan trọng nhất là vấn đề thể chế, người chăn nuôi cũng làm ăn, kiếm tiền, sợ pháp luật nhưng hình như họ nghĩ pháp luật nằm ngoài ngoài sản xuất và họ không sợ pháp luật.
“Cần phải khiến họ sợ, và nghe thông tin để không dám sử dụng chất cấm, cần cứng rắn để ngăn cấm. Nói loạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không xử lý cứ để người nông dân làm do đó cần truy tố, người nông dân mới sợ. Cần sửa đổi một số điều trong bộ Luật Hình sự, tôi tin chất cấm sẽ giảm mạnh và nhiều người không dám dùng”, ông Vân nhấn mạnh.