Dệt may quay lại "sân nhà"
Xuất khẩu gặp khó, nhiều doanh nghiệp dệt may ý thức rõ hơn tầm quan trọng của thị trường nội địa
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2009 tổng cầu hàng dệt may
trên thế giới có thể giảm 15%, mục tiêu xuất khẩu
từ 9,2-9,5 tỷ USD đang là thách thức lớn với dệt may trong nước.
Và, quay lại "sân nhà" là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Giảm mạnh ở thị trường lớn
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan Tp.HCM cho rằng, dệt may sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu đặt hàng sụt giảm. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp diễn khiến cho phân khúc hàng dệt may cao cấp của Việt Nam bị ảnh hưởng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới theo lộ trình cam kết với WTO cũng tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, khó khăn lớn nhất rơi vào những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 55% thị phần của hàng dệt may xuất khẩu trong năm 2008). Nhiều nhãn hiệu lớn, nhiều khách hàng truyền thống đã giảm đến 50% đơn hàng.
Kế đến là thị trường EU. Do đồng EURO mất giá nên xuất khẩu vào thị trường này cũng bị ép giá. Bà Trần Thị Sinh Duyên, Giám đốc công ty cổ phần May Hai (Hải Phòng) cho biết, Mỹ, EU là những thị trường xuất khẩu lớn của May Hai, nhưng từ đầu năm tới nay, giá trị xuất khẩu của công ty vào các thị trường này giảm 30- 40%, đặc biệt giảm mạnh tại thị trường Mỹ.
Theo ông Lê Quốc Ân, trước mắt, các doanh nghiệp dệt may cần tập trung phát triển thị trường trong nước, đây được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may trong tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Cũng theo ông Ân, trong tiếp cận thị trường nội địa thì các doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang chiếm ưu thế hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì trước đây họ chỉ tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn hàng của công ty mẹ.
Ưu tiên nội địa
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Giám đốc công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam cho biết, hiện nay hệ thống siêu thị của Vinatex Mart đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố, với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở hơn 20 cửa hàng thời trang và tận dụng các hệ thống phân phối đang có, nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các doanh nghiệp lớn đã đầu tư từ nhiều năm.
Các công ty lớn của ngành dệt may trên thị trường nội địa như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè... nhiều năm qua đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, hiện cũng đang có nhiều chương trình xúc tiến tiêu thụ tại "sân nhà".
Việt Tiến đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%, đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup, Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross.
Ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại.
Còn với May 10, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc công ty cho biết, năm nay sẽ tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên 30%, bằng việc khai trương chuỗi sáu cửa hàng lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Thái Bình. Đồng thời, công ty này cũng đầu tư ba xưởng sản xuất Veston cao cấp với dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập từ Nhật Bản, Italia.
Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè có kế hoạch tăng trưởng thị trường nội địa cho năm nay dự kiến là 200%. Đây là một tỷ lệ ấn tượng trong bối cảnh sức mua của nhiều mặt hàng đều suy giảm.
Công ty cổp phần May Đức Giang cũng xác định tăng thị phần trong nước trong năm 2009 từ 20-25%.
Theo bà Trần Thị Sinh Duyên, một trong những kinh nghiệm khai thác thành công thị trường trong nước, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may chính là quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn.
Về lâu dài, doanh nghiệp phải đưa ra những dòng sản phẩm dệt may tốt hấp dẫn người người tiêu dùng trong nước hơn. Đơn cử như sản phẩm sạch cho trẻ em được sản xuất từ bông sạch giúp bảo vệ da cho trẻ...
Và, quay lại "sân nhà" là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Giảm mạnh ở thị trường lớn
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan Tp.HCM cho rằng, dệt may sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu đặt hàng sụt giảm. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp diễn khiến cho phân khúc hàng dệt may cao cấp của Việt Nam bị ảnh hưởng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới theo lộ trình cam kết với WTO cũng tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, khó khăn lớn nhất rơi vào những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 55% thị phần của hàng dệt may xuất khẩu trong năm 2008). Nhiều nhãn hiệu lớn, nhiều khách hàng truyền thống đã giảm đến 50% đơn hàng.
Kế đến là thị trường EU. Do đồng EURO mất giá nên xuất khẩu vào thị trường này cũng bị ép giá. Bà Trần Thị Sinh Duyên, Giám đốc công ty cổ phần May Hai (Hải Phòng) cho biết, Mỹ, EU là những thị trường xuất khẩu lớn của May Hai, nhưng từ đầu năm tới nay, giá trị xuất khẩu của công ty vào các thị trường này giảm 30- 40%, đặc biệt giảm mạnh tại thị trường Mỹ.
Theo ông Lê Quốc Ân, trước mắt, các doanh nghiệp dệt may cần tập trung phát triển thị trường trong nước, đây được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may trong tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Cũng theo ông Ân, trong tiếp cận thị trường nội địa thì các doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang chiếm ưu thế hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì trước đây họ chỉ tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn hàng của công ty mẹ.
Ưu tiên nội địa
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Giám đốc công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam cho biết, hiện nay hệ thống siêu thị của Vinatex Mart đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố, với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở hơn 20 cửa hàng thời trang và tận dụng các hệ thống phân phối đang có, nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các doanh nghiệp lớn đã đầu tư từ nhiều năm.
Các công ty lớn của ngành dệt may trên thị trường nội địa như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè... nhiều năm qua đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, hiện cũng đang có nhiều chương trình xúc tiến tiêu thụ tại "sân nhà".
Việt Tiến đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%, đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup, Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross.
Ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại.
Còn với May 10, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc công ty cho biết, năm nay sẽ tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên 30%, bằng việc khai trương chuỗi sáu cửa hàng lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Thái Bình. Đồng thời, công ty này cũng đầu tư ba xưởng sản xuất Veston cao cấp với dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập từ Nhật Bản, Italia.
Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè có kế hoạch tăng trưởng thị trường nội địa cho năm nay dự kiến là 200%. Đây là một tỷ lệ ấn tượng trong bối cảnh sức mua của nhiều mặt hàng đều suy giảm.
Công ty cổp phần May Đức Giang cũng xác định tăng thị phần trong nước trong năm 2009 từ 20-25%.
Theo bà Trần Thị Sinh Duyên, một trong những kinh nghiệm khai thác thành công thị trường trong nước, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may chính là quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn.
Về lâu dài, doanh nghiệp phải đưa ra những dòng sản phẩm dệt may tốt hấp dẫn người người tiêu dùng trong nước hơn. Đơn cử như sản phẩm sạch cho trẻ em được sản xuất từ bông sạch giúp bảo vệ da cho trẻ...