Điện lực, Dầu khí lại “đá” nhau
Petro Vietnam và EVN đang đổ lỗi cho nhau xung quanh trách nhiệm đảm bảo nguồn điện trong năm nay
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đổ lỗi cho nhau xung quanh trách nhiệm đảm bảo nguồn điện trong năm nay.
Đây không phải là lần đầu hai “anh cả” trong ngành năng lượng đổ lỗi cho nhau trong việc cung cấp khí đốt hay việc huy động nguồn điện.
Đầu năm 2008, hai đại gia này cũng đã từng “trách” nhau cũng với lý do tương tự. Còn nhớ khi đó, cả hai cùng có công văn gửi lên Bộ Công Thương “cầu cứu” vì cho rằng đối tác không chịu hợp tác. Thế nhưng, rốt cuộc thì Bộ Công Thương cũng đành “bó tay” vì thực chất, đó chỉ là chuyện “con gà - quả trứng”.
Điện lực ‘trách” Dầu khí
Tưởng chừng cuộc “đấu khẩu” giữa hai bên đã dần lắng xuống, thì đùng một cái, đầu tháng 3 năm nay, EVN lại tiếp tục có văn bản “kêu cứu” tới Bộ Công Thương về nguy cơ thiếu điện vào mùa khô năm 2009, nếu nguồn nguyên liệu khí đốt cho ba nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1, 2 và nhà máy Nhơn Trạch không đáp ứng được sản xuất.
Theo EVN, từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, nhiều khả năng cả nước sẽ bị hụt mất hơn 1,07 tỷ kWh điện do 3 nhà máy nhiệt điện trên không có đủ khí để phát điện. Ba nhà máy này chiếm tới 14,3% sản lượng điện 6 tháng mùa khô và khoảng 11,14% sản lượng điện của toàn hệ thống trong một năm.
Trong khi đó, EVN cho biết, từ cuối tháng 10/2008, đơn vị này đã đăng ký với Petro Vietnam và Tổng công ty Điện lực Dầu khí sản lượng dự kiến huy động ở mức cao từ 3 nhà máy này.
Tuy nhiên, theo EVN, trong hai tháng qua, lượng khí cung cấp cho ba nhà máy không đủ nhu cầu nên sản lượng điện đạt thấp hơn dự kiến; sự cố các tổ máy của cụm nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 xảy ra nhiều và do kế hoạch cấp khí cho các nhà máy này thay đổi liên tục.
Văn bản của EVN khẳng định, tình trạng thiếu khí đốt đã dẫn tới sản lượng điện của hai nhà máy Cà Mau 1, 2 thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
EVN cũng bày tỏ sự lo ngại nguy cơ mất cân đối cung cầu điện năng trong mùa khô năm nay, nếu như tình trạng thiếu công suất và sản lượng, vận hành không ổn định của ba nhà máy trên vẫn kéo dài.
Dầu khí “tố” Điện lực
Ngay sau khi EVN gửi văn bản lên Bộ Công Thương “kể tội” Petro Vietnam, ngày 5/3, Petro Vietnam đã lập tức soạn một công văn gửi Bộ Công Thương và các cơ quan báo chí để “phản pháo” lại những thông tin của EVN.
Theo đó, Petro Vietnam cho rằng, việc giảm sản lượng khí cung cấp cho các nhà máy trên không chỉ do hàm lượng thuỷ ngân cao đột biến trong các giếng khai thác, làm giảm sản lượng phát điện 14% và do các tổ máy bị sự cố, mà còn do trong dịp Tết vừa qua, EVN đã huy động công suất thấp, cụ thể là chỉ huy động một tổ máy của nhà máy điện Cà Mau 1, còn nhà máy Cà Mau 2 đã phải ngừng hoạt động hoàn toàn.
Còn trong tháng 2, do tiêu thụ điện thấp trong dịp tết, nên EVN cũng không huy động hết khả năng phát của hai nhà máy điện Cà Mau theo khả năng cấp khí của Petro Vietnam.
Theo Petro Vietnam, việc EVN yêu cầu nhu cầu khí đốt cho hai nhà máy điện Cà Mau chạy đầy tải phải là 6,5 triệu mét khối/ngày là chỉ khi cả hai nhà máy này chạy đầy tải 24/24 giờ/ngày, nhưng thực tế là EVN chỉ huy động một số giờ trong ngày.
Còn đối với nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Petro Vietnam cho biết đã thông báo cho EVN là nhà máy này sẽ phát điện lên lưới vào tháng 4/2009 và Trung tâm A0 sẽ huy động từ Nhơn Trạch 1 là 919 triệu kWh từ tháng 4 - tháng 7/2009.
Chưa có một thoả thuận nào từ Petro Vietnam là sẽ phát 2,415 tỷ kWh từ Nhơn Trạch 1 cả năm 2009 như trong báo cáo của EVN, công văn của Petro Vietnam khẳng định.
Ngoài ra, Petro Vietnam cũng cho biết, trong tháng 3 này, nhà điều hành Talisman sẽ dừng cụm mỏ phía bắc trong khoảng nửa tháng để bảo dưỡng và điều này cũng đã được thông báo cho EVN. Vì vậy, việc A0 huy động 3 tổ máy chuyển đổi nhiên liệu sang chạy dầu DO, dẫn đến các sự cố phải dừng máy là khó tránh khỏi…
Liệu cuộc “khẩu chiến” lần này có được giải quyết ổn thỏa hay là kịch bản năm ngoái sẽ được lặp lại? Nhưng, dù ai đúng, ai sai, thì điều mà người dân mong muốn cũng chỉ là điện đừng có mà bị ngắt… đột ngột!
Đây không phải là lần đầu hai “anh cả” trong ngành năng lượng đổ lỗi cho nhau trong việc cung cấp khí đốt hay việc huy động nguồn điện.
Đầu năm 2008, hai đại gia này cũng đã từng “trách” nhau cũng với lý do tương tự. Còn nhớ khi đó, cả hai cùng có công văn gửi lên Bộ Công Thương “cầu cứu” vì cho rằng đối tác không chịu hợp tác. Thế nhưng, rốt cuộc thì Bộ Công Thương cũng đành “bó tay” vì thực chất, đó chỉ là chuyện “con gà - quả trứng”.
Điện lực ‘trách” Dầu khí
Tưởng chừng cuộc “đấu khẩu” giữa hai bên đã dần lắng xuống, thì đùng một cái, đầu tháng 3 năm nay, EVN lại tiếp tục có văn bản “kêu cứu” tới Bộ Công Thương về nguy cơ thiếu điện vào mùa khô năm 2009, nếu nguồn nguyên liệu khí đốt cho ba nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1, 2 và nhà máy Nhơn Trạch không đáp ứng được sản xuất.
Theo EVN, từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, nhiều khả năng cả nước sẽ bị hụt mất hơn 1,07 tỷ kWh điện do 3 nhà máy nhiệt điện trên không có đủ khí để phát điện. Ba nhà máy này chiếm tới 14,3% sản lượng điện 6 tháng mùa khô và khoảng 11,14% sản lượng điện của toàn hệ thống trong một năm.
Trong khi đó, EVN cho biết, từ cuối tháng 10/2008, đơn vị này đã đăng ký với Petro Vietnam và Tổng công ty Điện lực Dầu khí sản lượng dự kiến huy động ở mức cao từ 3 nhà máy này.
Tuy nhiên, theo EVN, trong hai tháng qua, lượng khí cung cấp cho ba nhà máy không đủ nhu cầu nên sản lượng điện đạt thấp hơn dự kiến; sự cố các tổ máy của cụm nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 xảy ra nhiều và do kế hoạch cấp khí cho các nhà máy này thay đổi liên tục.
Văn bản của EVN khẳng định, tình trạng thiếu khí đốt đã dẫn tới sản lượng điện của hai nhà máy Cà Mau 1, 2 thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
EVN cũng bày tỏ sự lo ngại nguy cơ mất cân đối cung cầu điện năng trong mùa khô năm nay, nếu như tình trạng thiếu công suất và sản lượng, vận hành không ổn định của ba nhà máy trên vẫn kéo dài.
Dầu khí “tố” Điện lực
Ngay sau khi EVN gửi văn bản lên Bộ Công Thương “kể tội” Petro Vietnam, ngày 5/3, Petro Vietnam đã lập tức soạn một công văn gửi Bộ Công Thương và các cơ quan báo chí để “phản pháo” lại những thông tin của EVN.
Theo đó, Petro Vietnam cho rằng, việc giảm sản lượng khí cung cấp cho các nhà máy trên không chỉ do hàm lượng thuỷ ngân cao đột biến trong các giếng khai thác, làm giảm sản lượng phát điện 14% và do các tổ máy bị sự cố, mà còn do trong dịp Tết vừa qua, EVN đã huy động công suất thấp, cụ thể là chỉ huy động một tổ máy của nhà máy điện Cà Mau 1, còn nhà máy Cà Mau 2 đã phải ngừng hoạt động hoàn toàn.
Còn trong tháng 2, do tiêu thụ điện thấp trong dịp tết, nên EVN cũng không huy động hết khả năng phát của hai nhà máy điện Cà Mau theo khả năng cấp khí của Petro Vietnam.
Theo Petro Vietnam, việc EVN yêu cầu nhu cầu khí đốt cho hai nhà máy điện Cà Mau chạy đầy tải phải là 6,5 triệu mét khối/ngày là chỉ khi cả hai nhà máy này chạy đầy tải 24/24 giờ/ngày, nhưng thực tế là EVN chỉ huy động một số giờ trong ngày.
Còn đối với nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Petro Vietnam cho biết đã thông báo cho EVN là nhà máy này sẽ phát điện lên lưới vào tháng 4/2009 và Trung tâm A0 sẽ huy động từ Nhơn Trạch 1 là 919 triệu kWh từ tháng 4 - tháng 7/2009.
Chưa có một thoả thuận nào từ Petro Vietnam là sẽ phát 2,415 tỷ kWh từ Nhơn Trạch 1 cả năm 2009 như trong báo cáo của EVN, công văn của Petro Vietnam khẳng định.
Ngoài ra, Petro Vietnam cũng cho biết, trong tháng 3 này, nhà điều hành Talisman sẽ dừng cụm mỏ phía bắc trong khoảng nửa tháng để bảo dưỡng và điều này cũng đã được thông báo cho EVN. Vì vậy, việc A0 huy động 3 tổ máy chuyển đổi nhiên liệu sang chạy dầu DO, dẫn đến các sự cố phải dừng máy là khó tránh khỏi…
Liệu cuộc “khẩu chiến” lần này có được giải quyết ổn thỏa hay là kịch bản năm ngoái sẽ được lặp lại? Nhưng, dù ai đúng, ai sai, thì điều mà người dân mong muốn cũng chỉ là điện đừng có mà bị ngắt… đột ngột!