Điện thoại Samsung và cuộc “tiếm ngôi” ngoạn mục
Samsung vừa vượt qua đối thủ Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, sau Nokia
Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đang phải đối mặt với một vụ scandal tham nhũng lớn. Bộ phận sản xuất chip nhớ của hãng cũng đang phải đối mặt với thời kỳ doanh thu tồi tệ nhất trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, một tin vui lớn đã đến với Samsung trong những ngày cuối năm này: hãng đã vượt qua đối thủ Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, sau Nokia.
Motorola vừa trải qua hơn một năm khốn đốn vì doanh số liên tục vẽ đồ thị đi xuống, và không bỏ qua cơ hội này, Samsung đã “tiếm ngôi” của đối thủ người Mỹ. Thị phần điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu đã tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 14,5% trong quý 3 năm nay, so với mức 13,1% của Motorola.
Mặt khác, trong cả 4 quý của năm nay, quý nào Samsung cũng đạt một kỷ lục mới về doanh số. Từ tháng 1 đến tháng 9, Samsung tiêu thụ được 115 triệu chiếc điện thoại, vượt qua doanh số 114 triệu của cả năm ngoái.
Samsung tin tưởng, những kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ nói trên mới chỉ là phần đầu của câu chuyện. Dự báo, tổng số điện thoại hiệu Samsung được bán ra trong năm nay sẽ vượt 160 chiệu chiếc, tăng 40% so với năm ngoái. Ngoài ra, các quan chức của Samsung cũng lạc quan cho rằng, năm tới, tốc độ tăng trưởng của bộ phận điện thoại di động của hãng này sẽ cao gấp đôi so với các hãng điện thoại khác, đưa doanh số của Samsung lên mức 200 triệu điện thoại.
“Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi đang trên đà gia tăng và không gì có thể đảo ngược xu thế này”, Phó chủ tịch điều hành của Samsung, ông Chu Woo Sik, nói.
Bài học điện thoại giá rẻ
Nhiều người đặt câu hỏi là liệu Motorola có thể “lật ngược thế cờ” và giành lại ngôi á quân đã mất vào tay Samsung.
Giám đốc điều hành mới của Motorola là Greg Brown nhiều tháng qua đã tập trung vào giải quyết các rắc rối của tập đoàn này và cố gắng “phục hưng” lại giai đoạn hoàng kim ngắn ngủi mà tập đoàn có được sau khi ra mắt chiếc điện thoại Razr vào năm 2004. “Samsung chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức trong cuộc đua này”, nhà phân tích về viễn thông Tina Teng tại công ty nghiên cứu thị trường iSuppli cho biết.
Tuy nhiên, những người đứng đầu Samsung tin tưởng rằng, sự phát triển mạnh mẽ của Samsung trong thời gian gần đây sẽ là sự phát triển bền vững. Đó là vì Giám đốc điều hành Choi Gee Samsung, người trước đây là một chuyên gia về thị trường và mới nhậm chức vào đầu năm nay, đã đặt trọng tâm vào thị trường điện thoại bình dân đang tăng trưởng nhanh chóng. Người tiền nhiệm của ông Choi là ông Lee Ki Tae, vốn là một kỹ sư, không coi những sản phẩm giá rẻ là một ưu tiên.
Chiến lược này cho thấy, Samsung đã gặp khó trong việc tạo ra một sản phẩm gây ấn tượng mạnh trên phạm vi toàn cầu như chiếc Razr của Motorola. Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, Samsung đã học được một bài học từ sai lầm của chính mình sau khi bị mất thị phần trong các năm 2005 và 2006 vào tay Nokia và Motorola - hai đối thủ nhanh chân hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường điện thoại giá rẻ. Thị phần toàn cầu của điện thoại Samsung đã giảm từ mức 12,7% vào năm 2004 xuống còn 11,6% vào năm 2006.
“Hiện chúng tôi đang theo dõi sát sao các số liệu trên thị trường và các kế hoạch của chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các con số này”, David Steel, Phó chủ tịch phụ trách chiến lược marketing của Samsung, cho biết.
Bài học TV màn hình phẳng
Sản xuất điện thoại di động giá “bèo” dành cho thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi lên khác là mảnh đất màu mỡ nhất cho các cơ hội tăng trưởng, và cả những thách thức, đối với các hãng điện thoại di động. Samsung đã chuyển hướng chiến lược cho bộ phận điện thoại di động của mình dựa trên kinh nghiệm của Giám đốc Choi và các lãnh đạo khác của tập đoàn trong lĩnh vực TV màn hình phẳng.
Đối với các sản phẩm TV màn hình phẳng, Samsung đã đạt những tiến bộ lớn thông qua việc nhấn mạnh hơn đến thiết kế và trực tiếp điều tra nhu cầu của người tiêu dùng để biết họ cần gì.
Áp dụng chiến lược tương tự cho điện thoại di động, Samsung đã tung ra những chiếc điện thoại cơ bản với giá trên dưới 40 USD và một số mẫu có thể truy cập Internet với giá khá “mềm”. Kết quả là, trong 9 tháng đầu năm nay, điện thoại Samsung đã tiêu thụ được 46 triệu chiếc tại các thị trường đang nổi lên, tăng 12% so với mức 41 triệu chiếc trong cả năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận của bộ phận điện thoại di động trong tập đoàn Samsung được dự báo là sẽ vượt mức 10% trong năm nay, so với mức 9,5% năm ngoái.
Một sáng kiến khác của Giám đốc Choi là cải tổ lại chuỗi phân phối điện thoại di động. Với sự thay đổi này, chuỗi cung cấp của Samsung liên tục thông báo cho hãng các thông tin cập nhật về từng loại sản phẩm được bán tại mỗi thi trường. Trên cơ sở này, bộ phận marketing của hãng sẽ tập trung chuyển hàng tới những thị trường bán chạy nhất.
Các quan chức của Samsung tính toán rằng, nhờ đó, năng suất của hãng đã tăng thêm 15% và các nhà máy hiện đang hoạt động ở mức 90% công suất, so với mức 78% trong năm ngoái. Lượng điện thoại tồn kho của Samsung cũng giảm xuống bằng mức doanh số của hãng trong 3 tuần, giảm 35% so với năm ngoái.
Với sự thay đổi chiến lược nói trên, Samsung đã tăng gấp đôi thị phần tại Ấn Độ từ mức 3% vào tháng 1 năm nay lên mức 6,3% vào tháng 10. Tuy nhiên, Samsung vẫn cần phải cố gắng nhiều để cạnh tranh với Nokia vì thị phần của đối thủ Phần Lan Lan tại thị trường này hiện là 76,4%.
Chiến lược mới cũng giúp Samsung cải thiện tình hình thị phần tại nhiều thị trường khác. Tại Mỹ, trong quý 3 năm nay, thị phần của Samsung đã được tăng lên mức 18,3%, so với mức 15% trong năm ngoái. Mức thị phần này vẫn còn khiêm tốn so với mức 32,6% của Motorola, nhưng đã vượt qua mức 10,7% của Nokia.
Tại châu Âu, Samsung cũng đang thu hẹp khoảng cách với các đối thủ khác và thậm chí đã trở thành hãng điện thoại di động có thị phần lớn nhất tại Pháp vào tháng 10 vừa qua, với thị phần 33,9%, so với mức 22,6% của Nokia.
(Theo BusinessWeek)
Tuy nhiên, một tin vui lớn đã đến với Samsung trong những ngày cuối năm này: hãng đã vượt qua đối thủ Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, sau Nokia.
Motorola vừa trải qua hơn một năm khốn đốn vì doanh số liên tục vẽ đồ thị đi xuống, và không bỏ qua cơ hội này, Samsung đã “tiếm ngôi” của đối thủ người Mỹ. Thị phần điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu đã tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 14,5% trong quý 3 năm nay, so với mức 13,1% của Motorola.
Mặt khác, trong cả 4 quý của năm nay, quý nào Samsung cũng đạt một kỷ lục mới về doanh số. Từ tháng 1 đến tháng 9, Samsung tiêu thụ được 115 triệu chiếc điện thoại, vượt qua doanh số 114 triệu của cả năm ngoái.
Samsung tin tưởng, những kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ nói trên mới chỉ là phần đầu của câu chuyện. Dự báo, tổng số điện thoại hiệu Samsung được bán ra trong năm nay sẽ vượt 160 chiệu chiếc, tăng 40% so với năm ngoái. Ngoài ra, các quan chức của Samsung cũng lạc quan cho rằng, năm tới, tốc độ tăng trưởng của bộ phận điện thoại di động của hãng này sẽ cao gấp đôi so với các hãng điện thoại khác, đưa doanh số của Samsung lên mức 200 triệu điện thoại.
“Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi đang trên đà gia tăng và không gì có thể đảo ngược xu thế này”, Phó chủ tịch điều hành của Samsung, ông Chu Woo Sik, nói.
Bài học điện thoại giá rẻ
Nhiều người đặt câu hỏi là liệu Motorola có thể “lật ngược thế cờ” và giành lại ngôi á quân đã mất vào tay Samsung.
Giám đốc điều hành mới của Motorola là Greg Brown nhiều tháng qua đã tập trung vào giải quyết các rắc rối của tập đoàn này và cố gắng “phục hưng” lại giai đoạn hoàng kim ngắn ngủi mà tập đoàn có được sau khi ra mắt chiếc điện thoại Razr vào năm 2004. “Samsung chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức trong cuộc đua này”, nhà phân tích về viễn thông Tina Teng tại công ty nghiên cứu thị trường iSuppli cho biết.
Tuy nhiên, những người đứng đầu Samsung tin tưởng rằng, sự phát triển mạnh mẽ của Samsung trong thời gian gần đây sẽ là sự phát triển bền vững. Đó là vì Giám đốc điều hành Choi Gee Samsung, người trước đây là một chuyên gia về thị trường và mới nhậm chức vào đầu năm nay, đã đặt trọng tâm vào thị trường điện thoại bình dân đang tăng trưởng nhanh chóng. Người tiền nhiệm của ông Choi là ông Lee Ki Tae, vốn là một kỹ sư, không coi những sản phẩm giá rẻ là một ưu tiên.
Chiến lược này cho thấy, Samsung đã gặp khó trong việc tạo ra một sản phẩm gây ấn tượng mạnh trên phạm vi toàn cầu như chiếc Razr của Motorola. Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, Samsung đã học được một bài học từ sai lầm của chính mình sau khi bị mất thị phần trong các năm 2005 và 2006 vào tay Nokia và Motorola - hai đối thủ nhanh chân hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường điện thoại giá rẻ. Thị phần toàn cầu của điện thoại Samsung đã giảm từ mức 12,7% vào năm 2004 xuống còn 11,6% vào năm 2006.
“Hiện chúng tôi đang theo dõi sát sao các số liệu trên thị trường và các kế hoạch của chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các con số này”, David Steel, Phó chủ tịch phụ trách chiến lược marketing của Samsung, cho biết.
Bài học TV màn hình phẳng
Sản xuất điện thoại di động giá “bèo” dành cho thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi lên khác là mảnh đất màu mỡ nhất cho các cơ hội tăng trưởng, và cả những thách thức, đối với các hãng điện thoại di động. Samsung đã chuyển hướng chiến lược cho bộ phận điện thoại di động của mình dựa trên kinh nghiệm của Giám đốc Choi và các lãnh đạo khác của tập đoàn trong lĩnh vực TV màn hình phẳng.
Đối với các sản phẩm TV màn hình phẳng, Samsung đã đạt những tiến bộ lớn thông qua việc nhấn mạnh hơn đến thiết kế và trực tiếp điều tra nhu cầu của người tiêu dùng để biết họ cần gì.
Áp dụng chiến lược tương tự cho điện thoại di động, Samsung đã tung ra những chiếc điện thoại cơ bản với giá trên dưới 40 USD và một số mẫu có thể truy cập Internet với giá khá “mềm”. Kết quả là, trong 9 tháng đầu năm nay, điện thoại Samsung đã tiêu thụ được 46 triệu chiếc tại các thị trường đang nổi lên, tăng 12% so với mức 41 triệu chiếc trong cả năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận của bộ phận điện thoại di động trong tập đoàn Samsung được dự báo là sẽ vượt mức 10% trong năm nay, so với mức 9,5% năm ngoái.
Một sáng kiến khác của Giám đốc Choi là cải tổ lại chuỗi phân phối điện thoại di động. Với sự thay đổi này, chuỗi cung cấp của Samsung liên tục thông báo cho hãng các thông tin cập nhật về từng loại sản phẩm được bán tại mỗi thi trường. Trên cơ sở này, bộ phận marketing của hãng sẽ tập trung chuyển hàng tới những thị trường bán chạy nhất.
Các quan chức của Samsung tính toán rằng, nhờ đó, năng suất của hãng đã tăng thêm 15% và các nhà máy hiện đang hoạt động ở mức 90% công suất, so với mức 78% trong năm ngoái. Lượng điện thoại tồn kho của Samsung cũng giảm xuống bằng mức doanh số của hãng trong 3 tuần, giảm 35% so với năm ngoái.
Với sự thay đổi chiến lược nói trên, Samsung đã tăng gấp đôi thị phần tại Ấn Độ từ mức 3% vào tháng 1 năm nay lên mức 6,3% vào tháng 10. Tuy nhiên, Samsung vẫn cần phải cố gắng nhiều để cạnh tranh với Nokia vì thị phần của đối thủ Phần Lan Lan tại thị trường này hiện là 76,4%.
Chiến lược mới cũng giúp Samsung cải thiện tình hình thị phần tại nhiều thị trường khác. Tại Mỹ, trong quý 3 năm nay, thị phần của Samsung đã được tăng lên mức 18,3%, so với mức 15% trong năm ngoái. Mức thị phần này vẫn còn khiêm tốn so với mức 32,6% của Motorola, nhưng đã vượt qua mức 10,7% của Nokia.
Tại châu Âu, Samsung cũng đang thu hẹp khoảng cách với các đối thủ khác và thậm chí đã trở thành hãng điện thoại di động có thị phần lớn nhất tại Pháp vào tháng 10 vừa qua, với thị phần 33,9%, so với mức 22,6% của Nokia.
(Theo BusinessWeek)