Điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
Ngày 20/1, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 với tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 45.332 ha, trong đó phần diện tích khu kinh tế hiện hữu là 10.300ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280ha và khoảng 10.752ha diện tích mặt biển.
Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Dự báo dân số Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025 khoảng 482.000 người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 310.000 người.
Khu kinh tế Dung Quất cũng sẽ trở thành một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị công nghiệp dịch vụ cảng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi, Châu Ổ-Bình Long.
Định hướng phát triển là giữ nguyên các khu công nghiệp hiện có, phát triển thêm các khu công nghiệp xuống phía Nam và Đông Nam gắn với cảng Dung Quất II.
Hệ thống giao thông trong Khu kinh tế này cũng sẽ được quy hoạch phát triển như có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi dọc ranh giới phía Tây của khu kinh tế; xây 1 ga đường sắt tổng hợp và hệ thống kho bãi khoảng 50ha; hệ thống đường thủy được bố trí 3 cụm cảng chính tại cảng Dung Quất I, cảng Dung Quất II và cảng khu vực Lý Sơn.
Sân bay Chu Lai nằm ngoài ranh giới cũng sẽ là cửa ngõ hàng không chính của Khu kinh tế này.
Sau 14 năm xây dựng và phát triển, hiện Khu kinh tế Dung Quất được đánh giá là một trong những khu kinh tế tiên phong và thành công trong cả nước, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,53%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 53,6%, đóng góp và sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện Dung Quất đã hình thành Tổ công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam, gồm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy chế biến tạo thiết bị nặng, nhà máy nhựa, nhà máy luyện cán thép và đang chuẩn bị hình thành nhà máy nhiên liệu sinh học….
Tính đến đầu tháng 1/2011, đã có 113 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Khu kinh tế này với tổng vốn đăng ký khoảng 9,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động.
Hoàng Diên (Chinhphu.vn)
Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Dự báo dân số Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025 khoảng 482.000 người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 310.000 người.
Khu kinh tế Dung Quất cũng sẽ trở thành một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị công nghiệp dịch vụ cảng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi, Châu Ổ-Bình Long.
Định hướng phát triển là giữ nguyên các khu công nghiệp hiện có, phát triển thêm các khu công nghiệp xuống phía Nam và Đông Nam gắn với cảng Dung Quất II.
Hệ thống giao thông trong Khu kinh tế này cũng sẽ được quy hoạch phát triển như có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi dọc ranh giới phía Tây của khu kinh tế; xây 1 ga đường sắt tổng hợp và hệ thống kho bãi khoảng 50ha; hệ thống đường thủy được bố trí 3 cụm cảng chính tại cảng Dung Quất I, cảng Dung Quất II và cảng khu vực Lý Sơn.
Sân bay Chu Lai nằm ngoài ranh giới cũng sẽ là cửa ngõ hàng không chính của Khu kinh tế này.
Sau 14 năm xây dựng và phát triển, hiện Khu kinh tế Dung Quất được đánh giá là một trong những khu kinh tế tiên phong và thành công trong cả nước, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,53%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 53,6%, đóng góp và sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện Dung Quất đã hình thành Tổ công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam, gồm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy chế biến tạo thiết bị nặng, nhà máy nhựa, nhà máy luyện cán thép và đang chuẩn bị hình thành nhà máy nhiên liệu sinh học….
Tính đến đầu tháng 1/2011, đã có 113 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Khu kinh tế này với tổng vốn đăng ký khoảng 9,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động.
Hoàng Diên (Chinhphu.vn)