Doanh nghiệp ASEAN “mê” bất động sản Việt Nam
Việc người Việt Nam ngày càng giàu có khiến nhu cầu nhà ở chất lượng tăng cao, tạo cơ hội cho các công ty trong khu vực
Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư hấp dẫn và cũng là thị trường để các nhà đầu tư mỗi nước sánh vai cùng các nhà đầu tư khác.
Trên đây là nhận định chung của các các doanh nghiệp hàng đầu đến từ các nước ASEAN, Australia, Ấn Độ... tại hội thảo đầu tư với chủ đề: “Việt Nam: Ngôi sao đang lên - Triển vọng cho đầu tư và kinh doanh” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện chiến lược và quản lý châu Á Malaysia tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cho biết, đầu tư phát triển ở Việt Nam đang gia tăng với tốc độ tăng trưởng gấp đôi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, ở mức trên 18% và chiếm tới 41% GDP. Làn sóng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, năm 2006 đạt 10,2 tỉ USD và có khả năng đạt trên 14 tỷ USD năm 2007.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt, với môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp ASEAN ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghiệp, xây dựng, kết cầu hạ tầng kỹ thuật, đô thị...
Mức tăng trưởng kinh tế bền vững, trung bình 7% mỗi năm, đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc trong danh sách các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất châu Á. Gần đây, việc được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) càng tạo cho Việt Nam một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày càng nhiều những nhà đầu tư ngoại quốc muốn được dự phần vào nền kinh tế đang lớn mạnh này.
Cơ hội phát triển thị trường bất động sản
Ông Vincent Tan Chee Yioun, Tổng giám đốc công ty bất động sản Berjaya Land cho rằng sự phồn thịnh và đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem đến những lợi ích kinh tế phụ trợ khác. Ông Yion nhận định điều này sẽ dẫn đến các nhu cầu về “nhà ở, văn phòng tốt hơn, các trung tâm mua sắm chất lượng cao hơn... Tất cả báo hiệu cơ hội tốt cho thị trường bất động sản”.
Ông Mirzan Mahathir, Chủ tịch Viện chiến lược và quản lý châu Á của Malaysia, tuyên bố: “30 tỉnh phía Bắc Việt Nam với diện tích lớn, chiếm 50% trong tổng diện tích Việt Nam và dân số đông đang là địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư về xây dựng hạ tầng cơ sở, bất động sản, du lịch”.
Việc người Việt Nam ngày càng giàu có khiến nhu cầu của họ về nhà ở có chất lượng tăng cao. Và đây chính là cơ hội mà các công ty trong khu vực ASEAN có thể nắm bắt lấy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng những cao ốc, các công ty Malaysia đã có được sự nể trọng tại Việt Nam.
Ông Voon Tin Yow, Giám đốc điều hành Công ty SP Setia Berhad, cho biết: “Việc đa dạng hóa hoạt động đầu tư để giảm rủi ro là việc cần thiết. Các công ty đang hướng tới Việt Nam, họ nhận thấy có nhiều lợi ích tại đó. Nhu cầu mua nhà đang tăng tại Việt Nam khi nền kinh tế này đã gia nhập WTO, dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm trong thập kỷ tới”.
Các nhà đầu tư bất động sản ở châu Á trong đó có SP Setia Berhad - công ty đầu tư bất động sản lớn nhất của Malaysia, đang hướng tới Việt Nam, bị cuốn hút bởi một nền kinh tế tăng trưởng trung bình hơn 7% mỗi năm. Mới đầu tuần trước, liên doanh SP Setia Berhad và Becamex iDC Corp đã được cấp giấy phép thực hiện dự án Ecolakes Mỹ Phước, khu đô thị sinh thái này đang được nhiều người kỳ vọng là “quả trứng vàng” cho nhà đầu tư.
Quy mô dự án lên đến 226 ha được xây dựng tại trung tâm Khu công nghiệp Mỹ Phước bao gồm các hạng mục như những dòng suối, hồ, biển nhân tạo, khu đô thị hiện đại, khu giải trí và khu thương mại, trung tâm khám bệnh, trường quốc tế, dự án khu dân cư như nhà liên kề, chung cư và chung cư cao cấp cùng hệ thống cây xanh được trồng nhiều để tạo môi trường trong lành... Vốn tổng thể của dự án này khoảng 800 triệu USD.
“Quanh khu vực này, Việt Nam có dân số trẻ nhất, môi trường đầu tư, chính trị, xã hội ổn định. Với những diễn tiến gần đây, chúng ta nhận thấy chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây đang tăng lên”, ông Voon Tin Yow khẳng định.
Triển vọng tươi sáng
Tập đoàn Berjaya của Malaysia tin rằng, nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số trẻ là những lí do chính để các nhà đầu tư đổ xô vào làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh dự án xây dựng phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn với tổng vốn là 50 triệu USD, Berjaya đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam và đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD xây dựng Khu đô thị Đại học Quốc tế trên địa bàn huyện Củ Chi và Hóc Môn, Tp.HCM.
Trên thực tế, lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng dám đầu tư. Tuy nhiên, ông Vincent Tan Chee Yioun tin tưởng với tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản đồng thời bản thân tập đoàn cũng có thế mạnh trong lĩnh vực giáo dục, dự án sẽ thành công. Nếu được thực hiện đúng kế hoạch, đây sẽ là mô hình khu đô thị đại học đầu tiên tại Việt Nam.
Bên cạnh những hứa hẹn về cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư có kinh nghiệm ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng công việc kinh doanh tại đây cũng có những thách thức riêng đối với những người mới đến. Một số nhà đầu tư than phiền về những khó khăn liên quan đến rào cản ngôn ngữ hay mất nhiều thời gian để tìm hiểu luật pháp.
Mặc dù còn có khó khăn của một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, nhưng theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam đang có những đổi mới hàng ngày. Và chính những khó khăn của Việt Nam lại tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nắm được cơ hội sẽ lại tạo cơ hội cho Việt Nam.
Trên đây là nhận định chung của các các doanh nghiệp hàng đầu đến từ các nước ASEAN, Australia, Ấn Độ... tại hội thảo đầu tư với chủ đề: “Việt Nam: Ngôi sao đang lên - Triển vọng cho đầu tư và kinh doanh” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện chiến lược và quản lý châu Á Malaysia tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cho biết, đầu tư phát triển ở Việt Nam đang gia tăng với tốc độ tăng trưởng gấp đôi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, ở mức trên 18% và chiếm tới 41% GDP. Làn sóng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, năm 2006 đạt 10,2 tỉ USD và có khả năng đạt trên 14 tỷ USD năm 2007.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt, với môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp ASEAN ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghiệp, xây dựng, kết cầu hạ tầng kỹ thuật, đô thị...
Mức tăng trưởng kinh tế bền vững, trung bình 7% mỗi năm, đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc trong danh sách các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất châu Á. Gần đây, việc được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) càng tạo cho Việt Nam một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày càng nhiều những nhà đầu tư ngoại quốc muốn được dự phần vào nền kinh tế đang lớn mạnh này.
Cơ hội phát triển thị trường bất động sản
Ông Vincent Tan Chee Yioun, Tổng giám đốc công ty bất động sản Berjaya Land cho rằng sự phồn thịnh và đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem đến những lợi ích kinh tế phụ trợ khác. Ông Yion nhận định điều này sẽ dẫn đến các nhu cầu về “nhà ở, văn phòng tốt hơn, các trung tâm mua sắm chất lượng cao hơn... Tất cả báo hiệu cơ hội tốt cho thị trường bất động sản”.
Ông Mirzan Mahathir, Chủ tịch Viện chiến lược và quản lý châu Á của Malaysia, tuyên bố: “30 tỉnh phía Bắc Việt Nam với diện tích lớn, chiếm 50% trong tổng diện tích Việt Nam và dân số đông đang là địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư về xây dựng hạ tầng cơ sở, bất động sản, du lịch”.
Việc người Việt Nam ngày càng giàu có khiến nhu cầu của họ về nhà ở có chất lượng tăng cao. Và đây chính là cơ hội mà các công ty trong khu vực ASEAN có thể nắm bắt lấy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng những cao ốc, các công ty Malaysia đã có được sự nể trọng tại Việt Nam.
Ông Voon Tin Yow, Giám đốc điều hành Công ty SP Setia Berhad, cho biết: “Việc đa dạng hóa hoạt động đầu tư để giảm rủi ro là việc cần thiết. Các công ty đang hướng tới Việt Nam, họ nhận thấy có nhiều lợi ích tại đó. Nhu cầu mua nhà đang tăng tại Việt Nam khi nền kinh tế này đã gia nhập WTO, dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm trong thập kỷ tới”.
Các nhà đầu tư bất động sản ở châu Á trong đó có SP Setia Berhad - công ty đầu tư bất động sản lớn nhất của Malaysia, đang hướng tới Việt Nam, bị cuốn hút bởi một nền kinh tế tăng trưởng trung bình hơn 7% mỗi năm. Mới đầu tuần trước, liên doanh SP Setia Berhad và Becamex iDC Corp đã được cấp giấy phép thực hiện dự án Ecolakes Mỹ Phước, khu đô thị sinh thái này đang được nhiều người kỳ vọng là “quả trứng vàng” cho nhà đầu tư.
Quy mô dự án lên đến 226 ha được xây dựng tại trung tâm Khu công nghiệp Mỹ Phước bao gồm các hạng mục như những dòng suối, hồ, biển nhân tạo, khu đô thị hiện đại, khu giải trí và khu thương mại, trung tâm khám bệnh, trường quốc tế, dự án khu dân cư như nhà liên kề, chung cư và chung cư cao cấp cùng hệ thống cây xanh được trồng nhiều để tạo môi trường trong lành... Vốn tổng thể của dự án này khoảng 800 triệu USD.
“Quanh khu vực này, Việt Nam có dân số trẻ nhất, môi trường đầu tư, chính trị, xã hội ổn định. Với những diễn tiến gần đây, chúng ta nhận thấy chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây đang tăng lên”, ông Voon Tin Yow khẳng định.
Triển vọng tươi sáng
Tập đoàn Berjaya của Malaysia tin rằng, nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số trẻ là những lí do chính để các nhà đầu tư đổ xô vào làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh dự án xây dựng phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn với tổng vốn là 50 triệu USD, Berjaya đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam và đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD xây dựng Khu đô thị Đại học Quốc tế trên địa bàn huyện Củ Chi và Hóc Môn, Tp.HCM.
Trên thực tế, lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng dám đầu tư. Tuy nhiên, ông Vincent Tan Chee Yioun tin tưởng với tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản đồng thời bản thân tập đoàn cũng có thế mạnh trong lĩnh vực giáo dục, dự án sẽ thành công. Nếu được thực hiện đúng kế hoạch, đây sẽ là mô hình khu đô thị đại học đầu tiên tại Việt Nam.
Bên cạnh những hứa hẹn về cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư có kinh nghiệm ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng công việc kinh doanh tại đây cũng có những thách thức riêng đối với những người mới đến. Một số nhà đầu tư than phiền về những khó khăn liên quan đến rào cản ngôn ngữ hay mất nhiều thời gian để tìm hiểu luật pháp.
Mặc dù còn có khó khăn của một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, nhưng theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam đang có những đổi mới hàng ngày. Và chính những khó khăn của Việt Nam lại tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nắm được cơ hội sẽ lại tạo cơ hội cho Việt Nam.