Doanh nghiệp giảm mua sữa tươi, người chăn nuôi lao đao
Hàng loạt hộ nông dân tại một địa phương đã đổ sữa bò ngay tại trạm thu mua để phản đối
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa đề nghị sở nông nghiệp và phát triển nông thôn một số địa phương cùng 8 công ty sữa tăng cường thu mua sữa cho nông dân.
Theo Cục Chăn nuôi, mới đây hàng loạt hộ nông dân tại xã Tu Tra và Đạ Ròn (Đơn Dương, Lâm Đồng) đã đổ sữa bò ngay tại trạm thu mua của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk) để phản đối.
Người dân phản ánh, công ty này khống chế lượng sữa thu mua chỉ 16 kg/con bò, trong khi sản lượng sữa trung bình của mỗi con bò là 20 - 25 kg/ngày, khiến họ bị dư hàng tấn sữa, không biết bán cho ai.
Đồng loạt giảm thu mua
Lâm Đồng có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa thô cho người chăn nuôi là Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Đà Lạt Milk (nay đã chuyển giao cho TH True Milk). Hiện, các doanh nghiệp này đang thu mua cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với giá từ 11.500-14.000 đồng/lít. Tuy nhiên, đến nay cả 3 công ty trên đều không có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa mới, mà đang siết chặt quản lý chất lượng sữa.
Các hộ nuôi bò sữa mới tại Tp.HCM cũng đứng ngồi không yên. Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi, nơi có đàn bò sữa nhiều nhất thành phố, một số hộ nuôi bò sữa trên địa bàn đã bị các công ty thu mua cắt hợp đồng, do trước đây bán sữa chung một mã số hợp đồng hoặc chưa có hợp đồng vì bán sữa thông qua các đối tượng vắt thuê.
Tương tự, tại Hà Nội, nông dân tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cũng phản ánh Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) bỗng nhiên giảm lượng thu mua, cắt nhiều hình thức hỗ trợ, khiến người nuôi bò phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi bán sản phẩm.
Lý giải nguyên nhân không thu mua hết sữa, ông Lưu Văn Tân, Giám đốc Chương trình phát triển ngành sữa của Friesland Campina Việt Nam cho hay, hiện nguồn sữa bò tăng nhanh nên các bồn chứa tại các trạm thu mua đã bị quá tải.
Để đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các bồn chứa sữa cần nhiều thời gian, ít nhất là 4-6 tháng, nên trong thời gian khoảng sáu tháng tới công ty sẽ không ký thêm hợp đồng.
Trong khi đó, theo ông Ngô Minh Hải, Tổng giám đốc Dalat Milk, do nhu cầu chế biến của công ty có hạn nên không thể mua hết số sữa của nông dân. Việc công ty khống chế con số 16 kg sữa/con bò là để ngăn chặn tình trạng một số nông hộ có ký hợp đồng với Dalat Milk nhận sữa của các hộ khác (không ký hợp đồng) để bán cho công ty.
Một chuyên gia ngành sữa thì đưa ra cách lý giải khác.
Theo vị này, việc doanh nghiệp cắt giảm mạnh sản lượng sữa tươi là do giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới có mức giảm kỷ lục trong một năm qua, từ 3.700 Euro/tấn thời điểm tháng 1/2014 thì đến nay giá chỉ còn 2.200 Euro/tấn, tức là giảm tới 60-70%. Vì vậy, giá mua sữa tươi từ nông dân đang cao hơn 40-50% so với giá sữa nguyên liệu thế giới.
Đề nghị chia sẻ khó khăn
Thời gian trước đây, giá sữa bột nhập khẩu tăng cao (suốt cả năm 2013 ở mức trên dưới 5.000 USD/tấn), sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu. Các doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu lên cao. Nông dân cũng tích cực đầu tư tăng đàn, nâng cao chất lượng đàn bò sữa.
Nhưng đến thời điểm này, việc doanh nghiệp trong nước hạn chế thu mua sữa đã đẩy nhiều nông dân chăn nuôi bò vào cảnh lao đao.
Cục Chăn nuôi đã gửi văn bản đề nghị sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh chủ động làm việc với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.
Cục Chăn nuôi cũng đã có công văn gửi 8 công ty thu mua và chế biến sữa tươi trên toàn quốc, đề nghị chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, thực hiện tốt thỏa thuận hợp đồng giữa các công ty và người chăn nuôi.
Đồng thời, các công ty sữa chỉ đạo hệ thống, các điểm thu mua sữa thuộc các công ty quản lý từ thủ tục, quy trình thu mua cho đến lấy mẫu sữa kiểm tra và công bố kết quả để tạo điều kiện thu mua hết sữa của nông dân sản xuất ra hàng ngày.
Theo Cục Chăn nuôi, mới đây hàng loạt hộ nông dân tại xã Tu Tra và Đạ Ròn (Đơn Dương, Lâm Đồng) đã đổ sữa bò ngay tại trạm thu mua của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk) để phản đối.
Người dân phản ánh, công ty này khống chế lượng sữa thu mua chỉ 16 kg/con bò, trong khi sản lượng sữa trung bình của mỗi con bò là 20 - 25 kg/ngày, khiến họ bị dư hàng tấn sữa, không biết bán cho ai.
Đồng loạt giảm thu mua
Lâm Đồng có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa thô cho người chăn nuôi là Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Đà Lạt Milk (nay đã chuyển giao cho TH True Milk). Hiện, các doanh nghiệp này đang thu mua cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với giá từ 11.500-14.000 đồng/lít. Tuy nhiên, đến nay cả 3 công ty trên đều không có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa mới, mà đang siết chặt quản lý chất lượng sữa.
Các hộ nuôi bò sữa mới tại Tp.HCM cũng đứng ngồi không yên. Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi, nơi có đàn bò sữa nhiều nhất thành phố, một số hộ nuôi bò sữa trên địa bàn đã bị các công ty thu mua cắt hợp đồng, do trước đây bán sữa chung một mã số hợp đồng hoặc chưa có hợp đồng vì bán sữa thông qua các đối tượng vắt thuê.
Tương tự, tại Hà Nội, nông dân tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cũng phản ánh Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) bỗng nhiên giảm lượng thu mua, cắt nhiều hình thức hỗ trợ, khiến người nuôi bò phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi bán sản phẩm.
Lý giải nguyên nhân không thu mua hết sữa, ông Lưu Văn Tân, Giám đốc Chương trình phát triển ngành sữa của Friesland Campina Việt Nam cho hay, hiện nguồn sữa bò tăng nhanh nên các bồn chứa tại các trạm thu mua đã bị quá tải.
Để đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các bồn chứa sữa cần nhiều thời gian, ít nhất là 4-6 tháng, nên trong thời gian khoảng sáu tháng tới công ty sẽ không ký thêm hợp đồng.
Trong khi đó, theo ông Ngô Minh Hải, Tổng giám đốc Dalat Milk, do nhu cầu chế biến của công ty có hạn nên không thể mua hết số sữa của nông dân. Việc công ty khống chế con số 16 kg sữa/con bò là để ngăn chặn tình trạng một số nông hộ có ký hợp đồng với Dalat Milk nhận sữa của các hộ khác (không ký hợp đồng) để bán cho công ty.
Một chuyên gia ngành sữa thì đưa ra cách lý giải khác.
Theo vị này, việc doanh nghiệp cắt giảm mạnh sản lượng sữa tươi là do giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới có mức giảm kỷ lục trong một năm qua, từ 3.700 Euro/tấn thời điểm tháng 1/2014 thì đến nay giá chỉ còn 2.200 Euro/tấn, tức là giảm tới 60-70%. Vì vậy, giá mua sữa tươi từ nông dân đang cao hơn 40-50% so với giá sữa nguyên liệu thế giới.
Đề nghị chia sẻ khó khăn
Thời gian trước đây, giá sữa bột nhập khẩu tăng cao (suốt cả năm 2013 ở mức trên dưới 5.000 USD/tấn), sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu. Các doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu lên cao. Nông dân cũng tích cực đầu tư tăng đàn, nâng cao chất lượng đàn bò sữa.
Nhưng đến thời điểm này, việc doanh nghiệp trong nước hạn chế thu mua sữa đã đẩy nhiều nông dân chăn nuôi bò vào cảnh lao đao.
Cục Chăn nuôi đã gửi văn bản đề nghị sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh chủ động làm việc với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.
Cục Chăn nuôi cũng đã có công văn gửi 8 công ty thu mua và chế biến sữa tươi trên toàn quốc, đề nghị chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, thực hiện tốt thỏa thuận hợp đồng giữa các công ty và người chăn nuôi.
Đồng thời, các công ty sữa chỉ đạo hệ thống, các điểm thu mua sữa thuộc các công ty quản lý từ thủ tục, quy trình thu mua cho đến lấy mẫu sữa kiểm tra và công bố kết quả để tạo điều kiện thu mua hết sữa của nông dân sản xuất ra hàng ngày.