Doanh nghiệp Mỹ “giấu” hơn 2 nghìn tỷ USD ở nước ngoài
Số tiền mà các công ty Mỹ cất ở nước nước ngoài đã vượt số tiền mà họ giữ trong nước
Hãng tin CNBC dẫn một báo cáo mới được công bố cho biết, các công ty Mỹ lần đầu tiên cất giữ hơn 2 nghìn tỷ USD ở nước ngoài.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Capital Economics, chỉ trong vòng 12 tháng qua, lượng tiền mặt mà các doanh nghiệp Mỹ giữ ở bên ngoài biên giới nước này đã tăng gấp 6 lần, đạt con số 2,1 nghìn tỷ USD.
“Con số này cho thấy, cho dù niềm tin vào sự phục hồi kinh tế Mỹ đã được cải thiện, các công ty Mỹ vẫn đang giảm giữ tiền mặt trong nước”, các chuyên gia của Capital Economics nhận xét. “Trái lại, lượng tiền mặt mà các công ty Mỹ lớn nhất cất ở nước ngoài tiếp tục tăng lên”.
Một điểm đáng chú ý nữa là số tiền mà các công ty Mỹ cất nước nước ngoài đã vượt số tiền mà họ giữ trong nước. Số liệu mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, các công ty nước này hiện giữ trong nước tổng cộng 1,9 nghìn tỷ USD tiền mặt.
Giới quan sát cho rằng, những con số trên chắc chắn sẽ khiến Washington phải chú ý. Từ lâu, Quốc hội Mỹ đã tranh luận về việc cho phép các công ty đưa tiền về nước mà không chịu mức thuế cao. Theo dự kiến, khi họp vào tháng 1 tới, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát sẽ lại bàn về vấn đề này.
Tuy vậy, báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh rằng, dù có được đưa về nước, số tiền mà các công ty Mỹ cất ở nước ngoài cũng khó có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế Mỹ. Nguyên nhân nằm ở cách sử dụng số tiền này của các doanh nghiệp.
Báo cáo nêu, trong thời kỳ miễn giảm thuế (tax holiday) ở Mỹ vào năm 2004, hầu hết các công ty Mỹ dùng tiền mặt để trả cổ tức và mua lại cổ phiếu thay vì tăng cường đầu tư. Số liệu do phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cho thấy, các công ty lớn nhất được hưởng lợi tổng cộng 360 tỷ USD từ đợt miễn giảm thuế năm 2004 trên thực tế đã cắt giảm 20.000 công việc trong năm đó. Rốt cục, đợt miễn giảm thuế đã khiến quốc khố Mỹ thiệt hại 3,3 tỷ USD.
Capital Economics còn dẫn một nghiên cứu năm 2009 của Cục Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) nói rằng, cứ mỗi 1 USD tiền hoàn thuế trong đợt miễn giảm thuế năm 2004 giúp số tiền trả cho cổ đông của các công ty tăng thêm gần 1 USD, trong đó khoảng 0,8 USD dành để mua lại cổ phiếu và khoảng 0,15 USD dành cho trả cổ tức. Điều này có nghĩa là, số tiền mà các doanh nghiệp được hoàn thuế đem thuê thêm nhân công và tái đầu tư chẳng đáng là bao.
Theo Capital Economics, các công ty công nghệ và dược phẩm là đối tượng doanh nghiệp Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số tiền cất ở nước ngoài, khoảng 30% trên tổng số. Nơi cất giữ những khoản tiền này đương nhiên là những “thiên đường thuế” có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế suất ở Mỹ - quốc gia đánh thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất thế giới hiện nay.
Về lý thuyết, nếu được chuyển về nước, số tiền mà các công ty Mỹ đang cất ở nước ngoài sẽ giúp GDP nước này tăng thêm 12%. Tuy vậy, thực tế có thể sẽ không được như vậy.
Báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh, “Mỹ là một trong số ít các quốc gia đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả lợi nhuận của công ty nước này kiếm được ở nước ngoài, thay vì chỉ lợi nhuận trong nước, và chính sách này khó có thể được thay đổi. Và cho dù nếu luật thuế của Mỹ được nới, thì số tiền mà các công ty Mỹ cất ở nước ngoài cũng khó có thể tạo ra một cú huých lớn cho nền kinh tế nước này”.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Capital Economics, chỉ trong vòng 12 tháng qua, lượng tiền mặt mà các doanh nghiệp Mỹ giữ ở bên ngoài biên giới nước này đã tăng gấp 6 lần, đạt con số 2,1 nghìn tỷ USD.
“Con số này cho thấy, cho dù niềm tin vào sự phục hồi kinh tế Mỹ đã được cải thiện, các công ty Mỹ vẫn đang giảm giữ tiền mặt trong nước”, các chuyên gia của Capital Economics nhận xét. “Trái lại, lượng tiền mặt mà các công ty Mỹ lớn nhất cất ở nước ngoài tiếp tục tăng lên”.
Một điểm đáng chú ý nữa là số tiền mà các công ty Mỹ cất nước nước ngoài đã vượt số tiền mà họ giữ trong nước. Số liệu mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, các công ty nước này hiện giữ trong nước tổng cộng 1,9 nghìn tỷ USD tiền mặt.
Giới quan sát cho rằng, những con số trên chắc chắn sẽ khiến Washington phải chú ý. Từ lâu, Quốc hội Mỹ đã tranh luận về việc cho phép các công ty đưa tiền về nước mà không chịu mức thuế cao. Theo dự kiến, khi họp vào tháng 1 tới, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát sẽ lại bàn về vấn đề này.
Tuy vậy, báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh rằng, dù có được đưa về nước, số tiền mà các công ty Mỹ cất ở nước ngoài cũng khó có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế Mỹ. Nguyên nhân nằm ở cách sử dụng số tiền này của các doanh nghiệp.
Báo cáo nêu, trong thời kỳ miễn giảm thuế (tax holiday) ở Mỹ vào năm 2004, hầu hết các công ty Mỹ dùng tiền mặt để trả cổ tức và mua lại cổ phiếu thay vì tăng cường đầu tư. Số liệu do phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cho thấy, các công ty lớn nhất được hưởng lợi tổng cộng 360 tỷ USD từ đợt miễn giảm thuế năm 2004 trên thực tế đã cắt giảm 20.000 công việc trong năm đó. Rốt cục, đợt miễn giảm thuế đã khiến quốc khố Mỹ thiệt hại 3,3 tỷ USD.
Capital Economics còn dẫn một nghiên cứu năm 2009 của Cục Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) nói rằng, cứ mỗi 1 USD tiền hoàn thuế trong đợt miễn giảm thuế năm 2004 giúp số tiền trả cho cổ đông của các công ty tăng thêm gần 1 USD, trong đó khoảng 0,8 USD dành để mua lại cổ phiếu và khoảng 0,15 USD dành cho trả cổ tức. Điều này có nghĩa là, số tiền mà các doanh nghiệp được hoàn thuế đem thuê thêm nhân công và tái đầu tư chẳng đáng là bao.
Theo Capital Economics, các công ty công nghệ và dược phẩm là đối tượng doanh nghiệp Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số tiền cất ở nước ngoài, khoảng 30% trên tổng số. Nơi cất giữ những khoản tiền này đương nhiên là những “thiên đường thuế” có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế suất ở Mỹ - quốc gia đánh thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất thế giới hiện nay.
Về lý thuyết, nếu được chuyển về nước, số tiền mà các công ty Mỹ đang cất ở nước ngoài sẽ giúp GDP nước này tăng thêm 12%. Tuy vậy, thực tế có thể sẽ không được như vậy.
Báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh, “Mỹ là một trong số ít các quốc gia đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả lợi nhuận của công ty nước này kiếm được ở nước ngoài, thay vì chỉ lợi nhuận trong nước, và chính sách này khó có thể được thay đổi. Và cho dù nếu luật thuế của Mỹ được nới, thì số tiền mà các công ty Mỹ cất ở nước ngoài cũng khó có thể tạo ra một cú huých lớn cho nền kinh tế nước này”.