Doanh nghiệp Mỹ thấy bị Trung Quốc “ghẻ lạnh”
Có 47% số doanh nghiệp Mỹ được khảo sát ý kiến nói họ cảm thấy được chào đón kém nhiệt tình hơn so với trước kia ở Trung Quốc
Các doanh nghiệp Mỹ cho rằng, sự chào đón dành cho họ ở Trung Quốc đang ngày trở nên kém nồng nhiệt. Một loạt cuộc điều tra nhằm vào các công ty nước ngoài ở Trung Quốc thời gian qua đã làm dấy lên lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở nước này.
Hãng tin CNBC dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) thực hiện cho thấy, trong số 477 công ty Mỹ được khảo sát ý kiến, có 47% nói họ cảm thấy được chào đón kém nhiệt tình hơn so với trước kia ở Trung Quốc. Năm ngoái, tỷ lệ này là 44%.
Các công ty tham gia vào cuộc thăm dò này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khai thác tài nguyên cho tới công nghệ thông tin.
Năm ngoái, nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng như Microsoft, GlaxoSmithKline, Qualcomm, Audi và McDonald’s đã trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra ráo riết về an toàn vệ sinh thực phẩm, chống độc quyền và chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Những cuộc điều tra này đã đặt ra câu hỏi liệu có phải các công ty nước ngoài đang trở thành mục tiêu chính cho sự mạnh tay của các nhà chức trách Trung Quốc hay không.
57% số doanh nghiệp trả lời trong cuộc thăm dò trên tin rằng các công ty nước ngoài là mục tiêu trong chiến dịch tăng cường thực thi pháp luật ở Trung Quốc, và hơn 50% nói những chiến dịch như vậy có ảnh hưởng tiêu cực tới dự định đầu tư thêm của họ ở thị trường này.
Giới phân tích cho rằng, rất khó để rút ra kết luận liệu các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc đang bị điều tra nhiều hơn các công ty trong nước hay không, vì rất khó thu thập được số liệu chính xác về các công ty trong nước bị điều tra.
“Qua dõi các vụ điều tra được công bố, có thể thấy, xét riêng về số vụ, các công ty Trung Quốc bị điều tra nhiều hơn các công ty đa quốc gia, nhưng các vụ này thường nhỏ và nhanh chóng kết thúc”, công ty tư vấn Control Risks viết trong một báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái.
Báo cáo này khẳng định, các vụ điều tra được công bố không thể phản ánh hết bản chất của vấn đề. Tuy vậy, theo Control Risks, rõ ràng trong môi trường pháp lý siết chặt của Trung Quốc hiện nay, các công ty đa quốc gia dễ gặp rủi ro hơn và dễ trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra hơn.
Theo kết quả điều tra của AmCham, ngoài mối lo pháp luật, chi phí nhân công gia tăng và tình trạng thiếu người lao động và quản lý lành nghề cũng được xem là những thách thức hàng đầu đối với các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc hiện nay.
Đại đa số các công ty tham gia cuộc khảo sát cho biết thách thức chính của họ trong việc thu hút và giữ chân nhân tài ở Trung Quốc là kỳ vọng cao về mức lương và các chế độ đãi ngộ khác. Về vấn đề đưa nhân sự cấp cao tới Trung Quốc làm việc, ô nhiễm không khí ở nước này thách thức đối với 53% số doanh nghiệp trả lời trong cuộc khảo sát, so với con số 19% cách đây 5 năm.
Tuy môi trường kinh doanh của các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc đang xuất hiện nhiều thách thức mới, môi trường hoạt động của các công ty này tại Trung Quốc đang có sự chuyển biến tích cực trên một phương diện: ít tham nhũng hơn.
Tham nhũng đã rớt khỏi danh sách top 10 thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc trong cuộc khảo sát năm nay. Năm ngoái, tham nhũng đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những thách thức lớn nhất.
“Dù các doanh nghiệp bày tỏ quan ngại gia tăng về tâm lý bài ngoại ở Trung Quốc, việc tăng cường thực thi luật pháp, tăng mức độ minh bạch, và giảm thách thức từ tham nhũng là những dấu hiệu tích cực”, AmCham nhận định.
Hãng tin CNBC dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) thực hiện cho thấy, trong số 477 công ty Mỹ được khảo sát ý kiến, có 47% nói họ cảm thấy được chào đón kém nhiệt tình hơn so với trước kia ở Trung Quốc. Năm ngoái, tỷ lệ này là 44%.
Các công ty tham gia vào cuộc thăm dò này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khai thác tài nguyên cho tới công nghệ thông tin.
Năm ngoái, nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng như Microsoft, GlaxoSmithKline, Qualcomm, Audi và McDonald’s đã trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra ráo riết về an toàn vệ sinh thực phẩm, chống độc quyền và chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Những cuộc điều tra này đã đặt ra câu hỏi liệu có phải các công ty nước ngoài đang trở thành mục tiêu chính cho sự mạnh tay của các nhà chức trách Trung Quốc hay không.
57% số doanh nghiệp trả lời trong cuộc thăm dò trên tin rằng các công ty nước ngoài là mục tiêu trong chiến dịch tăng cường thực thi pháp luật ở Trung Quốc, và hơn 50% nói những chiến dịch như vậy có ảnh hưởng tiêu cực tới dự định đầu tư thêm của họ ở thị trường này.
Giới phân tích cho rằng, rất khó để rút ra kết luận liệu các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc đang bị điều tra nhiều hơn các công ty trong nước hay không, vì rất khó thu thập được số liệu chính xác về các công ty trong nước bị điều tra.
“Qua dõi các vụ điều tra được công bố, có thể thấy, xét riêng về số vụ, các công ty Trung Quốc bị điều tra nhiều hơn các công ty đa quốc gia, nhưng các vụ này thường nhỏ và nhanh chóng kết thúc”, công ty tư vấn Control Risks viết trong một báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái.
Báo cáo này khẳng định, các vụ điều tra được công bố không thể phản ánh hết bản chất của vấn đề. Tuy vậy, theo Control Risks, rõ ràng trong môi trường pháp lý siết chặt của Trung Quốc hiện nay, các công ty đa quốc gia dễ gặp rủi ro hơn và dễ trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra hơn.
Theo kết quả điều tra của AmCham, ngoài mối lo pháp luật, chi phí nhân công gia tăng và tình trạng thiếu người lao động và quản lý lành nghề cũng được xem là những thách thức hàng đầu đối với các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc hiện nay.
Đại đa số các công ty tham gia cuộc khảo sát cho biết thách thức chính của họ trong việc thu hút và giữ chân nhân tài ở Trung Quốc là kỳ vọng cao về mức lương và các chế độ đãi ngộ khác. Về vấn đề đưa nhân sự cấp cao tới Trung Quốc làm việc, ô nhiễm không khí ở nước này thách thức đối với 53% số doanh nghiệp trả lời trong cuộc khảo sát, so với con số 19% cách đây 5 năm.
Tuy môi trường kinh doanh của các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc đang xuất hiện nhiều thách thức mới, môi trường hoạt động của các công ty này tại Trung Quốc đang có sự chuyển biến tích cực trên một phương diện: ít tham nhũng hơn.
Tham nhũng đã rớt khỏi danh sách top 10 thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc trong cuộc khảo sát năm nay. Năm ngoái, tham nhũng đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những thách thức lớn nhất.
“Dù các doanh nghiệp bày tỏ quan ngại gia tăng về tâm lý bài ngoại ở Trung Quốc, việc tăng cường thực thi luật pháp, tăng mức độ minh bạch, và giảm thách thức từ tham nhũng là những dấu hiệu tích cực”, AmCham nhận định.