Doanh nghiệp Trung Quốc làm giàu nhờ ô nhiễm không khí
Không khí sạch đã trở thành một thứ hàng hóa hái ra tiền ở Trung Quốc
Công nghiệp hóa quá nhanh và quá nóng đã khiến nhiều vùng Trung Quốc ô nhiễm không khí một cách nghiêm trọng, đồng thời cũng mở ra cơ hội kiếm tiền có một không hai cho nhiều doanh nghiệp nhạy bén ở nước này.
Mới đây, giới thương nhân hải ngoại từng xôn xao trước tin một triệu phú Trung Quốc rao bán những lon không khí sạch với giá 5 Nhân dân tệ/ lon. Chiêu kiếm tiền này là của ông Chen Guangbiao, CEO một công ty tái chế tài nguyên có tài sản trị giá 740 triệu USD.
Tờ nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh cho hay, triệu phú Chen bắt đầu bán các lon không khí sạch từ hồi tháng 9/2012. Khi đó, doanh thu sản phẩm này tương đối tốt, với hơn 800 USD chỉ riêng trong ngày đầu ra mắt tại Bắc Kinh. "Nếu thực sự nỗ lực, doanh thu hơn 100 triệu USD trong năm đầu tiên không thành vấn đề", ông Chen nói.
Đúng như tên gọi, sản phẩm của triệu phú Chen đơn thuần là một lon làm bằng nhôm, bên trong chứa không khí tinh khiết. Mỗi lon không khí có gắn một con chíp điện tử. Loại không khí đóng lon chủ yếu được lấy từ các khu vực ít bị ô nhiễm như Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Tạng, phía Tây Nam và Tây Bắc của Trung Quốc.
Những lon không khí sạch của ông Chen có nhiều "mùi vị" khác nhau, như "Tây Tạng nguyên sơ" hay "Đài Loan hậu công nghiệp"... Ông Chen từng nói về sản phẩm của mình trên Sina rằng, "hàng ngày, chúng ta phải hít vào người toàn khói xe độc hại. Bây giờ, chúng tôi sẽ bán không khí sạch có lợi cho sức khỏe, tuổi thọ của con người".
Triệu phú Chen cũng cảnh báo, "nếu chúng ta không bắt đầu quan tâm đến môi trường từ bây giờ thì 20, 30 năm sau nữa, con cháu chúng ta sẽ phải đeo mặt nạ chống độc và mang bình thở oxy".
Nhận định của ông Chen không hề ngoa. Các chỉ số ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 29/1 do Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc công bố cho thấy, mật độ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2,5) đạt 526 microgram/ m3, nghĩa là cao gấp hơn 20 lần so với ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển. Chúng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Các nhà chức trách đã khuyên người dân hạn chế ra ngoài, để tránh nguy cơ mắc phải những bệnh trên.
Gió ít, nhiệt độ tăng dần và khí thải tỏa ra từ các lò sưởi than cũng khiến bầu không khí ở nhiều nơi tại Trung Quốc trở nên đặc quánh và ô nhiễm cao kỷ lục. Vào giữa tháng 1 vừa qua, ở một số vùng thuộc đông bắc Trung Quốc, người ta còn đo được mật độ hạt phân tử ô nhiễm trong không khí tới hơn 1.000 microgram mỗi mét khối.
Theo tiêu chuẩn của Mỹ, mật độ hạt phân tử ô nhiễm trong không khí dưới mức 50 được xem là "tốt", dưới 100 là "trung bình". Mức trên 300 được xem là nguy hiểm và giới hạn tối đa là 500 microgram. Ở Mỹ, người ta chỉ đo được mức ô nhiễm lên tới 1.000 microgram ở những vùng nằm trên đường gió từ các đám cháy rừng lan tỏa tới.
Và trong một bối cảnh như vậy, không khí sạch đã trở thành một thứ hàng hóa hái ra tiền. Tờ Los Angeles Times số ra hôm 2/2 cho biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhạy bén với tình hình thị trường đã nhanh chân tung ra những sản phẩm chống ô nhiễm hoặc cung cấp không khí sạch. Và các sản phẩm này đang được tiêu thụ rất chạy.
Khẩu trang là một ví dụ. Sản phẩm này hiện là hàng "hot" ở Trung Quốc tương tự như hồi thế giới xảy ra đại dịch SARS (viêm đường hô hấp cấp tính) vào năm 2003. Các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, doanh số các loại khẩu trang, từ cao cấp với bộ phận lọc khí với giá khoảng 50 USD/cái đến loại rẻ tiền làm từ vải vụn, đều tăng vọt.
"Thực tế mà nói, mọi người không có sự chọn lựa nào khác", Zhao Danqing, giám đốc một công ty sản xuất khẩu trang có trụ sở ở Thượng Hải cho biết. Công ty của Zhao đã bán được 1 triệu chiếc khẩu trang với giá 5 USD mỗi chiếc kể từ mùa hè năm ngoái. Cũng như triệu phú Chen, Zhao cũng mong muốn tình hình ô nhiễm sớm thay đổi.
Với những gia đình trung lưu, máy lọc không khí đã trở thành thứ không thể thiếu. Theo Cathy Liu, giám đốc bán hàng ở một chi nhánh của Villa Lifestyle, hãng phân phối máy lọc không khí IQAir (Thụy Sỹ), thì người mua Trung Quốc giờ chiếm phần lớn, trong khi trước đây, khách hàng mua sản phẩm này chủ yếu là người ngoại quốc.
Lều chống ô nhiễm không khí cũng đang trở thành mặt hàng bán chạy tại thị trường Trung Quốc. Đây là sản phẩm của một công ty chuyên sản xuất hàng rào có trụ sở tại Thâm Quyến và một công ty chuyên làm bộ lọc không khí và các hệ thống khử trùng cho các bệnh viện, trường học, sân bay có trụ sở ở tiểu bang California của Mỹ.
Cuối tháng 1 vừa qua, trường quốc tế Bắc Kinh đã dựng hai chiếc lều hình cầu khổng lồ loại này. Một chiếc phủ lên 6 sân đánh tennis, một cái phủ sân bóng đá và sân cầu lông. Không khí sạch được bơm liên tục vào bên trong hai chiếc lều này. Trước khi có lều chống ô nhiễm, trường đã phải dừng toàn bộ các hoạt động sinh hoạt ngoài trời.
"Hiện vẫn chưa có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn nạn ô nhiễm", Xiao Long, lãnh đạo công ty Trung Quốc, một trong hai đối tác sản xuất lều chống ô nhiễm, cho hay. Trong những ngày mà mật độ các hạt phân tử ô nhiễm trong không khí lên tới mức vô cùng nguy hiểm 650 microgram/ m3, thì ở trong lều con số này chỉ là 25 microgram.
Giám đốc Xiao Long cho biết, kể từ khi mức độ ô nhiễm không khí trở nên nặng nề hơn vào giữa tháng 1, nhu cầu đặt mua lều chống ô nhiễm từ các trường học, trung tâm thể thao nhà nước và những cá nhân giàu có đã tăng vọt. Ông cho hay, loại lều có thể phủ được trên diện tích hơn 5.000 m2 có giá khoảng hơn 1 triệu USD mỗi chiếc.
Mới đây, giới thương nhân hải ngoại từng xôn xao trước tin một triệu phú Trung Quốc rao bán những lon không khí sạch với giá 5 Nhân dân tệ/ lon. Chiêu kiếm tiền này là của ông Chen Guangbiao, CEO một công ty tái chế tài nguyên có tài sản trị giá 740 triệu USD.
Tờ nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh cho hay, triệu phú Chen bắt đầu bán các lon không khí sạch từ hồi tháng 9/2012. Khi đó, doanh thu sản phẩm này tương đối tốt, với hơn 800 USD chỉ riêng trong ngày đầu ra mắt tại Bắc Kinh. "Nếu thực sự nỗ lực, doanh thu hơn 100 triệu USD trong năm đầu tiên không thành vấn đề", ông Chen nói.
Đúng như tên gọi, sản phẩm của triệu phú Chen đơn thuần là một lon làm bằng nhôm, bên trong chứa không khí tinh khiết. Mỗi lon không khí có gắn một con chíp điện tử. Loại không khí đóng lon chủ yếu được lấy từ các khu vực ít bị ô nhiễm như Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Tạng, phía Tây Nam và Tây Bắc của Trung Quốc.
Những lon không khí sạch của ông Chen có nhiều "mùi vị" khác nhau, như "Tây Tạng nguyên sơ" hay "Đài Loan hậu công nghiệp"... Ông Chen từng nói về sản phẩm của mình trên Sina rằng, "hàng ngày, chúng ta phải hít vào người toàn khói xe độc hại. Bây giờ, chúng tôi sẽ bán không khí sạch có lợi cho sức khỏe, tuổi thọ của con người".
Triệu phú Chen cũng cảnh báo, "nếu chúng ta không bắt đầu quan tâm đến môi trường từ bây giờ thì 20, 30 năm sau nữa, con cháu chúng ta sẽ phải đeo mặt nạ chống độc và mang bình thở oxy".
Nhận định của ông Chen không hề ngoa. Các chỉ số ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 29/1 do Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc công bố cho thấy, mật độ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2,5) đạt 526 microgram/ m3, nghĩa là cao gấp hơn 20 lần so với ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển. Chúng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Các nhà chức trách đã khuyên người dân hạn chế ra ngoài, để tránh nguy cơ mắc phải những bệnh trên.
Gió ít, nhiệt độ tăng dần và khí thải tỏa ra từ các lò sưởi than cũng khiến bầu không khí ở nhiều nơi tại Trung Quốc trở nên đặc quánh và ô nhiễm cao kỷ lục. Vào giữa tháng 1 vừa qua, ở một số vùng thuộc đông bắc Trung Quốc, người ta còn đo được mật độ hạt phân tử ô nhiễm trong không khí tới hơn 1.000 microgram mỗi mét khối.
Theo tiêu chuẩn của Mỹ, mật độ hạt phân tử ô nhiễm trong không khí dưới mức 50 được xem là "tốt", dưới 100 là "trung bình". Mức trên 300 được xem là nguy hiểm và giới hạn tối đa là 500 microgram. Ở Mỹ, người ta chỉ đo được mức ô nhiễm lên tới 1.000 microgram ở những vùng nằm trên đường gió từ các đám cháy rừng lan tỏa tới.
Và trong một bối cảnh như vậy, không khí sạch đã trở thành một thứ hàng hóa hái ra tiền. Tờ Los Angeles Times số ra hôm 2/2 cho biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhạy bén với tình hình thị trường đã nhanh chân tung ra những sản phẩm chống ô nhiễm hoặc cung cấp không khí sạch. Và các sản phẩm này đang được tiêu thụ rất chạy.
Khẩu trang là một ví dụ. Sản phẩm này hiện là hàng "hot" ở Trung Quốc tương tự như hồi thế giới xảy ra đại dịch SARS (viêm đường hô hấp cấp tính) vào năm 2003. Các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, doanh số các loại khẩu trang, từ cao cấp với bộ phận lọc khí với giá khoảng 50 USD/cái đến loại rẻ tiền làm từ vải vụn, đều tăng vọt.
"Thực tế mà nói, mọi người không có sự chọn lựa nào khác", Zhao Danqing, giám đốc một công ty sản xuất khẩu trang có trụ sở ở Thượng Hải cho biết. Công ty của Zhao đã bán được 1 triệu chiếc khẩu trang với giá 5 USD mỗi chiếc kể từ mùa hè năm ngoái. Cũng như triệu phú Chen, Zhao cũng mong muốn tình hình ô nhiễm sớm thay đổi.
Với những gia đình trung lưu, máy lọc không khí đã trở thành thứ không thể thiếu. Theo Cathy Liu, giám đốc bán hàng ở một chi nhánh của Villa Lifestyle, hãng phân phối máy lọc không khí IQAir (Thụy Sỹ), thì người mua Trung Quốc giờ chiếm phần lớn, trong khi trước đây, khách hàng mua sản phẩm này chủ yếu là người ngoại quốc.
Lều chống ô nhiễm không khí cũng đang trở thành mặt hàng bán chạy tại thị trường Trung Quốc. Đây là sản phẩm của một công ty chuyên sản xuất hàng rào có trụ sở tại Thâm Quyến và một công ty chuyên làm bộ lọc không khí và các hệ thống khử trùng cho các bệnh viện, trường học, sân bay có trụ sở ở tiểu bang California của Mỹ.
Cuối tháng 1 vừa qua, trường quốc tế Bắc Kinh đã dựng hai chiếc lều hình cầu khổng lồ loại này. Một chiếc phủ lên 6 sân đánh tennis, một cái phủ sân bóng đá và sân cầu lông. Không khí sạch được bơm liên tục vào bên trong hai chiếc lều này. Trước khi có lều chống ô nhiễm, trường đã phải dừng toàn bộ các hoạt động sinh hoạt ngoài trời.
"Hiện vẫn chưa có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn nạn ô nhiễm", Xiao Long, lãnh đạo công ty Trung Quốc, một trong hai đối tác sản xuất lều chống ô nhiễm, cho hay. Trong những ngày mà mật độ các hạt phân tử ô nhiễm trong không khí lên tới mức vô cùng nguy hiểm 650 microgram/ m3, thì ở trong lều con số này chỉ là 25 microgram.
Giám đốc Xiao Long cho biết, kể từ khi mức độ ô nhiễm không khí trở nên nặng nề hơn vào giữa tháng 1, nhu cầu đặt mua lều chống ô nhiễm từ các trường học, trung tâm thể thao nhà nước và những cá nhân giàu có đã tăng vọt. Ông cho hay, loại lều có thể phủ được trên diện tích hơn 5.000 m2 có giá khoảng hơn 1 triệu USD mỗi chiếc.