Đón nguồn năng lượng tích cực
Đã sang thế kỷ 21 nhưng nhiều người Việt Nam vẫn giữ quan điểm một chiều, rằng chỉ cần khỏe về thể chất là đủ. Nhưng rõ ràng, sức khỏe tinh thần đang ngày càng được coi trọng, nhất là khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực hơn...
Cho nên, đừng ngạc nhiên nếu thấy trong tình hình nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc, những phòng tập gym, yoga, các khóa học thiền vẫn tiếp tục sinh sôi, tiếp tục phát triển, phục vụ cho mọi đối tượng. Điều đó đồng nghĩa khi nói tới sức khỏe của bản thân một cách toàn diện, ta phải quan tâm tới cả thể chất lẫn tinh thần!
Đa số chúng ta thường chỉ để ý xem thực phẩm có an toàn hay không, bổ dưỡng ra sao, luyện tập cách nào để cơ thể trông hấp dẫn, mặc quần áo cho đẹp… Nhưng chỉ rất ít người thực sự quan tâm tới nơi mình sống, cách hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bản thân. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, TVTD chỉ xin đưa ra một vài góp ý nho nhỏ để độc giả tham khảo nhằm mục đích tạo ra một không gian sống lành mạnh, có văn hóa, tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, một căn nhà không nên có quá nhiều cửa sổ, khí sẽ lưu chuyển nhanh và mạnh, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của các thành viên trong nhà. Cố gắng không để các cửa ra vào thẳng hàng nhau, trong trường hợp bất khả kháng phải bố trí bình phong, chậu cây hoặc kệ nhỏ ở giữa để luồng khí lưu chuyển chậm lại và làm lệch hướng đi của khí. Mặt trái của cửa sổ trong thành phố chính là bụi và tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn từ bên ngoài khiến người sống trong nhà sinh ra cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, hãy đặt một chậu cảnh chứa nước miệng rộng, đáy hẹp cạnh tường hoặc hàng rào để hút hết năng lượng xấu do tiếng ồn mang tới. Chậu hoa, dàn dây leo, các loại cây cối nói chung có tác dụng chắn bụi rất tốt. Hơn thế, chúng còn phát ra năng lượng dương , tạo ra không khí khỏe mạnh và sống động. Theo Ngũ hành, hướng Đông trong nhà thuộc Đại Mộc, là chủ về sức khỏe. Nên chúng ta hãy trồng cây ở hướng Đông để kích hoạt nguồn năng lượng tích cực này.
Đa số chúng ta thường chỉ để ý xem thực phẩm có an toàn hay không, bổ dưỡng ra sao, luyện tập cách nào để cơ thể trông hấp dẫn, mặc quần áo cho đẹp… Nhưng chỉ rất ít người thực sự quan tâm tới nơi mình sống, cách hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bản thân. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, TVTD chỉ xin đưa ra một vài góp ý nho nhỏ để độc giả tham khảo nhằm mục đích tạo ra một không gian sống lành mạnh, có văn hóa, tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần.
Sức khỏe đến với chúng ta từ nhiều yếu tố: do di truyền, thói quen sinh hoạt, cách ăn uống, môi trường sống, môi trường làm việc, do luyện tập, thậm chí là ảnh hưởng tâm lý do quá trình nhận thức. Vậy thì, môi trường sống ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Môi trường sống chính là căn nhà của chúng ta, nơi cuộc sống của chúng ta diễn ra hàng ngày, nơi cung cấp, tái tạo nguồn năng lượng tích cực để làm việc, vui chơi. Trong ba nhu cầu cơ bản ăn – mặc – ở, người Việt Nam vẫn chưa hình thành được ý thức rõ rệt về chuyện ở thế nào cho khỏe. Hầu hết chỉ nghĩ rằng nhà cao cửa rộng là đủ, nếu được gần phố lớn, gần trường học, bệnh viện, siêu thị, thuận tiện đi lại là đủ. Tức là vẫn chỉ chăm chú vào hình thức, sự tiện lợi, giá trị sở hữu mà chưa để ý tới lợi ích thực sự mà một nơi ở tốt có thể mang lại, chính là sức khỏe. Ngoài năng lượng do các yếu tố khác tạo ra, năng lượng từ nơi sinh sống cũng có tác động tương đối mạnh tới sức khỏe của người ở đó. Chỉ cần về các khu dân cư ở vùng ngoại thành, gần sông, gần biển, lên các khu nghỉ dưỡng Sapa, Tam Đảo là đủ để cảm nhận rõ nhất về nguồn năng lượng tích cực chúng ta thu được từ nơi ở.
Vậy các cư dân đô thị phải làm thế nào để có được nguồn năng lượng này ngay trong ngôi nhà của mình? Câu trả lời thực ra rất đơn giản và không hề khó thực hiện chút nào. Thứ đầu tiên và hết sức cơ bản mà căn nhà nào cũng phải có là cửa sổ. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất, qua đó, nắng, gió - chính là năng lượng và khí từ thiên nhiên có được cơ hội tiếp cận vào bên trong nơi chúng ta ở. Sự hợp lý về hướng khi mở cửa sổ phụ thuộc vào khu vực chúng ta sống, kích thước cửa với tỉ lệ căn phòng, với mục đích để căn phòng thường xuyên được thông thoáng, đón được ánh nắng cần thiết. Các cụ thường nói ví von "vợ hiền hòa, nhà hướng Nam" chính là ám chỉ những yếu tố tích cực nhất để mang lại cuộc sống hạnh phúc. Cửa sổ được coi như yếu tố chính để điều hòa khí và năng lượng trong nhà, là yếu tố tiên quyết cho sức khỏe của người sống bên trong.
Tuy nhiên, cuộc sống đô thị không cho tất cả chúng ta cơ hội chọn lựa nơi ở như mong muốn. Cho nên, nếu căn nhà có chật hẹp, thiếu sáng, hãy tăng cường ánh sáng nhân tạo bằng đèn, cũng mang lại năng lượng dương ấm áp, gần giống với ánh sáng tự nhiên. Và phải bằng mọi giá xử lý vấn đề thông thoáng bằng các giải pháp như sân trong, thông tầng, thậm chí cả hành lang và cửa thông phòng, cố gắng đảm bảo để khí được lưu thông trong toàn bộ khu vực ở. Những vùng không gian sống sẽ trở nên hài hòa khi năng lượng của chúng được lưu thông trôi chảy, khi đó sức khỏe, tình cảm trong con người chúng ta cũng trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn.
nang luong 09
Khi ngôi nhà đã có được sự thông thoáng cần thiết, chúng ta cũng nên để ý một chút tới việc sắp xếp, lựa chọn kiểu cách và đồ trang trí. Màu sắc trong nhà nên tương đối đơn giản, thiên về các gam sáng. Cố gắng tránh các gam màu mạnh, ví dụ phòng ngủ không được sơn tường đỏ, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người phụ nữ trong đó.
Chúng ta cũng không nên quá "tham lam" trong việc bố trí đồ nội thất, càng ít đồ càng tốt vì căn phòng sẽ có nhiều khoảng trống cho không khí lưu thông. Đó cũng là lý do vì sao chủ nghĩa tối giản đang lên ngôi trong thiết kế nội thất và sẽ còn được ưa chuộng trong một quãng thời gian rất dài nữa.
Không nên treo tranh ảnh xấu trên tường, cũng không nên treo tranh ảnh đã bị ố màu, cũ kĩ, bị bám bụi. Hình thức đồ vật và trang trí trong nhà cũng nên giản dị, tránh đục chạm cầu kỳ bởi khi không có điều kiện vệ sinh lau chùi thường xuyên, những phần bám bụi lâu ngày sẽ tích tụ khí âm không tốt. Tóm lại, nơi ở chính là nơi để chúng nghỉ ngơi, phục hồi sau ngày làm việc, những sự cầu kỳ, màu mè quá đáng sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, đôi khi còn biến chúng ta thành nô lệ cho thứ hình thức không cần thiết đó. Tất nhiên, nếu chúng ta thực sự muốn trang trí theo sở thích của bản thân, vậy hãy cân nhắc thật kĩ xem những thứ mình định bày ra, định treo lên đó có thực sự mang lại hứng thú hàng ngày hay không.
Mặt trái của cuộc sống hiện đại chính là những mệt mỏi, căng thẳng do phải đáp ứng tốc độ quá cao của công việc. Theo phong thủy, có nhiều cách để khắc phục tình trạng này, ví dụ như nuôi cá cảnh, nuôi thú cưng, bởi đó là những hoạt động tạo ra nhiều năng lượng dương tích cực cho sức khỏe. Riêng cá cảnh, hãy chọn những con có màu sắc hợp với mùa sinh: gam tối nếu sinh vào mùa đông, các gam nóng - ấm nếu sinh vào mùa hè, gam trắng, bạc nếu sinh vào mùa thu và gam xanh lá nếu sinh vào mùa xuân. Đặc biệt, nếu sinh vào tháng trước và sau hè thì tốt nhất là nuôi cá vàng.Tuyệt đối không được đặt bể cá, bể nước dưới gầm cầu thang, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ trong nhà. Cũng không được đặt trong phòng ngủ bởi đó là nơi chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn và lấy lại sinh lực. Phòng ngủ phải là nơi được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng tới mức tối đa, chỉ nên treo những tranh ảnh yêu thích, gợi kỷ niệm tươi vui, nhẹ nhàng. Dù phòng ngủ rộng cách mấy cũng không được xuất hiện bàn làm việc, máy tập thể dục, gương treo tường, không được để quần áo bẩn. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy để bàn học, bàn làm việc cách đầu giường càng xa càng tốt.
Sạch sẽ và thông thoáng, chúng ta nên trồng thêm ít cây xanh và nhớ để ý chăm tưới hàng ngày. Hãy quan tâm tới những người già, gặp gỡ những người bạn tốt khi rảnh rỗi. Đừng để ý nhà mình rộng hay hẹp, to hay nhỏ, phong cách kiến trúc, nội thất như thế nào. Nên học cách hài lòng với những gì hiện có, giản dị trong cách sống, cách ở. Khả năng tự cân bằng, biết hài hòa và điều chỉnh cuộc sống với mọi thứ xung quanh chính là chìa khóa tạo ra sức khỏe và hạnh phúc!