Dow Jones rớt hơn 100 điểm sau tuyên bố của Chủ tịch FED
Việc FED có khả năng nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự tính đã tác động mạnh tới tâm lý của nhiều nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đêm qua (19/3), với chỉ số Dow Jones rớt hơn 100 điểm, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho biết có thể nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự tính.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã coi việc tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống là một tiêu chuẩn đo lường sức khỏe của nền kinh tế. FED cũng sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định khi nào thì nâng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, việc FED có khả năng nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự tính đã tác động mạnh tới tâm lý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường.
Đà đi xuống của thị trường càng mạnh hơn, sau khi Chủ tịch FED Janet Yellen nói rằng, giai đoạn giữa việc nâng lãi suất cơ bản và kết thúc các chương trình nới lỏng định lượng (QE) có thể là 6 tháng. Với dự báo QE có thể bị ngưng vào cuối năm nay, thì thời hạn để FED tiến hành nâng mức lãi suất cơ bản có thể sẽ là vào 6 tháng cuối năm 2015.
Bên cạnh việc đưa ra khung thời gian cho kế hoạch nâng lãi suất cơ bản, FED cũng cho biết sẽ cắt giảm quy mô chương trình thu mua trái phiếu kho bạc hàng tháng từ 65 tỷ USD hiện nay, xuống còn 55 tỷ USD. Việc thu hẹp quy mô chương trình này, vốn có giá trị ban đầu là 85 tỷ USD mỗi tháng, đã được bắt đầu thực hiện kể từ cuối năm ngoái.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 114,02 điểm, tương ứng với mức giảm 0,70%, xuống còn 16.222,17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,48 điểm, tương ứng với mức 0,61%, xuống còn 1.860,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 25,71 điểm, tương ứng với mức 0,59%, xuống còn 4.307,60 điểm.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 hiện đã xuống cách mốc cao kỷ lục, khoảng 1%. Phiên liền trước, chỉ số này đã rút ngắn khoảng cách xuống còn có 0,3%. Tuy nhiên, với mức giảm mạnh đêm qua, khoảng cách lại được nối dài và trong tình huống hiện tại, S&P 500 khó có khả năng vượt qua mức kỷ lục trong khoảng thời gian ngắn.
Phiên hôm qua, bên cạnh những vấn đề kinh tế Mỹ, thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị ở Ukraine cũng như nước Cộng hòa Crimea. Bài phát biểu trước đó của Tổng thống Nga đã xoa dịu phần nào tâm lý của các nhà đầu tư, song những diễn biến mới nhất ở bán đảo Crimea không khỏi khiến mọi người lo lắng.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp, với khoảng 6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch Mỹ, thấp hơn mức bình quân 6,7 tỷ cổ phiếu các ngày kể từ đầu tháng 3 này cho đến nay. Số cổ phiếu giảm điểm cao vượt trội số tăng trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 3/1. Ở sàn Nasdaq, gần 2 mã giảm thì 1 mã tăng.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã coi việc tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống là một tiêu chuẩn đo lường sức khỏe của nền kinh tế. FED cũng sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định khi nào thì nâng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, việc FED có khả năng nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự tính đã tác động mạnh tới tâm lý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường.
Đà đi xuống của thị trường càng mạnh hơn, sau khi Chủ tịch FED Janet Yellen nói rằng, giai đoạn giữa việc nâng lãi suất cơ bản và kết thúc các chương trình nới lỏng định lượng (QE) có thể là 6 tháng. Với dự báo QE có thể bị ngưng vào cuối năm nay, thì thời hạn để FED tiến hành nâng mức lãi suất cơ bản có thể sẽ là vào 6 tháng cuối năm 2015.
Bên cạnh việc đưa ra khung thời gian cho kế hoạch nâng lãi suất cơ bản, FED cũng cho biết sẽ cắt giảm quy mô chương trình thu mua trái phiếu kho bạc hàng tháng từ 65 tỷ USD hiện nay, xuống còn 55 tỷ USD. Việc thu hẹp quy mô chương trình này, vốn có giá trị ban đầu là 85 tỷ USD mỗi tháng, đã được bắt đầu thực hiện kể từ cuối năm ngoái.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 114,02 điểm, tương ứng với mức giảm 0,70%, xuống còn 16.222,17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,48 điểm, tương ứng với mức 0,61%, xuống còn 1.860,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 25,71 điểm, tương ứng với mức 0,59%, xuống còn 4.307,60 điểm.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 hiện đã xuống cách mốc cao kỷ lục, khoảng 1%. Phiên liền trước, chỉ số này đã rút ngắn khoảng cách xuống còn có 0,3%. Tuy nhiên, với mức giảm mạnh đêm qua, khoảng cách lại được nối dài và trong tình huống hiện tại, S&P 500 khó có khả năng vượt qua mức kỷ lục trong khoảng thời gian ngắn.
Phiên hôm qua, bên cạnh những vấn đề kinh tế Mỹ, thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị ở Ukraine cũng như nước Cộng hòa Crimea. Bài phát biểu trước đó của Tổng thống Nga đã xoa dịu phần nào tâm lý của các nhà đầu tư, song những diễn biến mới nhất ở bán đảo Crimea không khỏi khiến mọi người lo lắng.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp, với khoảng 6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch Mỹ, thấp hơn mức bình quân 6,7 tỷ cổ phiếu các ngày kể từ đầu tháng 3 này cho đến nay. Số cổ phiếu giảm điểm cao vượt trội số tăng trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 3/1. Ở sàn Nasdaq, gần 2 mã giảm thì 1 mã tăng.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 16.222,17 | -114,02 | -0,70 |
S&P 500 | 1.860,77 | -11,48 | -0,61 | |
Nasdaq | 4.307,60 | -25,71 | -0,59 | |
Anh | FTSE 100 | 6.573,13 | -32,15 | -0,49 |
Pháp | CAC 40 | 4.308,06 | -5,20 | -0,12 |
Đức | DAX | 9.277,05 | +34,50 | +0,37 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.462,52 | +51,25 | +0,36 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.568,69 | -14,81 | -0,07 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.021,73 | -3,46 | -0,17 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.689,46 | -42,48 | -0,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.937,68 | -2,53 | -0,13 |
Singapore | Straits Times | 3.080,75 | -13,09 | -0,42 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |