Dự án lớn và vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Hải Phòng gần đây đã liên tiếp thu hút được các nhà đầu tư lớn, với những dự án quy mô nhiều nghìn tỷ đồng, là điều rất đáng mừng
Sau sự cố vi phạm nghiêm trọng môi trường của Formosa Hà Tĩnh và của không ít dự án rải rác ở nhiều nơi, vấn đề môi trường đã được đặt thành tiêu chí hàng đầu cần phải được xem xét nghiêm ngặt. Nhưng còn một vấn đề khác chưa được nhắc đến nhiều, chưa được cảnh báo đầy đủ là đầu tư phải tôn trọng thiên nhiên, giữ tối đa môi trường cảnh quan thiên nhiên.
Trên phạm vi toàn quốc, sau những dự án được đầu tư cả nghìn tỷ đồng từ các chủ đầu tư là doanh nghiệp trong tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội”, chắc đã đến thời kỳ không dễ có những dự án tương tự có nguồn gốc từ ngân sách quốc gia được phê duyệt. Rất mừng là hàng loạt dự án quy mô lớn của các tập đoàn lớn, trong ngoài nước, đã được khuyến khích đầu tư, triển khai hiệu quả.
Các dự án thuộc thành phần kinh tế này ngày càng nhiều, được các địa phương rất quan tâm, và xem ra dễ được chấp thuận, nhanh chóng được cấp phép triển khai, bởi huy động được dòng vốn ngoài nhà nước, và lúc đầu gần như không gặp trở ngại gì.
Sau sự cố vi phạm nghiêm trọng môi trường của Formosa Hà Tĩnh và của không ít dự án rải rác ở nhiều nơi, vấn đề môi trường đã được đặt thành tiêu chí hàng đầu cần phải được xem xét nghiêm ngặt.
Đến nay khuyến khích đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương đã được gắn với điều kiện phải bảo vệ được môi trường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngại nhiều lần, nói ở nhiều nơi, không đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh chung đó, Hải Phòng gần đây đã liên tiếp thu hút được các nhà đầu tư lớn, với những dự án quy mô nhiều nghìn tỷ đồng, là điều rất đáng mừng. Tổng vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng đến nay đã lên tới hơn 12 tỷ USD vượt xa nhiều tỉnh thành khác, hầu hết được đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo điện tử...
Các nhà đầu tư trong nước cũng đã, đang có những dự án lớn vào Hải Phòng. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực du lịch Hải Phòng đã có dự án Venus Cát Bà của Tập đoàn GIICO với 2,3 tỷ USD, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp ở đảo Hòn Dấu của Tập đoàn Him Lam 5.000 tỷ đồng, dự án văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp của Tập đoàn Xuân Trường 10.000 tỷ đồng, dự án Khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên 19.000 tỷ đồng của Tập đoàn Vingroup, dự án khách sạn Hilton 5 sao của Tập đoàn BGR 2.200 tỷ đồng, hay FLC đang chuẩn bị đầu tư vào Đồ Sơn...
Chắc chắn rằng với kinh nghiệm đã có, với sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và các cơ quan chức năng của thành phố, của các nhà đầu tư, Hải Phòng sẽ không để xảy ra những sự cố đáng tiếc về ô nhiễm môi trường, cả tự nhiên và xã hội, cả môi trường nước, không khí, đất đai, rừng biển như đã từng có ở nhiều nơi.
Một vấn đề khác rất đáng được quan tâm, nhưng còn chưa được nhắc đến nhiều, chưa được cảnh báo đầy đủ là đầu tư phải tôn trọng thiên nhiên, giữ tối đa môi trường cảnh quan thiên nhiên. Trong du lịch, không thiếu gì thực tế cay đắng là chưa đầu tư thì còn, đầu tư vào thì mất.
Mất tài nguyên, còn một khối bê tông cốt thép, không khách nào đến cả. Du lịch thế giới có những quy định rất nghiêm ngặt như chiều cao nhà cao tầng ven biển không cao quá ngọn dừa, quy định độ lùi giật cấp bắt buộc đối với các công trình xây cất bên bờ biển, quy định về hoàn nguyên môi trường cảnh quan mỗi khi có việc đào bới san ủi trên các đảo ngoài khơi...
Với Hòn Dấu bé và huyền bí thế, trước đây người làm du lịch cứ mượn lời đồn của các cụ để truyền đến du khách là ở đây linh thiêng lắm, không ai được mang đi một hòn đá, ngọn cây, mới giữ được Hòn Dấu xanh đẹp đến nay.
Không biết 5.000 tỷ đồng đầu tư vào đây, vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Hòn Dấu đã được đặt ra để kiểm soát chặt chẽ đến mức nào? Ở nhiều nơi trên thế giới những khu vực nhạy cảm như thế, để chặt hạ 1 cây xanh cần có chữ ký của 3 nhân vật có trách nhiệm!
Khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đang rất cần được đầu tư, nhưng ở đây không phải là quy mô vốn, mà cần một hàm lượng chất xám với chiều sâu văn hóa, tạo dựng lại một miền quê cổ tích, sẽ trở thành một khu du lịch văn hóa rất hấp dẫn riêng có của Hải Phòng.
Nghe nói sắp có dự án mở đường rộng 50 m vào Khu di tích, để phục vụ hậu cần lễ hội 5 năm một lần, không biết có làm mất đi vẻ tĩnh lặng của khu di tích quốc gia đặc biệt này không!
Cát Bà cũng vậy, để bảo vệ khu sinh quyển thế giới, bảo vệ Vườn quốc gia, giữ loài voọc má trắng chỉ còn đếm được trên dưới 50 cá thể, giữ mãi vịnh Lan Hạ là vùng vịnh yên tĩnh hiếm có trên thế giới, đáp ứng nhu cầu trở về với thiên nhiên nguyên sơ của du khách cả trong ngoài nước, lãnh đạo thành phố và huyện Cát Hải đang chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng sinh thái, càng cần thận trọng xét cấp các dự án lớn, quy mô to có khả năng xâm hại nhiều đến môi trường cảnh quan mà thiên nhiên ngàn đời đã tạo dựng ban tặng Hải Phòng.
* Tác giả bài viết là nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trên phạm vi toàn quốc, sau những dự án được đầu tư cả nghìn tỷ đồng từ các chủ đầu tư là doanh nghiệp trong tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội”, chắc đã đến thời kỳ không dễ có những dự án tương tự có nguồn gốc từ ngân sách quốc gia được phê duyệt. Rất mừng là hàng loạt dự án quy mô lớn của các tập đoàn lớn, trong ngoài nước, đã được khuyến khích đầu tư, triển khai hiệu quả.
Các dự án thuộc thành phần kinh tế này ngày càng nhiều, được các địa phương rất quan tâm, và xem ra dễ được chấp thuận, nhanh chóng được cấp phép triển khai, bởi huy động được dòng vốn ngoài nhà nước, và lúc đầu gần như không gặp trở ngại gì.
Sau sự cố vi phạm nghiêm trọng môi trường của Formosa Hà Tĩnh và của không ít dự án rải rác ở nhiều nơi, vấn đề môi trường đã được đặt thành tiêu chí hàng đầu cần phải được xem xét nghiêm ngặt.
Đến nay khuyến khích đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương đã được gắn với điều kiện phải bảo vệ được môi trường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngại nhiều lần, nói ở nhiều nơi, không đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh chung đó, Hải Phòng gần đây đã liên tiếp thu hút được các nhà đầu tư lớn, với những dự án quy mô nhiều nghìn tỷ đồng, là điều rất đáng mừng. Tổng vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng đến nay đã lên tới hơn 12 tỷ USD vượt xa nhiều tỉnh thành khác, hầu hết được đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo điện tử...
Các nhà đầu tư trong nước cũng đã, đang có những dự án lớn vào Hải Phòng. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực du lịch Hải Phòng đã có dự án Venus Cát Bà của Tập đoàn GIICO với 2,3 tỷ USD, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp ở đảo Hòn Dấu của Tập đoàn Him Lam 5.000 tỷ đồng, dự án văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp của Tập đoàn Xuân Trường 10.000 tỷ đồng, dự án Khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên 19.000 tỷ đồng của Tập đoàn Vingroup, dự án khách sạn Hilton 5 sao của Tập đoàn BGR 2.200 tỷ đồng, hay FLC đang chuẩn bị đầu tư vào Đồ Sơn...
Chắc chắn rằng với kinh nghiệm đã có, với sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và các cơ quan chức năng của thành phố, của các nhà đầu tư, Hải Phòng sẽ không để xảy ra những sự cố đáng tiếc về ô nhiễm môi trường, cả tự nhiên và xã hội, cả môi trường nước, không khí, đất đai, rừng biển như đã từng có ở nhiều nơi.
Một vấn đề khác rất đáng được quan tâm, nhưng còn chưa được nhắc đến nhiều, chưa được cảnh báo đầy đủ là đầu tư phải tôn trọng thiên nhiên, giữ tối đa môi trường cảnh quan thiên nhiên. Trong du lịch, không thiếu gì thực tế cay đắng là chưa đầu tư thì còn, đầu tư vào thì mất.
Mất tài nguyên, còn một khối bê tông cốt thép, không khách nào đến cả. Du lịch thế giới có những quy định rất nghiêm ngặt như chiều cao nhà cao tầng ven biển không cao quá ngọn dừa, quy định độ lùi giật cấp bắt buộc đối với các công trình xây cất bên bờ biển, quy định về hoàn nguyên môi trường cảnh quan mỗi khi có việc đào bới san ủi trên các đảo ngoài khơi...
Với Hòn Dấu bé và huyền bí thế, trước đây người làm du lịch cứ mượn lời đồn của các cụ để truyền đến du khách là ở đây linh thiêng lắm, không ai được mang đi một hòn đá, ngọn cây, mới giữ được Hòn Dấu xanh đẹp đến nay.
Không biết 5.000 tỷ đồng đầu tư vào đây, vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Hòn Dấu đã được đặt ra để kiểm soát chặt chẽ đến mức nào? Ở nhiều nơi trên thế giới những khu vực nhạy cảm như thế, để chặt hạ 1 cây xanh cần có chữ ký của 3 nhân vật có trách nhiệm!
Khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đang rất cần được đầu tư, nhưng ở đây không phải là quy mô vốn, mà cần một hàm lượng chất xám với chiều sâu văn hóa, tạo dựng lại một miền quê cổ tích, sẽ trở thành một khu du lịch văn hóa rất hấp dẫn riêng có của Hải Phòng.
Nghe nói sắp có dự án mở đường rộng 50 m vào Khu di tích, để phục vụ hậu cần lễ hội 5 năm một lần, không biết có làm mất đi vẻ tĩnh lặng của khu di tích quốc gia đặc biệt này không!
Cát Bà cũng vậy, để bảo vệ khu sinh quyển thế giới, bảo vệ Vườn quốc gia, giữ loài voọc má trắng chỉ còn đếm được trên dưới 50 cá thể, giữ mãi vịnh Lan Hạ là vùng vịnh yên tĩnh hiếm có trên thế giới, đáp ứng nhu cầu trở về với thiên nhiên nguyên sơ của du khách cả trong ngoài nước, lãnh đạo thành phố và huyện Cát Hải đang chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng sinh thái, càng cần thận trọng xét cấp các dự án lớn, quy mô to có khả năng xâm hại nhiều đến môi trường cảnh quan mà thiên nhiên ngàn đời đã tạo dựng ban tặng Hải Phòng.
* Tác giả bài viết là nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam