Du lịch Thái Lan ế ẩm nhất trong nhiều thập kỷ
Suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị đẩy ngành du lịch Thái Lan vào một giai đoạn tụt dốc hiếm gặp
Những khách sạn hạng sang vắng teo và những quầy bar trống trơn là vài dấu hiệu cho thấy, ngành du lịch của Thái Lan đang trải qua giai đoạn sụt giảm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Sự xuống dốc này là kết quả của việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và tình hình bất ổn chính trị ngay tại xứ Chùa vàng.
“Lúc này, việc làm ăn diễn ra rất chậm chạp. Có những đêm, chúng tôi chỉ có duy nhất một vị khách”, một vũ công có tên Jodie ở phố đèn đỏ Nana tại Bangkok cho hay.
Vẻ chán nản của vũ công này cũng là tâm trạng chung của tất cả mọi người đang làm trong ngành du lịch tại Thái Lan. Ngành công nghiệp không khói chiếm 6% GDP và tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu người ở quốc gia Đông Nam Á này
Theo bà Phornsiri Manoharn, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Thái Lan, 8 ngày đóng cửa vừa qua của sân bay quốc tế Bangkok do bạo loạn đã khiến hàng triệu du khách nước ngoài hủy chuyến đi tới Thái, hoặc chuyển tới một địa điểm du lịch khác.
“Đây là thiệt hại lớn nhất mà chúng tôi từng phải đối mặt trong 48 năm phát triển ngành du lịch tại Thái Lan”, bà Manoharn cho biết. Những sự cố trước đây như thảm họa sóng thần tháng 12/2004, dịch cúm gà và dịch SARS cũng không gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch của Thái Lan như lần này.
Dự kiến, số du khách nước ngoài tới Thái Lan trong tháng 12 này sẽ là 500.000 người, chỉ bằng 1/3 so với dự báo ban đầu. Do đó, mục tiêu của Cơ quan Du lịch Thái Lan thu hút 15,5 triệu du khách trong năm nay và 16 triệu du khách trong năm tới có lẽ khó trở thành hiện thực.
Vào tháng 12 hàng năm, tỷ lệ sử dụng phòng trong các khách sạn hàng đầu ở Bangkok thường là 70%. Tuy nhiên, con số này trong tháng 12 năm nay chỉ là 25%, khiến ban quản lý các khách sạn phải đóng cửa một số tầng, cắt hợp đồng với nhà thầu và cho nhân viên nghỉ việc không lương.
“Có thể nói, tháng này là tháng mà tỷ lệ đặt phòng ở mức thấp nhất trong lịch sử của khách sạn chúng tôi”, Giám đốc điều hành Wayne Buckingham của khách sạn Royal Orchid Sheraton có 740 phòng cho hay.
Hoạt động phụ vụ hội nghị và doanh nghiệp bị ảnh hưởng đặc biệt mạnh. Trong số các mảng của ngành du lịch, đây là mạng nhạy cảm hơn cả trước những cảnh báo phát đi từ việc sân bay Bangkok bị chiếm giữ thời gian qua - đỉnh điểm của nhiều tháng đối đầu chính trị tại Thái Lan.
Tuy nhiên, ông Buckingham cho rằng, người châu Á đã từng vượt qua được những giai đoạn suy giảm kinh tế tương tự trước đây, và cũng sẽ vượt qua được sự đi xuống hiện nay. “Nhưng có lẽ lần suy giảm này sẽ kéo dài hơn một chút”, ông nói. Cũng theo ông Buckingham, sẽ mất khoảng 12 – 18 tháng để mọi việc trở lại trạng thái bình thường.
Phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu, kinh tế Thái Lan đang chịu tác động mạnh từ sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 11 đã giảm 18,6%, mạnh nhất trong vòng 17 năm trở lại đây. Nhiều nhà phân tích cho rằng, thời gian bạo loạn vừa qua có thể như giọt nước làm tràn ly, đẩy kinh tế Thái rơi vào suy thoái.
Thậm chí cả khi ngành du lịch Thái Lan tránh được nguy cơ phải sa thải hàng loạt nhân lực như những gì đã xảy ra ở các ngành công nghiệp khác ở nước này, việc đưa ngành này trở lại với trạng thái bình thường sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với tân Thủ tướng nước này, ông Abhisit Vejjajiva.
(Theo Reuters)
Sự xuống dốc này là kết quả của việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và tình hình bất ổn chính trị ngay tại xứ Chùa vàng.
“Lúc này, việc làm ăn diễn ra rất chậm chạp. Có những đêm, chúng tôi chỉ có duy nhất một vị khách”, một vũ công có tên Jodie ở phố đèn đỏ Nana tại Bangkok cho hay.
Vẻ chán nản của vũ công này cũng là tâm trạng chung của tất cả mọi người đang làm trong ngành du lịch tại Thái Lan. Ngành công nghiệp không khói chiếm 6% GDP và tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu người ở quốc gia Đông Nam Á này
Theo bà Phornsiri Manoharn, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Thái Lan, 8 ngày đóng cửa vừa qua của sân bay quốc tế Bangkok do bạo loạn đã khiến hàng triệu du khách nước ngoài hủy chuyến đi tới Thái, hoặc chuyển tới một địa điểm du lịch khác.
“Đây là thiệt hại lớn nhất mà chúng tôi từng phải đối mặt trong 48 năm phát triển ngành du lịch tại Thái Lan”, bà Manoharn cho biết. Những sự cố trước đây như thảm họa sóng thần tháng 12/2004, dịch cúm gà và dịch SARS cũng không gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch của Thái Lan như lần này.
Dự kiến, số du khách nước ngoài tới Thái Lan trong tháng 12 này sẽ là 500.000 người, chỉ bằng 1/3 so với dự báo ban đầu. Do đó, mục tiêu của Cơ quan Du lịch Thái Lan thu hút 15,5 triệu du khách trong năm nay và 16 triệu du khách trong năm tới có lẽ khó trở thành hiện thực.
Vào tháng 12 hàng năm, tỷ lệ sử dụng phòng trong các khách sạn hàng đầu ở Bangkok thường là 70%. Tuy nhiên, con số này trong tháng 12 năm nay chỉ là 25%, khiến ban quản lý các khách sạn phải đóng cửa một số tầng, cắt hợp đồng với nhà thầu và cho nhân viên nghỉ việc không lương.
“Có thể nói, tháng này là tháng mà tỷ lệ đặt phòng ở mức thấp nhất trong lịch sử của khách sạn chúng tôi”, Giám đốc điều hành Wayne Buckingham của khách sạn Royal Orchid Sheraton có 740 phòng cho hay.
Hoạt động phụ vụ hội nghị và doanh nghiệp bị ảnh hưởng đặc biệt mạnh. Trong số các mảng của ngành du lịch, đây là mạng nhạy cảm hơn cả trước những cảnh báo phát đi từ việc sân bay Bangkok bị chiếm giữ thời gian qua - đỉnh điểm của nhiều tháng đối đầu chính trị tại Thái Lan.
Tuy nhiên, ông Buckingham cho rằng, người châu Á đã từng vượt qua được những giai đoạn suy giảm kinh tế tương tự trước đây, và cũng sẽ vượt qua được sự đi xuống hiện nay. “Nhưng có lẽ lần suy giảm này sẽ kéo dài hơn một chút”, ông nói. Cũng theo ông Buckingham, sẽ mất khoảng 12 – 18 tháng để mọi việc trở lại trạng thái bình thường.
Phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu, kinh tế Thái Lan đang chịu tác động mạnh từ sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 11 đã giảm 18,6%, mạnh nhất trong vòng 17 năm trở lại đây. Nhiều nhà phân tích cho rằng, thời gian bạo loạn vừa qua có thể như giọt nước làm tràn ly, đẩy kinh tế Thái rơi vào suy thoái.
Thậm chí cả khi ngành du lịch Thái Lan tránh được nguy cơ phải sa thải hàng loạt nhân lực như những gì đã xảy ra ở các ngành công nghiệp khác ở nước này, việc đưa ngành này trở lại với trạng thái bình thường sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với tân Thủ tướng nước này, ông Abhisit Vejjajiva.
(Theo Reuters)