Du lịch xanh vì kinh tế xanh
Ngành du lịch toàn cầu đang thức tỉnh trước những nguy cơ bị ảnh hưởng từ ô nhiềm môi trường do chính các hoạt động du lịch đem lại
Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố năm 2017 là “Năm quốc tế về du lịch bền vững vì sự phát triển” và ngày Du lịch thế giới 2017 (27/9) đã chọn chủ đề “Du lịch bền vững: Cách thức để phát triển”. Điều đó cho thấy ngành du lịch toàn cầu đang thức tỉnh trước những nguy cơ bị ảnh hưởng từ ô nhiềm môi trường do chính các hoạt động du lịch đem lại.
Liên hoan các doanh nghiệp du lịch toàn quốc năm 2017 (The Guide Awards) có lẽ là nơi lần đầu tiên tại Việt Nam mà vấn dề môi trường du lịch được đề cập một cách mạnh mẽ, toàn diện nhất. The Guide Awards quy tụ 115 doanh nghiệp hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam và là những tên tuổi có thể tạo nên sự thay đổi lớn lao trong cuộc “cách mạng” vì một ngành du lịch xanh, bền vững cho một nền kinh tế xanh.
Tiếng chuông từ The Guide Awards
The Guide Awards là một chương trình thường niên được Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức 17 năm qua. Tại lần thứ 18 này, The Guide Awards chọn chủ đề “Du lịch xanh vì một nền kinh tế xanh” làm trọng tâm. Vấn đề mà The Guide Awards đặt ra lần này giống như một tiếng chuông báo động cho ngành du lịch Việt Nam về vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhận định, nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam rất nhiều nhưng khai thác mới dừng ở bề nổi, cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích... tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.
“Với chủ đề Du lịch xanh - vì một nền kinh tế xanh, The Guide Awards mong muốn là cầu nối, nơi các đơn vị kinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách cùng gặp gỡ, giao lưu và trao đổi, cùng hướng về một nền du lịch phát triển xanh và bền vững trong tương lai”, ông Bình nhấn mạnh.
Ngành du lịch đang là một ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc phát triển quá nóng đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch.
Ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ và môi trường - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhận xét, quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để.
Vì thế nguy cơ ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra, nhất là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu sông, suối, ao hồ, bãi biển. GS.TS. Tạ Hòa Phương - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhìn nhận: “Đến nay các hành vi xả rác tại các khu du lịch này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Tôi đã đến các điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà, Sa Pa, Phong Nha - Kẻ Bàng... thực tế cho thấy, mặc dù Ban quản lý đã cố gắng bảo đảm vệ sinh môi trường khi đặt nhiều thùng rác nhưng vẫn không tránh được tình trạng vứt rác bừa bãi...".
"Đó là những hành vi xâm phạm môi trường trực diện. Ngoài ra cũng phải tính tới việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và thay đổi quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật", giáo sư Phương nhấn mạnh.
Tìm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp
GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục môi trường - Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sự thiếu hiểu biết và làm lấy được mà không tính đến hậu quả lâu dài, một số dự án với các khu resort, khách sạn hạng sang, cáp treo và các công trình bê tông sẽ gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài cho các hệ sinh thái nguyên sơ dễ bị tổn thương, kéo theo nguy cơ phá hủy các thành phần môi trường quan trọng là cơ sở của du lịch sinh thái. Ngoài ra, việc thu hút cộng đồng nông thôn tham gia du lịch mở ra nhiều triển vọng mới cho du lịch nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro với môi trường du lịch nếu người dân không được trang bị kiến thức đầy đủ...
“Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch là do công tác bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du lịch chưa được quan tâm thỏa đáng. Bản thân các cơ sở kinh doanh du lịch chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh, sản xuất với vấn đề bảo vệ môi trường”, TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, khẳng định.
Cũng theo ông Vinh, nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, đến nay ngành du lịch chưa xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, nhất là với các cơ sở kinh doanh du lịch, gây lúng túng khi áp dụng trong thực tiễn. Những quy định, chế tài, mức phạt kinh tế đối với các hành vi xả thải bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường du lịch chưa cụ thể và chưa đủ mạnh.
Ông Trương Văn Đạt - Phó vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền - Bộ Tài nguyên Môi trường cũng chỉ rõ, đến nay chúng ta chưa có cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường ngành du lịch. Chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về môi trường du lịch Việt Nam làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Chưa xây dựng, ban hành hướng dẫn về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch.
PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cho rằng, quan sát dọc bờ biển cho thấy du lịch đang phát triển mạnh về hướng biển. Ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Do đó cần kiên quyết áp dụng các biện pháp đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động du lịch có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như rút giấy phép kinh doanh và phạt hành chính, yêu cầu khắc phục ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho người lao động ngành du lịch...
PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng “Các cơ sở du lịch và dịch vụ thường nằm trong một khu, điểm du lịch nhất định, bởi vậy việc hình thành mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; ban quản lý các khu, điểm du lịch; chính quyền địa phương; cộng đồng địa phương và khách du lịch... là hợp lý và cần thiết. Mô hình này cần có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia và quy chế thực hiện cụ thể để các thành phần tham gia căn cứ thực hiện".
TS. Trương Sỹ Vinh cho rằng, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, mà còn có vai trò không nhỏ của du khách - những người trực tiếp thụ hưởng dịch vụ du lịch. Do đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.
Đổi mới tư duy, nhận thức phát triển du lịch
“Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra những yêu cầu liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Đó là, đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế... Phát triển du lịch cần đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng với sự an toàn và bền vững của hệ môi trường sinh thái, cân bằng, ổn định về xã hội và con người để tránh gây ra những tổn hại, ảnh hưởng tới các di sản văn hóa... Việt Nam vốn là đất nước với hệ sinh thái đa dạng, phong phú các di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới cần được gìn giữ, bảo tồn. Do đó những yêu cầu về môi trường du lịch càng quan trọng và cấp thiết”.
Với tiêu chí nổi bật về đảm bảo những giá trị xanh và phát triển bền vững, Ban tổ chức The Guide Awards 2017 đã khảo sát, tập hợp ý kiến đánh giá, bình chọn và vinh danh 115 thương hiệu được chia theo 6 nhóm dịch vụ, bao gồm: Khu nghỉ dưỡng (với 40 resort), Khách sạn (37 khách sạn), Khu căn hộ cho thuê (02 khu căn hộ), Nhà hàng (18 Nhà hàng), Đơn vị Lữ hành (17 đơn vị) và Mua sắm & Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (4 doanh nghiệp).
Liên hoan các doanh nghiệp du lịch toàn quốc năm 2017 (The Guide Awards) có lẽ là nơi lần đầu tiên tại Việt Nam mà vấn dề môi trường du lịch được đề cập một cách mạnh mẽ, toàn diện nhất. The Guide Awards quy tụ 115 doanh nghiệp hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam và là những tên tuổi có thể tạo nên sự thay đổi lớn lao trong cuộc “cách mạng” vì một ngành du lịch xanh, bền vững cho một nền kinh tế xanh.
Tiếng chuông từ The Guide Awards
The Guide Awards là một chương trình thường niên được Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức 17 năm qua. Tại lần thứ 18 này, The Guide Awards chọn chủ đề “Du lịch xanh vì một nền kinh tế xanh” làm trọng tâm. Vấn đề mà The Guide Awards đặt ra lần này giống như một tiếng chuông báo động cho ngành du lịch Việt Nam về vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhận định, nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam rất nhiều nhưng khai thác mới dừng ở bề nổi, cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích... tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.
“Với chủ đề Du lịch xanh - vì một nền kinh tế xanh, The Guide Awards mong muốn là cầu nối, nơi các đơn vị kinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách cùng gặp gỡ, giao lưu và trao đổi, cùng hướng về một nền du lịch phát triển xanh và bền vững trong tương lai”, ông Bình nhấn mạnh.
Ngành du lịch đang là một ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc phát triển quá nóng đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch.
Ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ và môi trường - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhận xét, quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để.
Vì thế nguy cơ ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra, nhất là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu sông, suối, ao hồ, bãi biển. GS.TS. Tạ Hòa Phương - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhìn nhận: “Đến nay các hành vi xả rác tại các khu du lịch này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Tôi đã đến các điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà, Sa Pa, Phong Nha - Kẻ Bàng... thực tế cho thấy, mặc dù Ban quản lý đã cố gắng bảo đảm vệ sinh môi trường khi đặt nhiều thùng rác nhưng vẫn không tránh được tình trạng vứt rác bừa bãi...".
"Đó là những hành vi xâm phạm môi trường trực diện. Ngoài ra cũng phải tính tới việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và thay đổi quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật", giáo sư Phương nhấn mạnh.
Tìm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp
GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục môi trường - Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sự thiếu hiểu biết và làm lấy được mà không tính đến hậu quả lâu dài, một số dự án với các khu resort, khách sạn hạng sang, cáp treo và các công trình bê tông sẽ gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài cho các hệ sinh thái nguyên sơ dễ bị tổn thương, kéo theo nguy cơ phá hủy các thành phần môi trường quan trọng là cơ sở của du lịch sinh thái. Ngoài ra, việc thu hút cộng đồng nông thôn tham gia du lịch mở ra nhiều triển vọng mới cho du lịch nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro với môi trường du lịch nếu người dân không được trang bị kiến thức đầy đủ...
“Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch là do công tác bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du lịch chưa được quan tâm thỏa đáng. Bản thân các cơ sở kinh doanh du lịch chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh, sản xuất với vấn đề bảo vệ môi trường”, TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, khẳng định.
Cũng theo ông Vinh, nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, đến nay ngành du lịch chưa xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, nhất là với các cơ sở kinh doanh du lịch, gây lúng túng khi áp dụng trong thực tiễn. Những quy định, chế tài, mức phạt kinh tế đối với các hành vi xả thải bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường du lịch chưa cụ thể và chưa đủ mạnh.
Ông Trương Văn Đạt - Phó vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền - Bộ Tài nguyên Môi trường cũng chỉ rõ, đến nay chúng ta chưa có cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường ngành du lịch. Chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về môi trường du lịch Việt Nam làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Chưa xây dựng, ban hành hướng dẫn về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch.
PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cho rằng, quan sát dọc bờ biển cho thấy du lịch đang phát triển mạnh về hướng biển. Ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Do đó cần kiên quyết áp dụng các biện pháp đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động du lịch có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như rút giấy phép kinh doanh và phạt hành chính, yêu cầu khắc phục ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho người lao động ngành du lịch...
PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng “Các cơ sở du lịch và dịch vụ thường nằm trong một khu, điểm du lịch nhất định, bởi vậy việc hình thành mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; ban quản lý các khu, điểm du lịch; chính quyền địa phương; cộng đồng địa phương và khách du lịch... là hợp lý và cần thiết. Mô hình này cần có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia và quy chế thực hiện cụ thể để các thành phần tham gia căn cứ thực hiện".
TS. Trương Sỹ Vinh cho rằng, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, mà còn có vai trò không nhỏ của du khách - những người trực tiếp thụ hưởng dịch vụ du lịch. Do đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.
Đổi mới tư duy, nhận thức phát triển du lịch
“Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra những yêu cầu liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Đó là, đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế... Phát triển du lịch cần đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng với sự an toàn và bền vững của hệ môi trường sinh thái, cân bằng, ổn định về xã hội và con người để tránh gây ra những tổn hại, ảnh hưởng tới các di sản văn hóa... Việt Nam vốn là đất nước với hệ sinh thái đa dạng, phong phú các di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới cần được gìn giữ, bảo tồn. Do đó những yêu cầu về môi trường du lịch càng quan trọng và cấp thiết”.
Với tiêu chí nổi bật về đảm bảo những giá trị xanh và phát triển bền vững, Ban tổ chức The Guide Awards 2017 đã khảo sát, tập hợp ý kiến đánh giá, bình chọn và vinh danh 115 thương hiệu được chia theo 6 nhóm dịch vụ, bao gồm: Khu nghỉ dưỡng (với 40 resort), Khách sạn (37 khách sạn), Khu căn hộ cho thuê (02 khu căn hộ), Nhà hàng (18 Nhà hàng), Đơn vị Lữ hành (17 đơn vị) và Mua sắm & Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (4 doanh nghiệp).