Đức quá tải, Áo đóng cửa với người di cư
Thủ tướng Áo Werner Faymann khẳng định, đã đến lúc phải đưa mọi chuyện trở lại bình thường
Trong tuyên bố mới nhất của mình, Chính phủ Áo khẳng định sẽ chấm dứt các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ cho người di cư và tiến đến đóng cửa biên giới.
Vào tuần trước, sau khi bức ảnh của một em bé Syria chết bên bờ biển được công bố khiến cả thế giới choáng váng về những cực khổ mà người di cư gặp phải khi cố gắng vào châu Âu, Chính phủ Áo đã tạm ngưng các biện pháp kiểm tra nhân thân khu vực biên giới, cũng như nới lỏng các quy định trong việc nộp hồ sơ xin tị nạn.
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Áo Werner Faymann khẳng định nước này đã hành động kịp thời và đúng đắn trong trường hợp khẩn cấp, và nay đã đến lúc phải đưa mọi chuyện trở lại bình thường.
Ông cũng cho biết Áo đã hỗ trợ cho ít nhất 12 nghìn người di cư.
Quyết định chấm dứt hỗ trợ của Áo được đưa ra sau các cuộc bàn thảo qua điện thoại giữa Thủ tướng Áo Werner Faymann với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người phản đối dữ dội việc tiếp nhận người di cư.
Trong khi đó tại Munich, thủ phủ của một trong những bang giàu nhất ở Đức, số lượng người di cư đến ngày một đông.
Ông Christoph Hillenbrand, thị trưởng Munich công bố đã có 13 nghìn người đến thành phố trong ngày Chủ Nhật và khoảng 11 nghìn người khác đến trong ngày thứ Hai. Ông nói, Munich đang quá tải.
Nhà chức trách Munich cho biết họ đã phải sử dụng đến cả gara ôtô cũ cũng như nhà kho để làm chỗ ở cho người di cư. Khu trung tâm hội chợ triển lãm của thành phố cũng đã được huy động. Khoảng hơn 3.000 chiếc giường đã được kê thêm. 4.000 người di cư được đưa đến một số bang khác tại Đức.
Kết quả một cuộc khảo sát mới đây tại Pháp cho thấy, 55% người dân nước này phản đối việc nới lỏng quy định đối với người nhập cư.
Số lượng người di cư Syria đến châu Âu cho đến nay vẫn còn khiêm tốn nếu so với con số gần 4 triệu người đã chạy sang các nước như Syria, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
Thời gian gần đây, Mỹ chịu nhiều áp lực trong việc phải tiếp nhận thêm người di cư Syria. Trong khi đó tại Trung Đông, các nước láng giềng của Syria tiếp tục dùng mọi biện pháp để từ chối tiếp nhận người di cư.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tăng cường an ninh, xây thêm hàng rào ở khu vực biên giới để ngăn người di cư.
Trong khi đó, chính phủ các nước vùng Vịnh như Qatar, Coét, Bahrain, Saudi Arabia và UAE tiếp tục làm ngơ trước làn sóng di cư từ Syria.
Vào tuần trước, sau khi bức ảnh của một em bé Syria chết bên bờ biển được công bố khiến cả thế giới choáng váng về những cực khổ mà người di cư gặp phải khi cố gắng vào châu Âu, Chính phủ Áo đã tạm ngưng các biện pháp kiểm tra nhân thân khu vực biên giới, cũng như nới lỏng các quy định trong việc nộp hồ sơ xin tị nạn.
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Áo Werner Faymann khẳng định nước này đã hành động kịp thời và đúng đắn trong trường hợp khẩn cấp, và nay đã đến lúc phải đưa mọi chuyện trở lại bình thường.
Ông cũng cho biết Áo đã hỗ trợ cho ít nhất 12 nghìn người di cư.
Quyết định chấm dứt hỗ trợ của Áo được đưa ra sau các cuộc bàn thảo qua điện thoại giữa Thủ tướng Áo Werner Faymann với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người phản đối dữ dội việc tiếp nhận người di cư.
Trong khi đó tại Munich, thủ phủ của một trong những bang giàu nhất ở Đức, số lượng người di cư đến ngày một đông.
Ông Christoph Hillenbrand, thị trưởng Munich công bố đã có 13 nghìn người đến thành phố trong ngày Chủ Nhật và khoảng 11 nghìn người khác đến trong ngày thứ Hai. Ông nói, Munich đang quá tải.
Nhà chức trách Munich cho biết họ đã phải sử dụng đến cả gara ôtô cũ cũng như nhà kho để làm chỗ ở cho người di cư. Khu trung tâm hội chợ triển lãm của thành phố cũng đã được huy động. Khoảng hơn 3.000 chiếc giường đã được kê thêm. 4.000 người di cư được đưa đến một số bang khác tại Đức.
Kết quả một cuộc khảo sát mới đây tại Pháp cho thấy, 55% người dân nước này phản đối việc nới lỏng quy định đối với người nhập cư.
Số lượng người di cư Syria đến châu Âu cho đến nay vẫn còn khiêm tốn nếu so với con số gần 4 triệu người đã chạy sang các nước như Syria, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
Thời gian gần đây, Mỹ chịu nhiều áp lực trong việc phải tiếp nhận thêm người di cư Syria. Trong khi đó tại Trung Đông, các nước láng giềng của Syria tiếp tục dùng mọi biện pháp để từ chối tiếp nhận người di cư.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tăng cường an ninh, xây thêm hàng rào ở khu vực biên giới để ngăn người di cư.
Trong khi đó, chính phủ các nước vùng Vịnh như Qatar, Coét, Bahrain, Saudi Arabia và UAE tiếp tục làm ngơ trước làn sóng di cư từ Syria.