Đường sắt bắt đầu trải nghiệm “xã hội hóa”
Một công ty tư nhân muốn đầu tư 122.5 tỷ đồng vào ga Yên Viên theo hình thức xã hội hóa
Chịu tiếng là chậm chân hơn các lĩnh vực khác tại Việt Nam trong xã hội hóa đầu tư hạ tầng, tuy nhiên hiện đã bắt đầu có các nhà đầu tư đề xuất các dự án cụ thể vào ngành đường sắt.
Sáng 18/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đi trực tiếp kiểm tra hiện trạng ga Yên Viên, trong bối cảnh đã có một nhà đầu tư đề xuất việc thuê lại bãi hàng của ga để đầu tư, nhằm biến ga Yên Viên thành một đầu mối vận chuyển hàng hóa hiện đại.
Báo cáo với Bộ trưởng Thăng về kế hoạch này, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành nói bãi hàng ga Yên Viên có diện tích khoảng 18.984 m2, không bao gồm diện tích đất dành cho đường sắt.
Và, Công ty Cổ phần Giao nhận và vận chuyển IndoTran (ITL) đã đề xuất thuê lại toàn bộ diện tích này, sau đó sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục để kinh doanh, khai thác đáp ứng năng lực xếp dỡ từ 1,2 - 1,8 triệu tấn; tổng mức đầu tư là 122,5 tỷ đồng.
Ông Thành cho hay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định điều chuyển toàn bộ đoàn tàu container và xếp dỡ từ ga Giáp Bát về ga Yên Viên để giảm ùn tắc và tăng năng lực. Trong tuần tới, đơn vị này sẽ phê duyệt hồ sơ dự án cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên, và sẽ triển khai sớm, với mục tiêu từ nay đến năm 2030, toàn bộ khu ga Yên Viên sẽ thành khu đầu mối xếp dỡ hàng hóa.
Trong khi đó, theo đại diện của IndoTran, nếu được đầu tư dự án này, trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng bãi hàng ga Yên Viên Nam với tiến độ xây dựng từ tháng 10/2015 - 6/2016, cùng tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2, sẽ lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực Yên Viên Bắc với tiến độ từ tháng 7/2017 - 12/2016, để xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệp vận hành và tác nghiệp hàng hóa.
Theo Bộ trưởng Thăng, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Bộ cũng đã báo cáo Thường trực Chính phủ về quy hoạch chi tiết để triển khai chiến lược, và về cơ bản Chính phủ đồng tình với Quy hoạch này.
Do vậy, ông nói, trách nhiệm của Bộ và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là phải triển khai ngay việc thực hiện chiến lược điều chỉnh và quy hoạch.
Bộ trưởng cũng đồng ý với các đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, và yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ hỗ trợ để dự án sớm triển khai.
Sáng 18/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đi trực tiếp kiểm tra hiện trạng ga Yên Viên, trong bối cảnh đã có một nhà đầu tư đề xuất việc thuê lại bãi hàng của ga để đầu tư, nhằm biến ga Yên Viên thành một đầu mối vận chuyển hàng hóa hiện đại.
Báo cáo với Bộ trưởng Thăng về kế hoạch này, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành nói bãi hàng ga Yên Viên có diện tích khoảng 18.984 m2, không bao gồm diện tích đất dành cho đường sắt.
Và, Công ty Cổ phần Giao nhận và vận chuyển IndoTran (ITL) đã đề xuất thuê lại toàn bộ diện tích này, sau đó sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục để kinh doanh, khai thác đáp ứng năng lực xếp dỡ từ 1,2 - 1,8 triệu tấn; tổng mức đầu tư là 122,5 tỷ đồng.
Ông Thành cho hay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định điều chuyển toàn bộ đoàn tàu container và xếp dỡ từ ga Giáp Bát về ga Yên Viên để giảm ùn tắc và tăng năng lực. Trong tuần tới, đơn vị này sẽ phê duyệt hồ sơ dự án cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên, và sẽ triển khai sớm, với mục tiêu từ nay đến năm 2030, toàn bộ khu ga Yên Viên sẽ thành khu đầu mối xếp dỡ hàng hóa.
Trong khi đó, theo đại diện của IndoTran, nếu được đầu tư dự án này, trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng bãi hàng ga Yên Viên Nam với tiến độ xây dựng từ tháng 10/2015 - 6/2016, cùng tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2, sẽ lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực Yên Viên Bắc với tiến độ từ tháng 7/2017 - 12/2016, để xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệp vận hành và tác nghiệp hàng hóa.
Theo Bộ trưởng Thăng, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Bộ cũng đã báo cáo Thường trực Chính phủ về quy hoạch chi tiết để triển khai chiến lược, và về cơ bản Chính phủ đồng tình với Quy hoạch này.
Do vậy, ông nói, trách nhiệm của Bộ và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là phải triển khai ngay việc thực hiện chiến lược điều chỉnh và quy hoạch.
Bộ trưởng cũng đồng ý với các đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, và yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ hỗ trợ để dự án sớm triển khai.