EVN: Cung ứng điện tiếp tục khó vì thời tiết
EVN vừa công bố số liệu sản xuất, tiêu thụ điện trong 5 tháng đầu năm và khả năng cung ứng trong thời gian tới
EVN vừa công bố số liệu sản xuất, tiêu thụ điện trong 5 tháng đầu năm và khả năng cung ứng trong thời gian tới.
Trước những phản hồi có phần bức xúc của nhiều người dân, doanh nghiệp tại một số khu vực trên cả nước về tình trạng cắt điện kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt, chiều ngày 1/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố những thông tin liên quan đến sản xuất, tiêu thụ cũng như nguyên nhân dẫn đến việc cắt điện trong thời gian vừa qua.
Theo Phó tổng giám đốc EVN Đặng Hoàng An, tính đến cuối tháng 5/2010, công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt gần 19.000 MW, trong đó 6.500 MW là thủy điện. Riêng trong năm 2009, EVN đã và phối hợp với các chủ đầu tư khác đưa vào vận hành là 739 MW.
5 tháng đầu năm nay, EVN đã đưa thêm vào là 490 MW với phụ tải dao động từ 15.400 - 16.100 MW, hệ thống đủ công suất và có dự phòng nhất định.
Tuy nhiên, theo EVN, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết bất thường, thiếu nước phát điện, công với nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao đã khiến cho cung ứng điện ngày càng khó khăn.
Trong tháng 5, cùng với việc huy động các nhà máy vận hành hết công suất, kể cả các nhà máy sử dụng nhiên liệu đắt tiền như dầu DO, FO, EVN đã huy động nhà máy thủy điện Hòa Bình chạy cả 8 tổ máy 24/24h nên sản lượng tháng 5 đạt 8,624 tỷ kwh, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm nay, sản lượng điện cả hệ thống thực hiện ước đạt hơn 39 tỷ kWh, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2009. Điện sản xuất và mua của EVN đạt 37,912 kWh (tăng 18,65%).
Nếu như sản lượng điện cung ứng trung bình trong tháng 4/2010 là 267,79 triệu kWh/ngày, thì trong tháng 6 này, sản lượng điện cung ứng toàn hệ thống cũng chỉ ước đạt 275 triệu kWh/ ngày, ước tính thiếu khoảng 10 - 15 triệu kWh mỗi ngày.
Do đó theo EVN, sản lượng điện bị tiết giảm ở khu vực nông thôn miền Bắc Trung Nam có thể lên tới 10 - 15%. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian 20/6, nếu tình hình nước tại các hồ như Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và ở miền Nam được cải thiện nhờ lũ tiểu mãn thì tình hình cung ứng điện sẽ bớt căng thẳng.
Tuy nhiên, theo ông An, từ nay đến 20/6, tình hình cung ứng điện vẫn còn rất khó khăn bởi thời tiết năm nay đã đảo lộn so với bình thường. Đáng lẽ, từ 21/5, lũ đã về nhưng tới nay, lưu lượng nước về các hồ chưa đạt mức 1.000 m3/s.
Cũng theo ông An, hiện mực nước tại các hồ đã xuống rất thấp, gần với mức nước chết nên không thể vận hành phát điện được. Ví dụ, mực nước hồ Thác Bà ngày 28/5 chỉ còn cách mực nước chết 50cm, hồ Tuyên Quang là 1,82 m, hồ Hòa Bình là 2,22 m. Ở phía Nam, hồ Thác Mơ cũng chỉ hơn mực nước chết 75 cm, hồ Trị An là 1,48 m…
Trong hai tháng qua, lưu lượng nước về 3 hồ thủy điện miền Bắc là Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang chỉ bằng 34 - 45% so với giá trị trung bình nhiều năm.
Trước những phản hồi có phần bức xúc của nhiều người dân, doanh nghiệp tại một số khu vực trên cả nước về tình trạng cắt điện kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt, chiều ngày 1/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố những thông tin liên quan đến sản xuất, tiêu thụ cũng như nguyên nhân dẫn đến việc cắt điện trong thời gian vừa qua.
Theo Phó tổng giám đốc EVN Đặng Hoàng An, tính đến cuối tháng 5/2010, công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt gần 19.000 MW, trong đó 6.500 MW là thủy điện. Riêng trong năm 2009, EVN đã và phối hợp với các chủ đầu tư khác đưa vào vận hành là 739 MW.
5 tháng đầu năm nay, EVN đã đưa thêm vào là 490 MW với phụ tải dao động từ 15.400 - 16.100 MW, hệ thống đủ công suất và có dự phòng nhất định.
Tuy nhiên, theo EVN, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết bất thường, thiếu nước phát điện, công với nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao đã khiến cho cung ứng điện ngày càng khó khăn.
Trong tháng 5, cùng với việc huy động các nhà máy vận hành hết công suất, kể cả các nhà máy sử dụng nhiên liệu đắt tiền như dầu DO, FO, EVN đã huy động nhà máy thủy điện Hòa Bình chạy cả 8 tổ máy 24/24h nên sản lượng tháng 5 đạt 8,624 tỷ kwh, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm nay, sản lượng điện cả hệ thống thực hiện ước đạt hơn 39 tỷ kWh, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2009. Điện sản xuất và mua của EVN đạt 37,912 kWh (tăng 18,65%).
Nếu như sản lượng điện cung ứng trung bình trong tháng 4/2010 là 267,79 triệu kWh/ngày, thì trong tháng 6 này, sản lượng điện cung ứng toàn hệ thống cũng chỉ ước đạt 275 triệu kWh/ ngày, ước tính thiếu khoảng 10 - 15 triệu kWh mỗi ngày.
Do đó theo EVN, sản lượng điện bị tiết giảm ở khu vực nông thôn miền Bắc Trung Nam có thể lên tới 10 - 15%. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian 20/6, nếu tình hình nước tại các hồ như Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và ở miền Nam được cải thiện nhờ lũ tiểu mãn thì tình hình cung ứng điện sẽ bớt căng thẳng.
Tuy nhiên, theo ông An, từ nay đến 20/6, tình hình cung ứng điện vẫn còn rất khó khăn bởi thời tiết năm nay đã đảo lộn so với bình thường. Đáng lẽ, từ 21/5, lũ đã về nhưng tới nay, lưu lượng nước về các hồ chưa đạt mức 1.000 m3/s.
Cũng theo ông An, hiện mực nước tại các hồ đã xuống rất thấp, gần với mức nước chết nên không thể vận hành phát điện được. Ví dụ, mực nước hồ Thác Bà ngày 28/5 chỉ còn cách mực nước chết 50cm, hồ Tuyên Quang là 1,82 m, hồ Hòa Bình là 2,22 m. Ở phía Nam, hồ Thác Mơ cũng chỉ hơn mực nước chết 75 cm, hồ Trị An là 1,48 m…
Trong hai tháng qua, lưu lượng nước về 3 hồ thủy điện miền Bắc là Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang chỉ bằng 34 - 45% so với giá trị trung bình nhiều năm.