Eximbank đã kiểm soát hết rủi ro?
Sau khi đột ngột sụt giảm mạnh cuối 2014, Eximbank trở lại báo lãi với mức tăng trưởng khá cao
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2015 với tốc độ tăng trưởng khá cao về lợi nhuận.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 545 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ 2014.
So với cuối năm 2014, tổng tài sản của Eximbank gần 145.000 tỷ đồng, giảm 10%. Đến 31/3, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư tại Eximbank đạt 99.317 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt hơn 82.264 tỷ đồng.
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 1,5 tỷ USD, tăng 11,6%; thanh toán thẻ đạt 1.088 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2014. Số lượng khách hàng tăng hơn 32.000 khách hàng so đầu năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Liệu Eximbank đã trở lại sau khi đột ngột “gạt bỏ” phần lớn lợi nhuận trong năm 2014, chỉ còn lại 68,79 tỷ đồng?
Lý giải về kết quả lợi nhuận năm qua, Hội đồng Quản trị Eximbank cho rằng, những khó khăn tác động đến hoạt động ngân hàng đã có từ cuối 2012.
Bên cạnh khó khăn khách quan của nền kinh tế và bối cảnh chung của ngành, cũng có yếu tố chủ quan tại Eximbank là những rủi ro đạo đức từ một số lãnh đạo chi nhánh chạy theo thành tích lợi nhuận ngắn hạn bằng con đường phát triển nóng tín dụng, thẩm định kê khống trị giá tài sản… nên hệ thống Eximbank đến nay còn gánh nặng phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
“Làm sạch từ trong ra ngoài” là cách nói một số cán bộ Eximbank khi giải thích ngoài lề về kết quả lợi nhuận sụt giảm mạnh và đột ngột năm qua. Tức là, ngân hàng đã dồn một bước trích lập dự phòng lớn, tập trung lợi nhuận cho yêu cầu này để chủ động kiểm soát rủi ro từ nợ xấu.
Thậm chí, một số nhà đầu tư còn xét đến cả khả năng Eximbank chủ động tạm ngừng trước việc cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm (theo Quyết định 780 và chuyển tiếp trong Thông tự 09 của Ngân hàng Nhà nước), thực hiện trích lập dự phòng luôn để kiểm soát rủi ro… Điều này tác động mạnh và chính yếu đến lợi nhuận 2014 (?).
Vậy Eximbank đã thực sự kiểm soát hết các rủi ro, và tốc độ lợi nhuận quý 1/2015 vừa công bố là sự trở lại bền vững? Hay liệu có một cú rơi như năm 2014 có lặp lại trong năm nay?
Một lãnh đạo cao cấp của Eximbank trả lời rằng, với sự quyết liệt dồn lực trích lập dự phòng trong năm 2014, hiện cơ bản các rủi ro và vấn đề nợ xấu đã được kiểm soát và chủ động.
Tuy nhiên, rủi ro phía trước còn khó nói, bởi lãnh đạo này cho rằng, nó liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, đến triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp - khách hàng của ngân hàng, chứ không chỉ phụ thuộc riêng vào chủ quan của Eximbank.
Theo dự thảo kế hoạch kinh doanh năm nay, Eximbank dự kiến đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng. Với kết quả trên, riêng quý 1 đã hoàn thành hơn 50%. Nếu không có biến động lớn, chỉ tiêu đó có thể sẽ sớm hoàn thành.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 545 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ 2014.
So với cuối năm 2014, tổng tài sản của Eximbank gần 145.000 tỷ đồng, giảm 10%. Đến 31/3, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư tại Eximbank đạt 99.317 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt hơn 82.264 tỷ đồng.
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 1,5 tỷ USD, tăng 11,6%; thanh toán thẻ đạt 1.088 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2014. Số lượng khách hàng tăng hơn 32.000 khách hàng so đầu năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Liệu Eximbank đã trở lại sau khi đột ngột “gạt bỏ” phần lớn lợi nhuận trong năm 2014, chỉ còn lại 68,79 tỷ đồng?
Lý giải về kết quả lợi nhuận năm qua, Hội đồng Quản trị Eximbank cho rằng, những khó khăn tác động đến hoạt động ngân hàng đã có từ cuối 2012.
Bên cạnh khó khăn khách quan của nền kinh tế và bối cảnh chung của ngành, cũng có yếu tố chủ quan tại Eximbank là những rủi ro đạo đức từ một số lãnh đạo chi nhánh chạy theo thành tích lợi nhuận ngắn hạn bằng con đường phát triển nóng tín dụng, thẩm định kê khống trị giá tài sản… nên hệ thống Eximbank đến nay còn gánh nặng phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
“Làm sạch từ trong ra ngoài” là cách nói một số cán bộ Eximbank khi giải thích ngoài lề về kết quả lợi nhuận sụt giảm mạnh và đột ngột năm qua. Tức là, ngân hàng đã dồn một bước trích lập dự phòng lớn, tập trung lợi nhuận cho yêu cầu này để chủ động kiểm soát rủi ro từ nợ xấu.
Thậm chí, một số nhà đầu tư còn xét đến cả khả năng Eximbank chủ động tạm ngừng trước việc cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm (theo Quyết định 780 và chuyển tiếp trong Thông tự 09 của Ngân hàng Nhà nước), thực hiện trích lập dự phòng luôn để kiểm soát rủi ro… Điều này tác động mạnh và chính yếu đến lợi nhuận 2014 (?).
Vậy Eximbank đã thực sự kiểm soát hết các rủi ro, và tốc độ lợi nhuận quý 1/2015 vừa công bố là sự trở lại bền vững? Hay liệu có một cú rơi như năm 2014 có lặp lại trong năm nay?
Một lãnh đạo cao cấp của Eximbank trả lời rằng, với sự quyết liệt dồn lực trích lập dự phòng trong năm 2014, hiện cơ bản các rủi ro và vấn đề nợ xấu đã được kiểm soát và chủ động.
Tuy nhiên, rủi ro phía trước còn khó nói, bởi lãnh đạo này cho rằng, nó liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, đến triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp - khách hàng của ngân hàng, chứ không chỉ phụ thuộc riêng vào chủ quan của Eximbank.
Theo dự thảo kế hoạch kinh doanh năm nay, Eximbank dự kiến đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng. Với kết quả trên, riêng quý 1 đã hoàn thành hơn 50%. Nếu không có biến động lớn, chỉ tiêu đó có thể sẽ sớm hoàn thành.