Ngân hàng Nhà nước “chốt” việc chia lợi nhuận Eximbank
Eximbank phải để lại phần lớn lợi nhuận có được năm 2014 để nâng cao năng lực tài chính và xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản về kế hoạch chia cổ tức năm 2014 và 2015 của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Theo văn bản trên, mức chia cổ tức của Eximbank năm 2014 là 0%. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.
Năm 2014, Eximbank có lợi nhuận trước thuế 68,79 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 56,08 tỷ đồng.
Theo quy định hiện hành, ngân hàng phải trích lập 5% lợi nhuận cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 10% cho quỹ dự phòng tài chính. Tổng nguồn trích này của Eximbank là 8,41 tỷ đồng. Cùng đó, ngân hàng trích 15 tỷ đồng cho quỹ phúc lợi.
Phần còn lại là 32,67 tỷ đồng, theo văn bản trên của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.
Sau nhiều năm tăng trưởng và đạt lợi nhuận cao, 2014 là năm đầu tiên Eximbank không có cổ tức vì lợi nhuận quá thấp. Hội đồng Quản trị cũng đã có tài liệu chính thức lý giải với cổ đông tại đại hội sắp tới.
Theo Hội đồng Quản trị, hoạt động của Eximbank từ cuối 2012 phần nào bị ảnh hưởng từ khó khăn khách quan của ngành và bối cảnh kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, có yếu tố chủ quan là những rủi ro đạo đức từ một số lãnh đạo chi nhánh chạy theo thành tích lợi nhuận ngắn hạn bằng con đường phát triển nóng tín dụng, thẩm định kê khống trị giá tài sản… nên hệ thống Eximbank đến nay còn gánh nặng phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
Mặt khác, lợi nhuận thấp còn được giải thích là thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về tập trung xử lý nợ xấu, nên hầu hết lợi nhuận kinh doanh của Eximbank được dùng để giải quyết vấn đề này, trích lập dự phòng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC nên lợi nhuận hợp nhất 2014 chỉ ở mức thấp nói trên.
Theo văn bản trên, mức chia cổ tức của Eximbank năm 2014 là 0%. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.
Năm 2014, Eximbank có lợi nhuận trước thuế 68,79 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 56,08 tỷ đồng.
Theo quy định hiện hành, ngân hàng phải trích lập 5% lợi nhuận cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 10% cho quỹ dự phòng tài chính. Tổng nguồn trích này của Eximbank là 8,41 tỷ đồng. Cùng đó, ngân hàng trích 15 tỷ đồng cho quỹ phúc lợi.
Phần còn lại là 32,67 tỷ đồng, theo văn bản trên của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.
Sau nhiều năm tăng trưởng và đạt lợi nhuận cao, 2014 là năm đầu tiên Eximbank không có cổ tức vì lợi nhuận quá thấp. Hội đồng Quản trị cũng đã có tài liệu chính thức lý giải với cổ đông tại đại hội sắp tới.
Theo Hội đồng Quản trị, hoạt động của Eximbank từ cuối 2012 phần nào bị ảnh hưởng từ khó khăn khách quan của ngành và bối cảnh kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, có yếu tố chủ quan là những rủi ro đạo đức từ một số lãnh đạo chi nhánh chạy theo thành tích lợi nhuận ngắn hạn bằng con đường phát triển nóng tín dụng, thẩm định kê khống trị giá tài sản… nên hệ thống Eximbank đến nay còn gánh nặng phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
Mặt khác, lợi nhuận thấp còn được giải thích là thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về tập trung xử lý nợ xấu, nên hầu hết lợi nhuận kinh doanh của Eximbank được dùng để giải quyết vấn đề này, trích lập dự phòng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC nên lợi nhuận hợp nhất 2014 chỉ ở mức thấp nói trên.