Eximbank “rất có khả năng” thoái vốn khỏi Sacombank
Bản tin của một công ty chứng khoán đã đề cập đến những xáo trộn có thể xảy ra tại Sacombank
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) vừa có bản tin hỗ trợ nhà đầu tư, trong đó đề cập đến khả năng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ thoái vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Bản tin cho biết, ACBS vừa có buổi làm việc với Sacombank xoay quanh một số nội dung đang thu hút sự chú ý của thị trường.
Theo đó, hiện Sacombank và Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) vẫn đang thảo luận về kế hoạch sáp nhập. Nếu suôn sẻ, Sacombank dự kiến thương vụ này sẽ hoàn thành vào mùa hè năm nay.
Để thuyết phục các cổ đông chấp nhận kế hoạch sáp nhập trên, Sacombank cho rằng có hai lý do thuyết phục cổ đông: thứ nhất, sáp nhập với Southern Bank sẽ giúp Sacombank nhanh chóng mở rộng mạng lưới; thứ hai, liên quan đến vấn đề nợ xấu, việc đưa ra một kế hoạch khả thi để giải quyết nợ xấu (tính “khả thi” sẽ được đánh giá bởi Ngân hàng Nhà nước) là yêu cầu bắt buộc cho Southern Bank để xúc tiến giao dịch này.
Đáng chú ý, qua buổi làm việc trên, ACBS đề cập đến tình huống: “Về phần sở hữu 10% của Eximbank, rất có khả năng là Eximbank sẽ thoái vốn tại Sacombank. Ông Phú, đại diện của Eximbank tại Sacombank, sẽ rời khỏi vị trí hiện nay và Sacombank sẽ có Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới từ cuối tháng 3 này”.
Trước đó, cuối năm 2011 đầu 2012, Eximbank đã xúc tiến khoản đầu tư để nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (9,6% vốn điều lệ) tại Sacombank từ Ngân hàng ANZ.
Sau khi nhận chuyển nhượng, với tư cách là cổ đông lớn, Eximbank đã có văn bản yêu cầu bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Sacombank. Tại đại hội đồng cổ đông tháng 5/2012, cơ cấu Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Sacombank thay đổi, nhiều thành viên từ nhiệm và nhiều thành viên mới được bầu bổ sung chủ yếu đến từ Eximbank và Southern Bank.
Ngày 29/1/2013, Eximbank và Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, có hiệu lực trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung “hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh”.
Bản tin cho biết, ACBS vừa có buổi làm việc với Sacombank xoay quanh một số nội dung đang thu hút sự chú ý của thị trường.
Theo đó, hiện Sacombank và Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) vẫn đang thảo luận về kế hoạch sáp nhập. Nếu suôn sẻ, Sacombank dự kiến thương vụ này sẽ hoàn thành vào mùa hè năm nay.
Để thuyết phục các cổ đông chấp nhận kế hoạch sáp nhập trên, Sacombank cho rằng có hai lý do thuyết phục cổ đông: thứ nhất, sáp nhập với Southern Bank sẽ giúp Sacombank nhanh chóng mở rộng mạng lưới; thứ hai, liên quan đến vấn đề nợ xấu, việc đưa ra một kế hoạch khả thi để giải quyết nợ xấu (tính “khả thi” sẽ được đánh giá bởi Ngân hàng Nhà nước) là yêu cầu bắt buộc cho Southern Bank để xúc tiến giao dịch này.
Đáng chú ý, qua buổi làm việc trên, ACBS đề cập đến tình huống: “Về phần sở hữu 10% của Eximbank, rất có khả năng là Eximbank sẽ thoái vốn tại Sacombank. Ông Phú, đại diện của Eximbank tại Sacombank, sẽ rời khỏi vị trí hiện nay và Sacombank sẽ có Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới từ cuối tháng 3 này”.
Trước đó, cuối năm 2011 đầu 2012, Eximbank đã xúc tiến khoản đầu tư để nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (9,6% vốn điều lệ) tại Sacombank từ Ngân hàng ANZ.
Sau khi nhận chuyển nhượng, với tư cách là cổ đông lớn, Eximbank đã có văn bản yêu cầu bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Sacombank. Tại đại hội đồng cổ đông tháng 5/2012, cơ cấu Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Sacombank thay đổi, nhiều thành viên từ nhiệm và nhiều thành viên mới được bầu bổ sung chủ yếu đến từ Eximbank và Southern Bank.
Ngày 29/1/2013, Eximbank và Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, có hiệu lực trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung “hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh”.