FDI, điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế 2013
Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.752,1 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn đăng ký cấp mới
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013 ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, 14,3 tỷ USD là vốn đăng ký của 1.275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5% (số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%.
Tuy nhiên, đi sâu phân tích các số liệu thống kê, có thể thấy mức tăng trưởng 54,5% dù rất nổi bật nhưng cũng cần nhìn nhận một cách khách quan.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.
Dễ thấy là dấu ấn của các dự án lớn trong số liệu thống kê. Với 8 dự án cấp mới và tăng vốn có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, đặc biệt là nhóm các dự án của Samsung ở Thái Nguyên và Bắc Ninh, Việt Nam đã thu hút gần 13 tỷ USD từ các dự án này.
Việc Trung Quốc lần đầu tiên có một dự án khủng là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD cũng là một điểm nhấn khác biệt trong năm nay.
Dự án lớn cũng đã làm thay đổi vị trí của nhiều tỉnh thành trong bảng xếp hạng về thu hút đầu tư, như trường hợp Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.381,1 triệu USD, chiếm 23,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Thuận 2.029,6 triệu USD, chiếm 14,2%; Hải Phòng 1.843,6 triệu USD, chiếm 12,9%; Bình Định 1.019,7 triệu USD…
Tuy nhiên, trong khi không nên quá lạc quan về sự tăng trưởng vượt trội của vốn đăng ký, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012 lại rất đáng chú ý.
Trong bối cảnh khó khăn chung của luồng vốn đầu tư trên toàn thế giới, lượng vốn thực hiện tăng trưởng tốt là minh chứng cho việc các nhà đầu tư vẫn tích cực triển khai các dự án của mình tại Việt Nam.
Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và lượng kiều hối khoảng 11 tỷ USD, lượng vốn FDI thực hiện thực sự đã giúp Việt Nam cải thiện cán cân thương mại trong năm 2013.
Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.752,1 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 3.014,1 triệu USD, chiếm 21,1%; Trung Quốc 2.276,6 triệu USD, chiếm 16%; Nhật Bản 1.295 triệu USD, chiếm 9,1%; Liên bang Nga 1021,7 triệu USD, chiếm 7,2%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 604 triệu USD, chiếm 4,2%; Đài Loan 400 triệu USD, chiếm 2,8%.
Trong số này, 14,3 tỷ USD là vốn đăng ký của 1.275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5% (số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%.
Tuy nhiên, đi sâu phân tích các số liệu thống kê, có thể thấy mức tăng trưởng 54,5% dù rất nổi bật nhưng cũng cần nhìn nhận một cách khách quan.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.
Dễ thấy là dấu ấn của các dự án lớn trong số liệu thống kê. Với 8 dự án cấp mới và tăng vốn có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, đặc biệt là nhóm các dự án của Samsung ở Thái Nguyên và Bắc Ninh, Việt Nam đã thu hút gần 13 tỷ USD từ các dự án này.
Việc Trung Quốc lần đầu tiên có một dự án khủng là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD cũng là một điểm nhấn khác biệt trong năm nay.
Dự án lớn cũng đã làm thay đổi vị trí của nhiều tỉnh thành trong bảng xếp hạng về thu hút đầu tư, như trường hợp Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.381,1 triệu USD, chiếm 23,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Thuận 2.029,6 triệu USD, chiếm 14,2%; Hải Phòng 1.843,6 triệu USD, chiếm 12,9%; Bình Định 1.019,7 triệu USD…
Tuy nhiên, trong khi không nên quá lạc quan về sự tăng trưởng vượt trội của vốn đăng ký, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012 lại rất đáng chú ý.
Trong bối cảnh khó khăn chung của luồng vốn đầu tư trên toàn thế giới, lượng vốn thực hiện tăng trưởng tốt là minh chứng cho việc các nhà đầu tư vẫn tích cực triển khai các dự án của mình tại Việt Nam.
Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và lượng kiều hối khoảng 11 tỷ USD, lượng vốn FDI thực hiện thực sự đã giúp Việt Nam cải thiện cán cân thương mại trong năm 2013.
Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.752,1 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 3.014,1 triệu USD, chiếm 21,1%; Trung Quốc 2.276,6 triệu USD, chiếm 16%; Nhật Bản 1.295 triệu USD, chiếm 9,1%; Liên bang Nga 1021,7 triệu USD, chiếm 7,2%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 604 triệu USD, chiếm 4,2%; Đài Loan 400 triệu USD, chiếm 2,8%.