FED và 5 ngân hàng trung ương lớn đồng loạt hạ lãi suất
FED, ECB và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản để chặn bước tiến của khủng hoảng
Trong một đợt phối hợp hành động toàn cầu nhằm ngăn bước tiến của khủng hoảng tài chính, ngày 8/10, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và một số ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bất ngờ đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản.
Cùng tham gia vào đợt phối hợp hành động chưa từng có này với FED, ECB và BoE còn có Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ. Trong đó, 5 ngân hàng trung ương trừ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng hạ lãi suất cơ bản 0,5%. Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 0,27%.
Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm còn 6,93%.
Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, đây lại là lần đầu tiên ECB tiến hành cắt giảm lãi suất trong 5 năm qua. Tất cả các thành viên trong Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan quyết định lãi suất của FED, đã bỏ phiếu thuận đối với hành động cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới ra quyết định giữ nguyên lãi suất đồng Yên trong ngày hôm qua và không tham gia vào đợt cắt giảm lãi suất ngày hôm nay, nhưng tuyên bố hoan nghênh động thái phối hợp cắt giảm lãi suất này.
“Sự căng thẳng gia tăng gần đây của khủng hoảng tài chính đã đẩy những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế lên cao và như vậy, làm giảm đáng kể những rủi ro lạm phát. Do đó, việc nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu là hợp lý”, bản tuyên bố chung của các ngân hàng trung ương trong đợt cắt giảm lãi suất này nhận định.
Loạt cắt giảm lãi suất trên diễn ra sau khi những hành động can thiệp nhằm cứu vãn niềm tin cho thị trường của các chính phủ trên toàn thế giới đã không thể hóa giải những nút thắt trên thị trường tín dụng và ngăn chặn sự trôi dốc của giá cổ phiếu.
Trước khi loạt cắt giảm lãi suất diễn ra, chỉ số MSCI World của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2004 tới nay. Lãi suất cho vay USD qua đêm ở London tiếp tục tăng vọt ngày thứ ba liên tiếp, đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ ở khu vực châu Âu tiếp tục lên tới những kỷ lục mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ gây tổng thiệt hại lên tới 1.400 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán toàn cầu hưởng ứng quyết định cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, với mức sụt giảm của các hàn thử biểu chính đã giảm xuống so với trước khi động thái này diễn ra. Trong khi đó, đồng USD sụt giá mạnh so với các ngoại tệ khác, đẩy giá vàng tăng vọt lên mức 920 USD/oz. Tuy nhiên, giá dầu giảm về mức 87 USD/thùng trước những lo ngại về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu.
Trước khi loạt cắt giảm lãi suất này diễn ra, các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng có những bước tiến mang tính đột phá khác trong việc chống khủng hoảng, bao gồm kế hoạch giải cứu lĩnh vực phi tài chính của FED, kế hoạch giải cứu ngân hàng của Anh và Chính phủ Tây Ban Nha, các nỗ lực bơm tiền vào thị trường tài chính của Mỹ và các nước khác, cũng như hàng loạt cam kết bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân của các chính phủ ở châu Âu…
“Thị trường chứng khoán đang tìm kiếm bất kỳ thông tin gì có thể đem tới cho họ sự lạc quan. Hành động phối hợp cắt giảm lãi suất này sẽ giúp đem lại sự lạc quan hơn cho giới đầu tư, nhưng chúng ta vẫn cần tới nhiều những hành động tích cực nữa”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Tony Dolphin, Giám đốc chiến lược và kinh tế của công ty quản lý quỹ Henderson Global Investors tại London nhận xét.
(Theo Bloomberg, CNN)
Cùng tham gia vào đợt phối hợp hành động chưa từng có này với FED, ECB và BoE còn có Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ. Trong đó, 5 ngân hàng trung ương trừ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng hạ lãi suất cơ bản 0,5%. Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 0,27%.
Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm còn 6,93%.
Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, đây lại là lần đầu tiên ECB tiến hành cắt giảm lãi suất trong 5 năm qua. Tất cả các thành viên trong Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan quyết định lãi suất của FED, đã bỏ phiếu thuận đối với hành động cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới ra quyết định giữ nguyên lãi suất đồng Yên trong ngày hôm qua và không tham gia vào đợt cắt giảm lãi suất ngày hôm nay, nhưng tuyên bố hoan nghênh động thái phối hợp cắt giảm lãi suất này.
“Sự căng thẳng gia tăng gần đây của khủng hoảng tài chính đã đẩy những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế lên cao và như vậy, làm giảm đáng kể những rủi ro lạm phát. Do đó, việc nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu là hợp lý”, bản tuyên bố chung của các ngân hàng trung ương trong đợt cắt giảm lãi suất này nhận định.
Loạt cắt giảm lãi suất trên diễn ra sau khi những hành động can thiệp nhằm cứu vãn niềm tin cho thị trường của các chính phủ trên toàn thế giới đã không thể hóa giải những nút thắt trên thị trường tín dụng và ngăn chặn sự trôi dốc của giá cổ phiếu.
Trước khi loạt cắt giảm lãi suất diễn ra, chỉ số MSCI World của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2004 tới nay. Lãi suất cho vay USD qua đêm ở London tiếp tục tăng vọt ngày thứ ba liên tiếp, đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ ở khu vực châu Âu tiếp tục lên tới những kỷ lục mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ gây tổng thiệt hại lên tới 1.400 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán toàn cầu hưởng ứng quyết định cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, với mức sụt giảm của các hàn thử biểu chính đã giảm xuống so với trước khi động thái này diễn ra. Trong khi đó, đồng USD sụt giá mạnh so với các ngoại tệ khác, đẩy giá vàng tăng vọt lên mức 920 USD/oz. Tuy nhiên, giá dầu giảm về mức 87 USD/thùng trước những lo ngại về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu.
Trước khi loạt cắt giảm lãi suất này diễn ra, các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng có những bước tiến mang tính đột phá khác trong việc chống khủng hoảng, bao gồm kế hoạch giải cứu lĩnh vực phi tài chính của FED, kế hoạch giải cứu ngân hàng của Anh và Chính phủ Tây Ban Nha, các nỗ lực bơm tiền vào thị trường tài chính của Mỹ và các nước khác, cũng như hàng loạt cam kết bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân của các chính phủ ở châu Âu…
“Thị trường chứng khoán đang tìm kiếm bất kỳ thông tin gì có thể đem tới cho họ sự lạc quan. Hành động phối hợp cắt giảm lãi suất này sẽ giúp đem lại sự lạc quan hơn cho giới đầu tư, nhưng chúng ta vẫn cần tới nhiều những hành động tích cực nữa”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Tony Dolphin, Giám đốc chiến lược và kinh tế của công ty quản lý quỹ Henderson Global Investors tại London nhận xét.
(Theo Bloomberg, CNN)