Giá chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục “cài số lùi”
Từ năm 1998 đến nay, giá chè xuất khẩu trung bình của thế giới đã tăng 18%, nhưng giá xuất khẩu chè của Việt Nam lại giảm tới 20%
1,52 USD/kg là mức giá xuất khẩu ngành chè nước ta đã đạt được vào năm 1998. Nhưng từ đó đến nay, giá chè của nước ta liên tục “cài số lùi”.
Báo cáo tổng quan phát triển ngành chè trong 10 năm (1999-2009) tại “Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai”, được tổ chức sáng 30/7 cho thấy: 10 năm qua, các chỉ tiêu về sản lượng chè khô, sản lượng xuất khẩu, năng suất bình quân, diện tích vùng nguyên liệu… ngành chè đều đạt và vượt kế hoạch.
Nhưng riêng chỉ tiêu kim ngạch vào năm 2009 là 200 triệu USD thì ngành mới chỉ đạt được 179 triệu USD. Về giá chè xuất khẩu, phấn đấu đạt mức 1,8 USD/kg cũng mới chỉ được 1,4 USD/kg.
Điều đáng nói là giá chè xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua không những không tăng lên mà ngày càng có khoảng cách xa hơn so với giá trung bình ở các sàn đấu giá lớn trên thế giới như: Calcutta, Colombo, Monbasa.
Mức giá “đỉnh” sản phẩm chè Việt Nam đã đạt được là 1,52 USD/tấn vào năm 1998. Tại thời điểm đó, mức giá trung bình tại 3 sàn đấu giá trên là 2,01 USD/kg.
Đến năm 2009, khi giá chè trung bình tại các sàn này tăng lên là 2,43 USD/kg thì giá chè của Việt Nam lại rơi xuống mức 1,23 USD/kg. So với giá xuất khẩu vào năm 1998 và năm 2009 đã giảm gần 20%, trong khi mức giá trung bình của thế giới đã tăng khoảng 18%.
Đây cũng chính là lý do khiến Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng chè cũng như xuất khẩu, nhưng tên tuổi vẫn chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến.
Theo ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), nguyên nhân của tất cả những điều này là do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa chính các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận trước mắt đã sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm chè kém chất lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành chè Việt Nam.
Thêm vào đó, năng lực chế biến của toàn ngành đang gấp hai lần so với khả năng cung cấp nguyên liệu. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm lại chưa được quan tâm đúng mức.
Về phía doanh nghiệp vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Phần lớn vẫn chỉ muốn “hớt váng”, còn né tránh đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu cũng như trách nhiệm với cộng đồng và người tiêu dùng.
Đại diện công ty Tea Estate Agencies một khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam, bà Nguyễn Thu Hằng còn cho rằng: sở dĩ giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là do các loại chè chưa bắt kịp với nhu cầu luôn thay đổi của thế giới.
Tồn dư thuốc trừ sâu trong chè xuất khẩu ở mức cao hơn nhiều so với quy định của EU. Tiếp đến là chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chè trên thị trường thế giới. Nguồn cung tuy dồi dào nhưng nhiều doanh nghiệp còn thiếu sự tuân thủ các hợp đồng trong dài hạn…
Với tư cách là nhà nhập khẩu, bà Hằng cho biết Tea Estate Agencies sẵn sàng mua chè của Việt Nam với giá tốt hơn nếu các doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu và lượng tồn dư trên sản phẩm. Sản phẩm được giao phải có chất lượng tốt đúng như mẫu chào hàng.
“Việc giao hàng không giống với cam kết trong hợp đồng không chỉ khó khăn cho công ty trong khâu tiếp thị, bán hàng cho người đóng gói mà còn làm giảm uy tín của chè có xuất xứ từ Việt Nam”, bà Hằng nói.
Tán đồng với ý kiến trên, ông Muhammad Hanif Janoo, Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan cho hay: với 99% dân số uống chè, mỗi năm quốc gia này tiêu thụ khoảng 190.000- 200.000 tấn chè. Pakistan sẵn sàng trả giá cao hơn cho chè Việt Nam với điều kiện chất lượng phải ổn định. Thậm chí, quốc gia này còn muốn đầu tư vào ngành chè với tư cách là đối tác kinh doanh để sản phẩm chè được sản xuất theo yêu cầu tiêu dùng của người dân Pakistan.
Trước ý kiến của các đại biểu tham gia hội nghị, ông Đoàn Anh Tuân khẳng định chỉ có đổi mới ngành chè Việt Nam mới có thể phát triển. Theo đó, Vitas đề nghị các cơ quan chức năng của nhà nước cần có những quyết sách thật “mạnh tay” đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu chè không tuân thủ các quy định.
Về định hướng phát triển ngành chè trong thời gian tới, ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông, Lâm, Thủy sản và Nghề muối cho rằng: ngành cần phải phát triển trên cơ sở thiết lập mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng chè; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến hiện đại với đầu tư công nghệ truyền thống.
Bên cạnh đó, nên chú trọng sản xuất các loại chè đặc sản, chất lượng cao phù hợp với quy mô từng vùng vùng nguyên liệu, từng địa phương, thay vì sản xuất quá nhiều sản phẩm chè chất lượng thấp như hiện nay.
Báo cáo tổng quan phát triển ngành chè trong 10 năm (1999-2009) tại “Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai”, được tổ chức sáng 30/7 cho thấy: 10 năm qua, các chỉ tiêu về sản lượng chè khô, sản lượng xuất khẩu, năng suất bình quân, diện tích vùng nguyên liệu… ngành chè đều đạt và vượt kế hoạch.
Nhưng riêng chỉ tiêu kim ngạch vào năm 2009 là 200 triệu USD thì ngành mới chỉ đạt được 179 triệu USD. Về giá chè xuất khẩu, phấn đấu đạt mức 1,8 USD/kg cũng mới chỉ được 1,4 USD/kg.
Điều đáng nói là giá chè xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua không những không tăng lên mà ngày càng có khoảng cách xa hơn so với giá trung bình ở các sàn đấu giá lớn trên thế giới như: Calcutta, Colombo, Monbasa.
Mức giá “đỉnh” sản phẩm chè Việt Nam đã đạt được là 1,52 USD/tấn vào năm 1998. Tại thời điểm đó, mức giá trung bình tại 3 sàn đấu giá trên là 2,01 USD/kg.
Đến năm 2009, khi giá chè trung bình tại các sàn này tăng lên là 2,43 USD/kg thì giá chè của Việt Nam lại rơi xuống mức 1,23 USD/kg. So với giá xuất khẩu vào năm 1998 và năm 2009 đã giảm gần 20%, trong khi mức giá trung bình của thế giới đã tăng khoảng 18%.
Đây cũng chính là lý do khiến Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng chè cũng như xuất khẩu, nhưng tên tuổi vẫn chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến.
Theo ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), nguyên nhân của tất cả những điều này là do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa chính các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận trước mắt đã sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm chè kém chất lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành chè Việt Nam.
Thêm vào đó, năng lực chế biến của toàn ngành đang gấp hai lần so với khả năng cung cấp nguyên liệu. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm lại chưa được quan tâm đúng mức.
Về phía doanh nghiệp vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Phần lớn vẫn chỉ muốn “hớt váng”, còn né tránh đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu cũng như trách nhiệm với cộng đồng và người tiêu dùng.
Đại diện công ty Tea Estate Agencies một khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam, bà Nguyễn Thu Hằng còn cho rằng: sở dĩ giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là do các loại chè chưa bắt kịp với nhu cầu luôn thay đổi của thế giới.
Tồn dư thuốc trừ sâu trong chè xuất khẩu ở mức cao hơn nhiều so với quy định của EU. Tiếp đến là chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chè trên thị trường thế giới. Nguồn cung tuy dồi dào nhưng nhiều doanh nghiệp còn thiếu sự tuân thủ các hợp đồng trong dài hạn…
Với tư cách là nhà nhập khẩu, bà Hằng cho biết Tea Estate Agencies sẵn sàng mua chè của Việt Nam với giá tốt hơn nếu các doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu và lượng tồn dư trên sản phẩm. Sản phẩm được giao phải có chất lượng tốt đúng như mẫu chào hàng.
“Việc giao hàng không giống với cam kết trong hợp đồng không chỉ khó khăn cho công ty trong khâu tiếp thị, bán hàng cho người đóng gói mà còn làm giảm uy tín của chè có xuất xứ từ Việt Nam”, bà Hằng nói.
Tán đồng với ý kiến trên, ông Muhammad Hanif Janoo, Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan cho hay: với 99% dân số uống chè, mỗi năm quốc gia này tiêu thụ khoảng 190.000- 200.000 tấn chè. Pakistan sẵn sàng trả giá cao hơn cho chè Việt Nam với điều kiện chất lượng phải ổn định. Thậm chí, quốc gia này còn muốn đầu tư vào ngành chè với tư cách là đối tác kinh doanh để sản phẩm chè được sản xuất theo yêu cầu tiêu dùng của người dân Pakistan.
Trước ý kiến của các đại biểu tham gia hội nghị, ông Đoàn Anh Tuân khẳng định chỉ có đổi mới ngành chè Việt Nam mới có thể phát triển. Theo đó, Vitas đề nghị các cơ quan chức năng của nhà nước cần có những quyết sách thật “mạnh tay” đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu chè không tuân thủ các quy định.
Về định hướng phát triển ngành chè trong thời gian tới, ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông, Lâm, Thủy sản và Nghề muối cho rằng: ngành cần phải phát triển trên cơ sở thiết lập mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng chè; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến hiện đại với đầu tư công nghệ truyền thống.
Bên cạnh đó, nên chú trọng sản xuất các loại chè đặc sản, chất lượng cao phù hợp với quy mô từng vùng vùng nguyên liệu, từng địa phương, thay vì sản xuất quá nhiều sản phẩm chè chất lượng thấp như hiện nay.