Giá dầu thế giới chạm đáy 11 năm
Những lo ngại mới về sự dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu
Giá dầu Brent tại thị trường London chiều nay (21/12) theo giờ Việt Nam đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2004 do những lo ngại mới về sự dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu - hãng Reuters đưa tin.
Trong lúc thế giới đang thừa dầu, sản lượng dầu toàn cầu vẫn ở ngưỡng cao kỷ lục và thậm chí, thị trường còn sắp sửa có thêm nguồn cung dầu mới từ Iran và Mỹ.
Đó là lý do khiến giá dầu Brent giao dịch tại London chiều nay có thời điểm giảm 2%, còn 36,17 USD/thùng, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây, và thấp hơn mức đáy 36,2 USD/thùng thiết lập vào đêm Giáng sinh năm 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao trào.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm 0,36 USD/thùng so với đóng cửa tuần trước, tương đương giảm hơn 1%, còn 34,37 USD/thùng. Mức giá này gần với mức thấp nhất 7 năm của dầu ngọt nhẹ thiết lập hôm thứ Sáu tuần trước.
Kể từ khi bắt đầu sụt giảm vào mùa hè năm ngoái tới nay, giá của hai loại dầu này đã giảm hơn 2/3.
Giới phân tích cho rằng đồng USD mạnh sau động thái tăng lãi suất hồi tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cộng với việc số giàn khoan dầu ở Mỹ tăng lên đang gây sức ép giảm giá mạnh đối với “vàng đen”.
“Số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đã tăng trở lại trong tuần này, thêm 17 giàn (lên con số 541 giàn), chấm dứt 4 tuần giảm liên tiếp”, ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
“Việc số giàn khoan tăng lên bất chấp môi trường giá dầu thấp cho thấy các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cam kết duy trì sản lượng. Dữ liệu sản lượng vững vàng đang được phản ánh qua mức tồn kho dầu thô gia tăng của Mỹ. Tồn kho này đã tăng lên mức 491 triệu thùng, mức cao nhất vào thời điểm này kể từ năm 1930”, ngân hàng ANZ viêt trong một báo cáo.
Tình trạng dư thừa dầu ở Mỹ khiến sự thừa mứa dầu toàn cầu tăng thêm. Hiện Nga và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang khai thác vượt nhu cầu hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày.
Sản lượng dầu của Nga đã vượt qua mức 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Sản lượng dầu của OPEC cũng sát mức kỷ lục trên 31,5 triệu thùng/ngày.
Nhưng nguồn cung dầu của thế giới vẫn có thể sớm tăng thêm. Iran được dự báo sẽ tăng xuất khẩu dầu vào đầu năm 2016 khi được Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Vào cuối tuần vừa rồi, người đứng đầu cơ quan hạt nhân của Tehran cho biết Iran sẽ xuất khẩu phần lớn lượng uranium làm giàu của mình sang Nga trong mấy ngày tới để thực thi thỏa thuận hạt nhân đạt được với các cường quốc. Động thái này sẽ là cơ sở để Iran được dỡ trừng phạt.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu lửa đã áp dụng 4 thập kỷ. Theo đó, một phần lượng dầu dư thừa của Mỹ sẽ được xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, ngoài sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ dầu còn chững lại do hiện tượng El Nino khiến mùa đông ở bán cầu Bắc không lạnh giá như mọi năm.
Trong lúc thế giới đang thừa dầu, sản lượng dầu toàn cầu vẫn ở ngưỡng cao kỷ lục và thậm chí, thị trường còn sắp sửa có thêm nguồn cung dầu mới từ Iran và Mỹ.
Đó là lý do khiến giá dầu Brent giao dịch tại London chiều nay có thời điểm giảm 2%, còn 36,17 USD/thùng, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây, và thấp hơn mức đáy 36,2 USD/thùng thiết lập vào đêm Giáng sinh năm 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao trào.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm 0,36 USD/thùng so với đóng cửa tuần trước, tương đương giảm hơn 1%, còn 34,37 USD/thùng. Mức giá này gần với mức thấp nhất 7 năm của dầu ngọt nhẹ thiết lập hôm thứ Sáu tuần trước.
Kể từ khi bắt đầu sụt giảm vào mùa hè năm ngoái tới nay, giá của hai loại dầu này đã giảm hơn 2/3.
Giới phân tích cho rằng đồng USD mạnh sau động thái tăng lãi suất hồi tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cộng với việc số giàn khoan dầu ở Mỹ tăng lên đang gây sức ép giảm giá mạnh đối với “vàng đen”.
“Số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đã tăng trở lại trong tuần này, thêm 17 giàn (lên con số 541 giàn), chấm dứt 4 tuần giảm liên tiếp”, ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
“Việc số giàn khoan tăng lên bất chấp môi trường giá dầu thấp cho thấy các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cam kết duy trì sản lượng. Dữ liệu sản lượng vững vàng đang được phản ánh qua mức tồn kho dầu thô gia tăng của Mỹ. Tồn kho này đã tăng lên mức 491 triệu thùng, mức cao nhất vào thời điểm này kể từ năm 1930”, ngân hàng ANZ viêt trong một báo cáo.
Tình trạng dư thừa dầu ở Mỹ khiến sự thừa mứa dầu toàn cầu tăng thêm. Hiện Nga và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang khai thác vượt nhu cầu hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày.
Sản lượng dầu của Nga đã vượt qua mức 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Sản lượng dầu của OPEC cũng sát mức kỷ lục trên 31,5 triệu thùng/ngày.
Nhưng nguồn cung dầu của thế giới vẫn có thể sớm tăng thêm. Iran được dự báo sẽ tăng xuất khẩu dầu vào đầu năm 2016 khi được Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Vào cuối tuần vừa rồi, người đứng đầu cơ quan hạt nhân của Tehran cho biết Iran sẽ xuất khẩu phần lớn lượng uranium làm giàu của mình sang Nga trong mấy ngày tới để thực thi thỏa thuận hạt nhân đạt được với các cường quốc. Động thái này sẽ là cơ sở để Iran được dỡ trừng phạt.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu lửa đã áp dụng 4 thập kỷ. Theo đó, một phần lượng dầu dư thừa của Mỹ sẽ được xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, ngoài sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ dầu còn chững lại do hiện tượng El Nino khiến mùa đông ở bán cầu Bắc không lạnh giá như mọi năm.