Giá dầu thô đã tìm thấy đáy?
Trong 6 tháng cuối năm ngoái và những tuần đầu năm nay, giá dầu đã giảm hơn một nửa
Sau đợt giảm chóng mặt vào cuối năm ngoái, giá dầu thô đã tương đối ổn định trong vòng hơn một tháng trở lại đây. Diễn biến khá “êm ả” này của giá dầu đặt ra câu hỏi: liệu giá dầu đã tìm thấy đáy?
Theo tờ Wall Street Journal, một số yếu tố cơ bản của thị trường cho thấy có thể giá dầu vẫn chưa xác lập được một vùng đáy. Đó là do dự trữ dầu toàn cầu vẫn đang ở mức cao.
Các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và châu Á đang phát đi những tín hiệu trái chiều, khiến việc dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trở nên khó khăn. Và một vài trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới - bao gồm Saudi Arabia, nhiều nước khác trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), và Nga - vẫn đang khai thác dầu hết công suất.
Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc tình trạng thừa dầu trên toàn cầu - nguyên nhân đầu tiên khiến giá dầu lao dốc - có thể sẽ không sớm kết thúc.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích dự báo rằng một điểm cân bằng mới của thị trường rốt cục sẽ được thiết lập. Quan điểm này dựa trên đánh giá cho rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể phản ứng với giá một cách nhanh chóng hơn so với các nhà sản xuất dầu truyền thống.
Một số ý kiến thậm chí cho rằng, điểm cân bằng của thị trường đã bắt đầu xuất hiện.
“Chúng tôi nghĩ, sản lượng dầu đá phiến có thể phản ứng linh hoạt hơn trước sự thay đổi của giá", bà Antoine Halff, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phát biểu mới đây. “Điều này khiến sự phục hồi của giá dầu lần này khác nhiều so với những lần trước kia. Chúng ta đang chứng kiến thị trường êm hơn và cân bằng hơn so với những đợt biến động giá từng xảy ra”, bà Halff nói.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hiện đã trở thành một phần chủ chốt trong nguồn cung dầu toàn cầu. Mức khai thái dầu đá phiến của nước này đã tăng từ chỗ gần như không có gì lên mức 3,6 triệu thùng/ngày vào năm ngoái - theo số liệu của IEA.
Sản lượng này vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với 30 triệu thùng dầu mà các nước OPEC sản xuất mỗi ngày. Tuy vậy, theo các nhà phân tích, công suất khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể tăng, giảm nhanh chóng hơn nhiều so với các giếng dầu thông thường, giúp các nhà sản xuất phản ứng nhanh hơn mỗi khi giá có biến động.
Các nhà khai thác dầu đá phiến phải khoan nhiều giếng dầu hơn các nhà khai thác dầu truyền thống. Những giếng dầu này rất đa dạng về chi phí để khoan, nhưng để giảm sản lượng, các nhà sản xuất dầu đá phiến chỉ cần làm một việc đơn giản là giảm tốc độ khoan và hoàn tất công việc của một vài trong số những giếng đã có. Điều này dễ hơn nhiều so với quy trình đóng cửa một giếng dầu truyền thống - quy trình có thể rất tốn kém và tốn nhiều tháng hoặc nhiều năm để hoàn thành.
Trong 6 tháng cuối năm ngoái và những tuần đầu năm nay, giá dầu đã giảm hơn một nửa. Trong vòng nửa thế kỷ qua, biến động như vậy trên thị trường dầu chỉ xảy ra mỗi thập niên một lần. Sang đầu tháng 2, giá dầu phục hồi lại một phần mất mát, và kể từ đó bắt đầu ổn định hơn.
Gần đây, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường Mỹ dao động trong khoảng 47-53 USD/thùng. Tuy vậy, mức giá này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức 107 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái. Giá dầu thô Brent tại thị trường London gần đây cũng tương đối ổn định trong khoảng 56-62 USD/thùng, ngoại trừ có thời điểm giảm xuống ngưỡng khoảng 47 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần này.
Ông Georgi Slavov, Giám đốc nghiên cứu công ty môi giới Marex Spectron có trụ sở ở London, Anh, giá dầu đã chạm đáy, ít nhất vào thời điểm này, bởi giá dầu Brent đã có thời điểm hướng về ngưỡng 40 USD/thùng hồi tháng 1. Ông Slavov ước tính, ở mức giá đó, khoảng một nửa sản lượng dầu của thế giới không đem lại lợn nhuận, từ đó có thể cho rằng các nhà sản xuất dầu đã buộc phải thu hẹp khai thác.
“Khi giá dầu giảm về gần 40 USD/thùng vào tháng 1, công suất khai thách nhanh chóng bị thu hẹp, dẫn tới sự phục hồi. Điều này tạo đáy cho thị trường”, ông Slavov phát biểu.
Trên thực tế, số giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ - một thước đo về hoạt động khai thác trong ngành dầu lửa - đã giảm mạnh kể từ khi giá dầu lao dốc vào năm ngoái. So với mức đỉnh điểm vào tháng 10 năm ngoái, số giàn khoan dầu còn hoạt động của Mỹ hiện đã giảm khoảng 40%.
Việc số lượng giàn khoan hoạt động giảm như vậy chưa khiến sản lượng khai thác thực tế giảm ngay, nhưng đã giảm công suất khai thác. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) tuần này dự báo sản lượng của 4/5 khu vực khai thác dầu đá phiến lớn nhất ở Mỹ sẽ giảm vào tháng tới, nhưng tổng sản lượng dầu đá phiến của nước này vẫn được dự báo tăng khoảng 1.000 thùng/ngày.
Tuy vậy, ông Slavov cho rằng, tốc độ giảm số giàn khoan hoạt động ở Mỹ vẫn đủ để hỗ trợ cho giá dầu. Cùng với đó, với mức giá dầu 60 USD/thùng, công suất dự trữ sẽ được triển khai, khiến mức giá này cũng trở thành một “mức trần” khó vượt qua - theo ông Slavov.
Theo tờ Wall Street Journal, một số yếu tố cơ bản của thị trường cho thấy có thể giá dầu vẫn chưa xác lập được một vùng đáy. Đó là do dự trữ dầu toàn cầu vẫn đang ở mức cao.
Các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và châu Á đang phát đi những tín hiệu trái chiều, khiến việc dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trở nên khó khăn. Và một vài trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới - bao gồm Saudi Arabia, nhiều nước khác trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), và Nga - vẫn đang khai thác dầu hết công suất.
Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc tình trạng thừa dầu trên toàn cầu - nguyên nhân đầu tiên khiến giá dầu lao dốc - có thể sẽ không sớm kết thúc.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích dự báo rằng một điểm cân bằng mới của thị trường rốt cục sẽ được thiết lập. Quan điểm này dựa trên đánh giá cho rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể phản ứng với giá một cách nhanh chóng hơn so với các nhà sản xuất dầu truyền thống.
Một số ý kiến thậm chí cho rằng, điểm cân bằng của thị trường đã bắt đầu xuất hiện.
“Chúng tôi nghĩ, sản lượng dầu đá phiến có thể phản ứng linh hoạt hơn trước sự thay đổi của giá", bà Antoine Halff, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phát biểu mới đây. “Điều này khiến sự phục hồi của giá dầu lần này khác nhiều so với những lần trước kia. Chúng ta đang chứng kiến thị trường êm hơn và cân bằng hơn so với những đợt biến động giá từng xảy ra”, bà Halff nói.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hiện đã trở thành một phần chủ chốt trong nguồn cung dầu toàn cầu. Mức khai thái dầu đá phiến của nước này đã tăng từ chỗ gần như không có gì lên mức 3,6 triệu thùng/ngày vào năm ngoái - theo số liệu của IEA.
Sản lượng này vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với 30 triệu thùng dầu mà các nước OPEC sản xuất mỗi ngày. Tuy vậy, theo các nhà phân tích, công suất khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể tăng, giảm nhanh chóng hơn nhiều so với các giếng dầu thông thường, giúp các nhà sản xuất phản ứng nhanh hơn mỗi khi giá có biến động.
Các nhà khai thác dầu đá phiến phải khoan nhiều giếng dầu hơn các nhà khai thác dầu truyền thống. Những giếng dầu này rất đa dạng về chi phí để khoan, nhưng để giảm sản lượng, các nhà sản xuất dầu đá phiến chỉ cần làm một việc đơn giản là giảm tốc độ khoan và hoàn tất công việc của một vài trong số những giếng đã có. Điều này dễ hơn nhiều so với quy trình đóng cửa một giếng dầu truyền thống - quy trình có thể rất tốn kém và tốn nhiều tháng hoặc nhiều năm để hoàn thành.
Trong 6 tháng cuối năm ngoái và những tuần đầu năm nay, giá dầu đã giảm hơn một nửa. Trong vòng nửa thế kỷ qua, biến động như vậy trên thị trường dầu chỉ xảy ra mỗi thập niên một lần. Sang đầu tháng 2, giá dầu phục hồi lại một phần mất mát, và kể từ đó bắt đầu ổn định hơn.
Gần đây, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường Mỹ dao động trong khoảng 47-53 USD/thùng. Tuy vậy, mức giá này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức 107 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái. Giá dầu thô Brent tại thị trường London gần đây cũng tương đối ổn định trong khoảng 56-62 USD/thùng, ngoại trừ có thời điểm giảm xuống ngưỡng khoảng 47 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần này.
Ông Georgi Slavov, Giám đốc nghiên cứu công ty môi giới Marex Spectron có trụ sở ở London, Anh, giá dầu đã chạm đáy, ít nhất vào thời điểm này, bởi giá dầu Brent đã có thời điểm hướng về ngưỡng 40 USD/thùng hồi tháng 1. Ông Slavov ước tính, ở mức giá đó, khoảng một nửa sản lượng dầu của thế giới không đem lại lợn nhuận, từ đó có thể cho rằng các nhà sản xuất dầu đã buộc phải thu hẹp khai thác.
“Khi giá dầu giảm về gần 40 USD/thùng vào tháng 1, công suất khai thách nhanh chóng bị thu hẹp, dẫn tới sự phục hồi. Điều này tạo đáy cho thị trường”, ông Slavov phát biểu.
Trên thực tế, số giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ - một thước đo về hoạt động khai thác trong ngành dầu lửa - đã giảm mạnh kể từ khi giá dầu lao dốc vào năm ngoái. So với mức đỉnh điểm vào tháng 10 năm ngoái, số giàn khoan dầu còn hoạt động của Mỹ hiện đã giảm khoảng 40%.
Việc số lượng giàn khoan hoạt động giảm như vậy chưa khiến sản lượng khai thác thực tế giảm ngay, nhưng đã giảm công suất khai thác. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) tuần này dự báo sản lượng của 4/5 khu vực khai thác dầu đá phiến lớn nhất ở Mỹ sẽ giảm vào tháng tới, nhưng tổng sản lượng dầu đá phiến của nước này vẫn được dự báo tăng khoảng 1.000 thùng/ngày.
Tuy vậy, ông Slavov cho rằng, tốc độ giảm số giàn khoan hoạt động ở Mỹ vẫn đủ để hỗ trợ cho giá dầu. Cùng với đó, với mức giá dầu 60 USD/thùng, công suất dự trữ sẽ được triển khai, khiến mức giá này cũng trở thành một “mức trần” khó vượt qua - theo ông Slavov.