Giá dầu thô xuống gần đáy 6 năm
Giá dầu giảm bất chấp Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố một chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô lớn
Trong phiên giao dịch hôm qua (22/1), giá dầu thô thế giới đã giảm xuống mức gần thấp nhất trong 6 năm, do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/1 đã tăng thêm 10,1 triệu thùng, lên mức 397,9 triệu thùng.
Đây là mức dự trữ dầu cao nhất của Mỹ trong tháng Giêng kể từ khi thống kê này bắt đầu được theo dõi hàng tháng kể từ năm 1931 - EIA cho hay. Mức tăng trên cũng vượt xa mức dự báo tăng 2,7 triệu thùng mà các chuyên gia được Wall Street Journal khảo sát ý kiến đưa ra trước đó.
Sau khi những số liệu này được công bố, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) giảm 1,47 USD/thùng, tương đương giảm 3,1%, còn 46,31 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giảm 0,51 USD/thùng, tương đương giảm 1%, chốt ở 48,52 USD/thùng.
Giá của cả hai loại dầu này hiện đều đang ở gần mức chốt phiên thấp nhất trong 6 năm thiết lập hồi tuần trước.
Từ tháng 6 tới nay, giá dầu đã giảm hơn 50% do nguồn cung vượt quá nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong khi các nhà sản xuất dầu không chịu cắt giảm sản lượng.
Theo giới phân tích, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh trong tuần qua xuất phát từ việc các nhà máy lọc dầu giảm công suất hoạt động. Trong tuần, các nhà máy lọc dầu ở nước này chỉ hoạt động với 85,5% công suất, giảm từ mức 91% trong tuần trước đó, đồng nghĩa với việc các nhà máy này mua ít dầu thô hơn để chế biến thành xăng và các sản phẩm khác.
Sự giảm công suất hoạt động này một phần do các nhà máy tiến hành bảo trì định kỳ mùa xuân. Trong những tháng tới, sẽ có thêm nhiều nhà máy lọc dầu nữa ở Mỹ thực hiện việc bảo trì theo định kỳ.
Công ty chuyên theo dõi giá xăng dầu bán lẻ tại Mỹ AAA cho biết, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc tại nước này hôm qua ở mức 2,04 USD/gallon, tương đương khoảng 11.500 đồng/lít. AAA dự báo, giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ sẽ giảm xuống dưới 2 USD/gallon vào cuối tháng này.
Giá xăng giao sau tại Mỹ chốt phiên hôm qua với mức tăng 0,53 cent, tương đương tăng 0,4%, lên 1,3308 USD/gallon, tương đương khoảng 7.500 đồng/lít. Giá dầu diesel giao sau giảm 0,85 cent, tương đương giảm 0,5%, còn 1,6379 USD/gallon, tương đương khoảng 9.200 đồng/lít.
Giá dầu giảm phiên hôm qua bất chấp Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố một chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô 60 tỷ Euro (khoảng 69 tỷ USD) mỗi tháng để chống giảm phát và phục hồi tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế trì trệ của châu Âu là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu giảm gần một nửa trong năm ngoái.
Đồng USD mạnh lên sau cuộc họp của ECB cũng là một nguyên nhân đẩy giá dầu đi xuống. Tuy vậy, theo một số chuyên gia, gói QE của ECB có thể sẽ giúp châu Âu vực dậy tăng trưởng, từ đó cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu.
Phát biểu hôm qua trên kênh CNBC, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim nói rằng, lịch sử đã cho thấy, nếu giá dầu giảm 30% - như mức dự báo dành cho năm 2015 - thì quy mô của nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 0,5%.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/1 đã tăng thêm 10,1 triệu thùng, lên mức 397,9 triệu thùng.
Đây là mức dự trữ dầu cao nhất của Mỹ trong tháng Giêng kể từ khi thống kê này bắt đầu được theo dõi hàng tháng kể từ năm 1931 - EIA cho hay. Mức tăng trên cũng vượt xa mức dự báo tăng 2,7 triệu thùng mà các chuyên gia được Wall Street Journal khảo sát ý kiến đưa ra trước đó.
Sau khi những số liệu này được công bố, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) giảm 1,47 USD/thùng, tương đương giảm 3,1%, còn 46,31 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giảm 0,51 USD/thùng, tương đương giảm 1%, chốt ở 48,52 USD/thùng.
Giá của cả hai loại dầu này hiện đều đang ở gần mức chốt phiên thấp nhất trong 6 năm thiết lập hồi tuần trước.
Từ tháng 6 tới nay, giá dầu đã giảm hơn 50% do nguồn cung vượt quá nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong khi các nhà sản xuất dầu không chịu cắt giảm sản lượng.
Theo giới phân tích, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh trong tuần qua xuất phát từ việc các nhà máy lọc dầu giảm công suất hoạt động. Trong tuần, các nhà máy lọc dầu ở nước này chỉ hoạt động với 85,5% công suất, giảm từ mức 91% trong tuần trước đó, đồng nghĩa với việc các nhà máy này mua ít dầu thô hơn để chế biến thành xăng và các sản phẩm khác.
Sự giảm công suất hoạt động này một phần do các nhà máy tiến hành bảo trì định kỳ mùa xuân. Trong những tháng tới, sẽ có thêm nhiều nhà máy lọc dầu nữa ở Mỹ thực hiện việc bảo trì theo định kỳ.
Công ty chuyên theo dõi giá xăng dầu bán lẻ tại Mỹ AAA cho biết, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc tại nước này hôm qua ở mức 2,04 USD/gallon, tương đương khoảng 11.500 đồng/lít. AAA dự báo, giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ sẽ giảm xuống dưới 2 USD/gallon vào cuối tháng này.
Giá xăng giao sau tại Mỹ chốt phiên hôm qua với mức tăng 0,53 cent, tương đương tăng 0,4%, lên 1,3308 USD/gallon, tương đương khoảng 7.500 đồng/lít. Giá dầu diesel giao sau giảm 0,85 cent, tương đương giảm 0,5%, còn 1,6379 USD/gallon, tương đương khoảng 9.200 đồng/lít.
Giá dầu giảm phiên hôm qua bất chấp Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố một chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô 60 tỷ Euro (khoảng 69 tỷ USD) mỗi tháng để chống giảm phát và phục hồi tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế trì trệ của châu Âu là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu giảm gần một nửa trong năm ngoái.
Đồng USD mạnh lên sau cuộc họp của ECB cũng là một nguyên nhân đẩy giá dầu đi xuống. Tuy vậy, theo một số chuyên gia, gói QE của ECB có thể sẽ giúp châu Âu vực dậy tăng trưởng, từ đó cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu.
Phát biểu hôm qua trên kênh CNBC, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim nói rằng, lịch sử đã cho thấy, nếu giá dầu giảm 30% - như mức dự báo dành cho năm 2015 - thì quy mô của nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 0,5%.