Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan có thể sắp giảm mạnh
Chính phủ Thái có kế hoạch sẽ giảm giá mua thóc tạm trữ xuống mức 10.000 Baht (330 USD)/tấn từ mức 15.000 Baht (490 USD)/tấn hiện nay
Chính phủ Thái Lan đang xem xét cắt giảm giá thu mua lúa gạo trong chương trình tạm trữ. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của nước này có thể sẽ giảm mạnh, giúp gạo Thái tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo thế giới ế ẩm hiện nay.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ báo chí Thái Lan cho biết, Chính phủ nước này có kế hoạch sẽ giảm giá mua thóc tạm trữ xuống mức 10.000 Baht (330 USD)/tấn từ mức 15.000 Baht (490 USD)/tấn hiện nay nhằm hạn chế thua lỗ từ chương trình này.
Giới phân tích dự báo, động thái như vậy có thể giúp Thái Lan thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Ngoài ra, việc giảm giá thu mua lúa gạo tạm trữ cũng sẽ giúp Chính phủ Thái Lan cải thiện tình hình tài chính. Theo ước tính, thua lỗ từ chương trình tạm trữ lúa gạo của nước này có thể lên tới 260 tỷ Baht, tương đương gần 8,5 tỷ USD, chỉ trong 1 niên vụ.
“Nếu Ủy ban Lúa gạo Quốc gia nhất trí giảm giá mua lúa tạm trữ, thì mức giá mới sẽ được áp dụng từ niên vụ tới”, nhật báo Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cho hay.
Theo dự kiến, Ủy ban Lúa gạo Quốc gia Thái Lan sẽ họp vào thứ Năm tuần này. Niên vụ lúa gạo tiếp theo của Thái Lan sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới.
Chương trình tạm trữ lúa gạo đã đẩy giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Thái Lan lên mức 540 USD/tấn hiện nay, cao hơn nhiều so với mức 370-375 USD/tấn đối với gạo Việt Nam và 420 USD/tấn đối với gạo Ấn Độ.
Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Thái Lan sụt xuống mức 6,9 triệu tấn, từ mức 10,6 triệu tấn trong năm 2011. Vì vậy, nước này đã để tuột ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ.
Hiện tại, số thóc mà Chính phủ Thái mua tạm trữ chủ yếu vẫn nằm trong các nhà kho quốc gia và đã lên tới khoảng 17 triệu tấn quy gạo.
Áp lực buộc Chính phủ Thái Lan phải điều chỉnh chính sách tạm trữ lúa gạo đã gia tăng vào tuần trước sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s đưa ra nhận định rằng, tình trạng thua lỗ gia tăng từ chương trình này có thể đe dọa các kỷ luật về tài khóa của Chính phủ Thái.
Theo một số ước tính, trong niên vụ 2011/2012, Chính phủ Thái Lan đã lỗ khoảng 200 tỷ Baht (6,5 tỷ USD), tương đương 8% ngân sách quốc gia, thậm chí là 260 tỷ Baht (8,5 tỷ USD), vì tạm trữ lúa gạo. Tuy nhiên, Chính phủ Thái đã phủ nhận những con số này.
Để hỗ trợ cho giá lúa gạo trong bối cảnh gạo xuất khẩu ế ẩm, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu 2013 ở ĐBSCL. Ngày 5/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) trong vụ hè thu 2013 ở ĐBSCL.
Thời hạn mua tạm trữ bắt đầu từ ngày 15/6 đến hết 31/7/2013. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ trong thời gian tối đa ba tháng, tính từ ngày 15/6 đến hết ngày 15/9/2013.
Báo chí quốc tế gần đây có đánh giá rằng, vụ gạo nhiễm chất độc cadmium quá mức cho phép bị phát hiện ở Quảng Châu, Trung Quốc mới đây có thể sẽ thúc đẩy nước này nhập khẩu thêm gạo từ nước ngoài. Và đây có thể xem như cơ hội để xuất khẩu thêm gạo cho các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nông sản này như Việt Nam và Thái Lan.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến nay đã vượt 2,8 triệu tấn.
Từ ngày 1-6/6, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 70.516 tấn, trị giá FOB 30,692 triệu USD, trị giá CIF 33,387 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đã 2,858 triệu tấn, trị giá FOB 1,241 tỷ USD, trị giá CIF 1,302 tỷ USD.
Trong tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm thêm 50-100 đồng/kg tùy loại.
Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 - 5.200 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.500 - 6.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 - 6.200 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.150 - 7.250 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ báo chí Thái Lan cho biết, Chính phủ nước này có kế hoạch sẽ giảm giá mua thóc tạm trữ xuống mức 10.000 Baht (330 USD)/tấn từ mức 15.000 Baht (490 USD)/tấn hiện nay nhằm hạn chế thua lỗ từ chương trình này.
Giới phân tích dự báo, động thái như vậy có thể giúp Thái Lan thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Ngoài ra, việc giảm giá thu mua lúa gạo tạm trữ cũng sẽ giúp Chính phủ Thái Lan cải thiện tình hình tài chính. Theo ước tính, thua lỗ từ chương trình tạm trữ lúa gạo của nước này có thể lên tới 260 tỷ Baht, tương đương gần 8,5 tỷ USD, chỉ trong 1 niên vụ.
“Nếu Ủy ban Lúa gạo Quốc gia nhất trí giảm giá mua lúa tạm trữ, thì mức giá mới sẽ được áp dụng từ niên vụ tới”, nhật báo Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cho hay.
Theo dự kiến, Ủy ban Lúa gạo Quốc gia Thái Lan sẽ họp vào thứ Năm tuần này. Niên vụ lúa gạo tiếp theo của Thái Lan sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới.
Chương trình tạm trữ lúa gạo đã đẩy giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Thái Lan lên mức 540 USD/tấn hiện nay, cao hơn nhiều so với mức 370-375 USD/tấn đối với gạo Việt Nam và 420 USD/tấn đối với gạo Ấn Độ.
Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Thái Lan sụt xuống mức 6,9 triệu tấn, từ mức 10,6 triệu tấn trong năm 2011. Vì vậy, nước này đã để tuột ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ.
Hiện tại, số thóc mà Chính phủ Thái mua tạm trữ chủ yếu vẫn nằm trong các nhà kho quốc gia và đã lên tới khoảng 17 triệu tấn quy gạo.
Áp lực buộc Chính phủ Thái Lan phải điều chỉnh chính sách tạm trữ lúa gạo đã gia tăng vào tuần trước sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s đưa ra nhận định rằng, tình trạng thua lỗ gia tăng từ chương trình này có thể đe dọa các kỷ luật về tài khóa của Chính phủ Thái.
Theo một số ước tính, trong niên vụ 2011/2012, Chính phủ Thái Lan đã lỗ khoảng 200 tỷ Baht (6,5 tỷ USD), tương đương 8% ngân sách quốc gia, thậm chí là 260 tỷ Baht (8,5 tỷ USD), vì tạm trữ lúa gạo. Tuy nhiên, Chính phủ Thái đã phủ nhận những con số này.
Để hỗ trợ cho giá lúa gạo trong bối cảnh gạo xuất khẩu ế ẩm, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu 2013 ở ĐBSCL. Ngày 5/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) trong vụ hè thu 2013 ở ĐBSCL.
Thời hạn mua tạm trữ bắt đầu từ ngày 15/6 đến hết 31/7/2013. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ trong thời gian tối đa ba tháng, tính từ ngày 15/6 đến hết ngày 15/9/2013.
Báo chí quốc tế gần đây có đánh giá rằng, vụ gạo nhiễm chất độc cadmium quá mức cho phép bị phát hiện ở Quảng Châu, Trung Quốc mới đây có thể sẽ thúc đẩy nước này nhập khẩu thêm gạo từ nước ngoài. Và đây có thể xem như cơ hội để xuất khẩu thêm gạo cho các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nông sản này như Việt Nam và Thái Lan.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến nay đã vượt 2,8 triệu tấn.
Từ ngày 1-6/6, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 70.516 tấn, trị giá FOB 30,692 triệu USD, trị giá CIF 33,387 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đã 2,858 triệu tấn, trị giá FOB 1,241 tỷ USD, trị giá CIF 1,302 tỷ USD.
Trong tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm thêm 50-100 đồng/kg tùy loại.
Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 - 5.200 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.500 - 6.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 - 6.200 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.150 - 7.250 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.