Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng mạnh
Xăng A92 có mức giá mới là 23.800 đồng/lít, dầu diesel là 21.900 đồng/lít, dầu hỏa là 21.400 đồng/lít, dầu mazut là 19.200 đồng/kg
Liên bộ Tài chính - Công thương đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước kể từ 20 giờ ngày 20/4/2012, với mức điều chỉnh tăng thêm đối với xăng là 900 đồng/lít (tăng 3,93%); dầu diesel: 500 đồng/lít (2,34%); dầu hỏa: 600 đồng/lít (2,88%); dầu mazut: 400 đồng/kg (2,13%).
Như vậy, xăng A92 có mức giá mới là 23.800 đồng/lít, dầu diesel là 21.900 đồng/lít, dầu hỏa là 21.400 đồng/lít, dầu mazut là 19.200 đồng/kg.
Đây cũng là những mức giá xăng dầu cao nhất từ trước đến nay.
Lý do của việc điều chỉnh giá này, theo thông báo của Bộ Tài chính vừa phát đi chiều tối 20/4, là "nhằm làm cho giá xăng dầu phản ánh được sự biến động của giá thị trường thế giới; đồng thời để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu theo các nguyên tắc tính toán đã được quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu".
Cũng theo thông báo này, kể từ sau ngày điều chỉnh giá xăng dầu trong nước gần đây nhất (7/3/2012), giá xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến theo xu hướng tăng và dao động ở mức cao, tiếp tục tạo ra chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán trong nước hiện hành đã tác động làm cho việc kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn.
"Trong bối cảnh đó, các giải pháp về tài chính như: thuế nhập khẩu đã lùi về mức 0% với tất cả các chủng loại xăng dầu trong một thời gian dài để bình ổn giá, quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết, thì việc bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giảm thiểu tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do chênh lệch giữa giá xăng dầu trong nước hiện nay với các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia...) khoảng từ 3.662 đồng/lít đến 7.878 đồng/lít tuỳ theo từng mặt hàng và từng nước", Bộ Tài chính cho biết.
Nói về việc điều chỉnh giá xăng lần này, ông Lê Thanh Mân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) cho rằng: “Xăng, dầu bán lẻ tăng lần này thực chất chỉ là đề xử lý khoản lỗ trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với khoản lỗ trước từ đầu năm đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ”.
Trao đổi với VnEconomy, ông Phạm Sĩ An, Phó ban Kinh tế Vĩ mô (Viện Kinh tế Việt Nam) nói: “Giá xăng tăng sẽ tác động trực tiếp đến lạm phát ngân sách ngay trong tháng tới và ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng. Tác động như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố khác và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, biện pháp hữu ích để thúc đẩy tăng trưởng là giảm thuế cho doanh nghiệp”.
Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ hai giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Vào ngày 7/3 vừa qua, giá bán lẻ của các mặt hàng xăng dầu đã đồng loạt tăng thêm từ 600 - 2.100 đồng/lít (kg). Điều này từng được dự báo là sẽ tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng điều chỉnh và những tháng kế tiếp.
Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ảnh hưởng của giá xăng dầu chưa rõ nét. Kết quả CPI tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng 2/2012, mức tăng thấp nhất trong nhiều tháng qua. Trong khi đó, CPI tháng 4 thậm chí còn thấp hơn, với mức tăng vỏn vẹn 0,06%, theo công bố của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại phiên thảo luận chiều 20/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, xăng A92 có mức giá mới là 23.800 đồng/lít, dầu diesel là 21.900 đồng/lít, dầu hỏa là 21.400 đồng/lít, dầu mazut là 19.200 đồng/kg.
Đây cũng là những mức giá xăng dầu cao nhất từ trước đến nay.
Lý do của việc điều chỉnh giá này, theo thông báo của Bộ Tài chính vừa phát đi chiều tối 20/4, là "nhằm làm cho giá xăng dầu phản ánh được sự biến động của giá thị trường thế giới; đồng thời để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu theo các nguyên tắc tính toán đã được quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu".
Cũng theo thông báo này, kể từ sau ngày điều chỉnh giá xăng dầu trong nước gần đây nhất (7/3/2012), giá xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến theo xu hướng tăng và dao động ở mức cao, tiếp tục tạo ra chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán trong nước hiện hành đã tác động làm cho việc kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn.
"Trong bối cảnh đó, các giải pháp về tài chính như: thuế nhập khẩu đã lùi về mức 0% với tất cả các chủng loại xăng dầu trong một thời gian dài để bình ổn giá, quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết, thì việc bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giảm thiểu tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do chênh lệch giữa giá xăng dầu trong nước hiện nay với các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia...) khoảng từ 3.662 đồng/lít đến 7.878 đồng/lít tuỳ theo từng mặt hàng và từng nước", Bộ Tài chính cho biết.
Nói về việc điều chỉnh giá xăng lần này, ông Lê Thanh Mân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) cho rằng: “Xăng, dầu bán lẻ tăng lần này thực chất chỉ là đề xử lý khoản lỗ trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với khoản lỗ trước từ đầu năm đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ”.
Trao đổi với VnEconomy, ông Phạm Sĩ An, Phó ban Kinh tế Vĩ mô (Viện Kinh tế Việt Nam) nói: “Giá xăng tăng sẽ tác động trực tiếp đến lạm phát ngân sách ngay trong tháng tới và ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng. Tác động như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố khác và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, biện pháp hữu ích để thúc đẩy tăng trưởng là giảm thuế cho doanh nghiệp”.
Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ hai giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Vào ngày 7/3 vừa qua, giá bán lẻ của các mặt hàng xăng dầu đã đồng loạt tăng thêm từ 600 - 2.100 đồng/lít (kg). Điều này từng được dự báo là sẽ tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng điều chỉnh và những tháng kế tiếp.
Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ảnh hưởng của giá xăng dầu chưa rõ nét. Kết quả CPI tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng 2/2012, mức tăng thấp nhất trong nhiều tháng qua. Trong khi đó, CPI tháng 4 thậm chí còn thấp hơn, với mức tăng vỏn vẹn 0,06%, theo công bố của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại phiên thảo luận chiều 20/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.