Giải mã tư duy mới về marketing trong khủng hoảng
Chương trình đào tạo chuyên gia marketing và bán hàng chuyên nghiệp do Đại học FPT và Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức
Viện Quản trị kinh doanh - Đại học FPT và Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa giới thiệu một khóa học dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trị thương hiệu/marketing.
Tham gia khóa học, học viên sẽ được tiếp cận với nhiều bối cảnh và tình huống xử lí các vấn đề marketing, thương hiệu từ các doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới. Các tình huống được chọn lựa kĩ lưỡng từ các nghiên cứu điển hình của các trường đào tạo quản trị kinh doanh danh tiếng như Harvard, Standford, đặc biệt gồm cả những tình huống từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu, nguyên giám đốc tiếp thị Vinamil và TH Truemilk cho rằng, thông điệp truyền thông là giai đoạn cuối của cả một quá trình xác lập, định vị của sản phẩm, của thương hiệu hoặc của cả công ty trong lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh. Thông điệp phải làm được nhiệm vụ là nói lên điều gì đó để người tiêu dùng thấy thích sản phẩm, quan tâm đến sản phẩm.
Những câu hỏi quan trọng trong chiến lược định vị mà doanh nghiệp phải trả lời là: làm cái gì? làm cho ai? thỏa mãn nhu cầu gì của khách hàng? tại sao người ta dùng nó? trong đó, trả lời câu hỏi: làm cho ai? việc biết khách hàng mục tiêu của mình là ai là vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược truyền thông. Từ đó doanh nghiệp mới có thể chọn kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
Trong thời kỳ khủng hoảng và nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, thông điệp truyền thông cần dựa trên yếu tố cơ bản của những lợi ích mang tính chức năng thiết thực của đối tượng khách hàng. Bởi, trong thời kỳ khó khăn, người tiêu dùng sẽ hy sinh những giá trị cảm xúc để ưu tiên cho những giá trị mang tính chức năng như giá cả sản phẩm, sự thuận tiện...
Trong nhiều doanh nghiệp, sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng Marketing đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng nhưng bộ phận thực hiện không thể đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện. Hoặc khi khách hàng có khiếu nại thì các bộ phận đổ lỗi cho nhau, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Thương hiệu của doanh nghiệp cần được bắt đầu xây dựng từ bên trong. Và chính sức mạnh nội bộ sẽ bảo vệ thương hiệu khi những “cuộc chiến” trên thương trường ngày càng khốc liệt. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp chính là một người phát ngôn và đại sứ của doanh nghiệp đó.
Bởi vậy, các thành viên trong doanh nghiệp phải cùng chung tay và ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Việc lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ những hoài bão, ước mơ của mình và kế hoạch thực hiện những hoài bão đó với các thành viên trong công ty, để mọi người cùng chung sức cố gắng là việc làm thiết thực mà ít tốn kém đến ngân sách hạn hẹp của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Chương trình đào tạo chuyên gia marketing và bán hàng chuyên nghiệp được Viện Quản trị kinh doanh (FSB) và Khoa Quản trị kinh doanh (HSB) thiết kế rất công phu, bao gồm 5 mô-đun chuyên biệt; 18 chuyên đề với những kiến thức cập nhật, phong phú; các nghiên cứu điển hình gắn liền với mỗi chuyên đề; các hội thảo với chuyên gia marketing/bán hàng và CEO thành đạt.
* Thông tin chi tiết:
0904922211 (Hà Nội) - 0915 86 85 87 (Tp.HCM)
Website: http://fsb.edu.vn/pub/kynangchuyensau.html
Tham gia khóa học, học viên sẽ được tiếp cận với nhiều bối cảnh và tình huống xử lí các vấn đề marketing, thương hiệu từ các doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới. Các tình huống được chọn lựa kĩ lưỡng từ các nghiên cứu điển hình của các trường đào tạo quản trị kinh doanh danh tiếng như Harvard, Standford, đặc biệt gồm cả những tình huống từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu, nguyên giám đốc tiếp thị Vinamil và TH Truemilk cho rằng, thông điệp truyền thông là giai đoạn cuối của cả một quá trình xác lập, định vị của sản phẩm, của thương hiệu hoặc của cả công ty trong lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh. Thông điệp phải làm được nhiệm vụ là nói lên điều gì đó để người tiêu dùng thấy thích sản phẩm, quan tâm đến sản phẩm.
Những câu hỏi quan trọng trong chiến lược định vị mà doanh nghiệp phải trả lời là: làm cái gì? làm cho ai? thỏa mãn nhu cầu gì của khách hàng? tại sao người ta dùng nó? trong đó, trả lời câu hỏi: làm cho ai? việc biết khách hàng mục tiêu của mình là ai là vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược truyền thông. Từ đó doanh nghiệp mới có thể chọn kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
Trong thời kỳ khủng hoảng và nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, thông điệp truyền thông cần dựa trên yếu tố cơ bản của những lợi ích mang tính chức năng thiết thực của đối tượng khách hàng. Bởi, trong thời kỳ khó khăn, người tiêu dùng sẽ hy sinh những giá trị cảm xúc để ưu tiên cho những giá trị mang tính chức năng như giá cả sản phẩm, sự thuận tiện...
Trong nhiều doanh nghiệp, sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng Marketing đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng nhưng bộ phận thực hiện không thể đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện. Hoặc khi khách hàng có khiếu nại thì các bộ phận đổ lỗi cho nhau, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Thương hiệu của doanh nghiệp cần được bắt đầu xây dựng từ bên trong. Và chính sức mạnh nội bộ sẽ bảo vệ thương hiệu khi những “cuộc chiến” trên thương trường ngày càng khốc liệt. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp chính là một người phát ngôn và đại sứ của doanh nghiệp đó.
Bởi vậy, các thành viên trong doanh nghiệp phải cùng chung tay và ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Việc lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ những hoài bão, ước mơ của mình và kế hoạch thực hiện những hoài bão đó với các thành viên trong công ty, để mọi người cùng chung sức cố gắng là việc làm thiết thực mà ít tốn kém đến ngân sách hạn hẹp của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Chương trình đào tạo chuyên gia marketing và bán hàng chuyên nghiệp được Viện Quản trị kinh doanh (FSB) và Khoa Quản trị kinh doanh (HSB) thiết kế rất công phu, bao gồm 5 mô-đun chuyên biệt; 18 chuyên đề với những kiến thức cập nhật, phong phú; các nghiên cứu điển hình gắn liền với mỗi chuyên đề; các hội thảo với chuyên gia marketing/bán hàng và CEO thành đạt.
* Thông tin chi tiết:
0904922211 (Hà Nội) - 0915 86 85 87 (Tp.HCM)
Website: http://fsb.edu.vn/pub/kynangchuyensau.html