Giày da Việt gặp "hạn" ở Brazil?
Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil đã chính thức nộp đơn khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá lên cơ quan chức năng
Từ 2006 đến nay, ngành giày Việt Nam đã phải đối mặt với các vụ chống bán phá giá, đầu tiên là vụ kiện giày mũ da từ thị trường châu Âu, tiếp đó là Mexico cũng dự định đòi khởi kiện giày mũ da Việt Nam.
Gần đây nhất, Argentina cũng đang yêu cầu Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cung cấp giá thành đối với mặt hàng đang xuất khẩu sang thị trường họ, rồi nay, đang có thông tin là Brazil cũng đòi kiện giày Việt Nam bán phá giá.
Không phải thị trường xuất khẩu chủ lực
Theo thông tin từ Bộ Công Thương vừa cho biết, Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil (Abicalcado) đã chính thức nộp đơn khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá lên Cục Bảo vệ thương mại thuộc Bộ Phát triển công nghiệp và ngoại thương của Brazil. Ngày 15/12/2008, Cục Bảo vệ thương mại Brazil đã có Công văn số DECOM/CGPI-08/5618 thông báo đã thụ lý vụ kiện này.
Như thông tin ban đầu, các nhà sản xuất giày Brazil yêu cầu cơ quan thương mại Brazil tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các loại giày mũ da, mũ cao su, đế cao su, đế da tổng hợp, da thuộc của Việt Nam xuất khẩu sang Brazil.
Trước thông tin này, bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Lefaso cho biết, Brazil không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực mà ngành giày Việt Nam hướng đến. Bởi vì lâu nay, Brazil được đánh giá là một trong những quốc gia có sản lượng ngành giày lớn nhất thế giới.
Tại Brazil, ngành công nghiệp giày ra đời từ năm 1824 tại vùng Thung lũng Chuông, thuộc bang Rio Grande do Sul. Từ đó đến nay, ngành giày ở nước này đã liên tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô công nghiệp. Năm 1968, Brazil bắt đầu sản xuất giày dép xuất khẩu sang Mỹ.
Hiện nay, Brazil có hơn 9.000 doanh nghiệp sản xuất giày, dép. Sản lượng mỗi năm đạt khoảng 796 triệu đôi, trong đó giành 180 triệu đôi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 1.500 nhà máy sản xuất phụ kiện cung cấp cho ngành da giày, có hơn 400 doanh nghiệp chuyên ngành công nghiệp xử lí da với công xuất hơn 30 triệu tấm da/năm. Ngoài ra có hàng trăm nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cung cấp cho ngành sản xuất da giày.
Ngành nguyên phụ liệu da ở Brazil phát triển là nhờ có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu cho ngành nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, từ đó tạo nguồn và cung cấp nguyên liệu mang lại sức sống cho ngành da thuộc phát triển. Ở Brazil, nguồn lao động cũng rất dồi dào với dân số ở khoảng 190 triệu người, cùng với công nghệ máy móc tiên tiến nên giá thành sản phẩm rất cạnh tranh. Nhờ vào những lợi thế đó, các doanh nghiệp đều coi trọng khâu thiết kế mẫu mã, tạo dựng thương hiệu đến khâu sản xuất, tiêu thụ.
Theo như số liệu thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Brazil, suốt từ năm 2005 đến nay, Brazil đứng vị trí thứ 3 trên thế giới về sản lượng giày sản xuất với 762,0 triệu đôi; các vị trí dẫn đầu lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ. Dự báo trong tương lai ngành da giày Brazil vẫn tiếp tục phát triển mạnh cả về số và chất lượng.
Ngày nay, mạng lưới sản xuất giày dép Brazil mở rộng ra các vùng miền của quốc gia. Các mặt hàng được sản xuất nhiều là giày dép da nam, nữ, giày dép cho trẻ em, giày chuyên dụng bảo hộ lao động. Hiện nay các thương hiệu giày lớn như Nike, Adidas đều có liên kết, đầu tư, sản xuất ở thị trường này.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày Việt Nam sang Brazil không nhiều, chỉ ở mức vài trục triệu USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2008 này, Brazil đã nhập khẩu giày dép các lọai từ Việt Nam gần 40 triệu USD. Vào năm ngoái, Brazil nhập khẩu khoảng 28,6 triệu đôi giày các loại, trong đó có 26,7 triệu đôi nhập từ Trung Quốc và 2,3 triệu đôi từ Việt Nam.
Đệ đơn, nhưng chưa hẳn sẽ bị kiện
Với những lợi thế và đặc điểm của ngành giày dép của Brazil như đã nói trên, ngành giày dép Việt Nam không chủ định sẽ cạnh tranh với thị trường này, bà Tòng cho biết. Đến thời điểm này, phía Brazil chưa liên lạc gì với Lefaso, vì vậy những thông tin cụ thể về vụ việc cũng chưa nắm bắt rõ hết.
Nhưng đứng trước thông tin Abicalcado đòi kiện mặt hàng giày dép Việt Nam bán phá giá, Bộ Công Thương và Lefaso đã thông báo các tin tức cập nhật đến các doanh nghiệp sản xuất giày dép và đang xuất khẩu vào thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động để ứng phó với diễn biến của vụ việc.
Bà Tòng đã cho biết thêm, từ khi đệ đơn đến lúc công bố điều tra bán phá giá là phải mất một khoảng thời gian dài. Đệ đơn, nhưng chưa hẳn sẽ bị kiện, giống như vụ Mexico cũng dự định đòi khởi kiện giày mặt hàng mũ da Việt Nam. Tuy nhiên, trong vụ này, phía họ cũng gặp nhiều khó khăn về công tác tập hợp số liệu; đồng thời phía Việt Nam khi được cảnh báo cũng đã có những hoạt động phòng ngừa các doanh nghiệp chủ cải tiến các quy trình tại trong nước vì vậy vụ kiện tại Mexico đã không xảy ra.
Đối với vụ kiện của Brazil, trong thời điểm này, dù chưa biết kết quả tốt hay xấu nhưng sự việc như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí của các doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng, cũng như về mặt thông tin thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp không nên chủ quan, cần có sự chuẩn bị mọi mặt để chủ động ứng phó ngay từ bây giờ.
* Năm 2008, ngành da giày Việt Nam ước đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD, 11 tháng của năm đã đạt gần 4,3 tỷ USD. Theo dự báo trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày là 5,1 tỷ USD. Hiện, giày Việt đang xuất khẩu vào 48 thị truờng trên thế giới, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành giày Việt Nam với kim ngạch gần 943 triệu USD.
Gần đây nhất, Argentina cũng đang yêu cầu Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cung cấp giá thành đối với mặt hàng đang xuất khẩu sang thị trường họ, rồi nay, đang có thông tin là Brazil cũng đòi kiện giày Việt Nam bán phá giá.
Không phải thị trường xuất khẩu chủ lực
Theo thông tin từ Bộ Công Thương vừa cho biết, Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil (Abicalcado) đã chính thức nộp đơn khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá lên Cục Bảo vệ thương mại thuộc Bộ Phát triển công nghiệp và ngoại thương của Brazil. Ngày 15/12/2008, Cục Bảo vệ thương mại Brazil đã có Công văn số DECOM/CGPI-08/5618 thông báo đã thụ lý vụ kiện này.
Như thông tin ban đầu, các nhà sản xuất giày Brazil yêu cầu cơ quan thương mại Brazil tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các loại giày mũ da, mũ cao su, đế cao su, đế da tổng hợp, da thuộc của Việt Nam xuất khẩu sang Brazil.
Trước thông tin này, bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Lefaso cho biết, Brazil không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực mà ngành giày Việt Nam hướng đến. Bởi vì lâu nay, Brazil được đánh giá là một trong những quốc gia có sản lượng ngành giày lớn nhất thế giới.
Tại Brazil, ngành công nghiệp giày ra đời từ năm 1824 tại vùng Thung lũng Chuông, thuộc bang Rio Grande do Sul. Từ đó đến nay, ngành giày ở nước này đã liên tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô công nghiệp. Năm 1968, Brazil bắt đầu sản xuất giày dép xuất khẩu sang Mỹ.
Hiện nay, Brazil có hơn 9.000 doanh nghiệp sản xuất giày, dép. Sản lượng mỗi năm đạt khoảng 796 triệu đôi, trong đó giành 180 triệu đôi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 1.500 nhà máy sản xuất phụ kiện cung cấp cho ngành da giày, có hơn 400 doanh nghiệp chuyên ngành công nghiệp xử lí da với công xuất hơn 30 triệu tấm da/năm. Ngoài ra có hàng trăm nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cung cấp cho ngành sản xuất da giày.
Ngành nguyên phụ liệu da ở Brazil phát triển là nhờ có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu cho ngành nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, từ đó tạo nguồn và cung cấp nguyên liệu mang lại sức sống cho ngành da thuộc phát triển. Ở Brazil, nguồn lao động cũng rất dồi dào với dân số ở khoảng 190 triệu người, cùng với công nghệ máy móc tiên tiến nên giá thành sản phẩm rất cạnh tranh. Nhờ vào những lợi thế đó, các doanh nghiệp đều coi trọng khâu thiết kế mẫu mã, tạo dựng thương hiệu đến khâu sản xuất, tiêu thụ.
Theo như số liệu thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Brazil, suốt từ năm 2005 đến nay, Brazil đứng vị trí thứ 3 trên thế giới về sản lượng giày sản xuất với 762,0 triệu đôi; các vị trí dẫn đầu lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ. Dự báo trong tương lai ngành da giày Brazil vẫn tiếp tục phát triển mạnh cả về số và chất lượng.
Ngày nay, mạng lưới sản xuất giày dép Brazil mở rộng ra các vùng miền của quốc gia. Các mặt hàng được sản xuất nhiều là giày dép da nam, nữ, giày dép cho trẻ em, giày chuyên dụng bảo hộ lao động. Hiện nay các thương hiệu giày lớn như Nike, Adidas đều có liên kết, đầu tư, sản xuất ở thị trường này.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày Việt Nam sang Brazil không nhiều, chỉ ở mức vài trục triệu USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2008 này, Brazil đã nhập khẩu giày dép các lọai từ Việt Nam gần 40 triệu USD. Vào năm ngoái, Brazil nhập khẩu khoảng 28,6 triệu đôi giày các loại, trong đó có 26,7 triệu đôi nhập từ Trung Quốc và 2,3 triệu đôi từ Việt Nam.
Đệ đơn, nhưng chưa hẳn sẽ bị kiện
Với những lợi thế và đặc điểm của ngành giày dép của Brazil như đã nói trên, ngành giày dép Việt Nam không chủ định sẽ cạnh tranh với thị trường này, bà Tòng cho biết. Đến thời điểm này, phía Brazil chưa liên lạc gì với Lefaso, vì vậy những thông tin cụ thể về vụ việc cũng chưa nắm bắt rõ hết.
Nhưng đứng trước thông tin Abicalcado đòi kiện mặt hàng giày dép Việt Nam bán phá giá, Bộ Công Thương và Lefaso đã thông báo các tin tức cập nhật đến các doanh nghiệp sản xuất giày dép và đang xuất khẩu vào thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động để ứng phó với diễn biến của vụ việc.
Bà Tòng đã cho biết thêm, từ khi đệ đơn đến lúc công bố điều tra bán phá giá là phải mất một khoảng thời gian dài. Đệ đơn, nhưng chưa hẳn sẽ bị kiện, giống như vụ Mexico cũng dự định đòi khởi kiện giày mặt hàng mũ da Việt Nam. Tuy nhiên, trong vụ này, phía họ cũng gặp nhiều khó khăn về công tác tập hợp số liệu; đồng thời phía Việt Nam khi được cảnh báo cũng đã có những hoạt động phòng ngừa các doanh nghiệp chủ cải tiến các quy trình tại trong nước vì vậy vụ kiện tại Mexico đã không xảy ra.
Đối với vụ kiện của Brazil, trong thời điểm này, dù chưa biết kết quả tốt hay xấu nhưng sự việc như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí của các doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng, cũng như về mặt thông tin thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp không nên chủ quan, cần có sự chuẩn bị mọi mặt để chủ động ứng phó ngay từ bây giờ.
* Năm 2008, ngành da giày Việt Nam ước đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD, 11 tháng của năm đã đạt gần 4,3 tỷ USD. Theo dự báo trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày là 5,1 tỷ USD. Hiện, giày Việt đang xuất khẩu vào 48 thị truờng trên thế giới, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành giày Việt Nam với kim ngạch gần 943 triệu USD.