Giới đầu tư xem xung đột Nga-Ukraine là rủi ro lớn nhất
Khi được hỏi đâu là rủi ro lớn nhất đối với thị trường tài chính toàn cầu, 52% số nhà đầu tư được hỏi chọn xung đột Nga-Ukraine
Cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đang là rủi ro lớn nhất đối với thị trường toàn cầu và Nga sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất từ sự xuống giá của dầu thô. Đây là kết quả của cuộc thăm dò dư luận Bloomberg Global Poll do hãng tin Bloomberg thực hiện với sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế.
Khi được hỏi đâu là rủi ro lớn nhất đối với thị trường tài chính toàn cầu trong số 5 lựa chọn được đưa ra, 52% số nhà đầu tư được hỏi chọn xung đột Nga-Ukraine và 26% chọn Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong khi đó, dịch Ebola ở Tây Phi chỉ “được” 5% số nhà đầu tư được hỏi xem là nguy cơ lớn nhất.
Về sự giảm giá của dầu thô, Mỹ được coi là quốc gia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ mức giá nhiên liệu “mềm” hơn. Trái lại, kinh tế Nga bị cho là lãnh một “cú đấm kép” từ các lệnh trừng phạt và giá dầu lao dốc.
Hôm 14/11 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, nước này đã chuẩn bị cho tình huống giá dầu giảm tới mức “thảm họa”.
51% số người được hỏi xem Nga sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ giá dầu giảm. Tiếp đó là Venezuela với tỷ lệ 21%, Saudi Arabia với 12%, và Iran với 6%.
Trong khi đó, có 31% số người được hỏi tin rằng, Mỹ hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu giảm. Tỷ lệ dành cho Trung Quốc là 18%, cho Nhật Bản là 15%, cho châu Âu và Ấn Độ cùng ở mức 11%.
Cuộc thăm dò ý kiến của Bloomberg có sự tham gia của 510 nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà giao dịch khắp thế giới.
Trong số các rủi ro địa chính trị được đưa ra trong cuộc thăm dò còn có vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Tỷ lệ các nhà đầu tư châu Á lo ngại về vấn đề này lớn hơn tỷ lệ có câu trả lời tương tự trong số các nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu.
Khi được hỏi đâu là rủi ro lớn nhất đối với thị trường tài chính toàn cầu trong số 5 lựa chọn được đưa ra, 52% số nhà đầu tư được hỏi chọn xung đột Nga-Ukraine và 26% chọn Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong khi đó, dịch Ebola ở Tây Phi chỉ “được” 5% số nhà đầu tư được hỏi xem là nguy cơ lớn nhất.
Về sự giảm giá của dầu thô, Mỹ được coi là quốc gia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ mức giá nhiên liệu “mềm” hơn. Trái lại, kinh tế Nga bị cho là lãnh một “cú đấm kép” từ các lệnh trừng phạt và giá dầu lao dốc.
Hôm 14/11 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, nước này đã chuẩn bị cho tình huống giá dầu giảm tới mức “thảm họa”.
51% số người được hỏi xem Nga sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ giá dầu giảm. Tiếp đó là Venezuela với tỷ lệ 21%, Saudi Arabia với 12%, và Iran với 6%.
Trong khi đó, có 31% số người được hỏi tin rằng, Mỹ hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu giảm. Tỷ lệ dành cho Trung Quốc là 18%, cho Nhật Bản là 15%, cho châu Âu và Ấn Độ cùng ở mức 11%.
Cuộc thăm dò ý kiến của Bloomberg có sự tham gia của 510 nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà giao dịch khắp thế giới.
Trong số các rủi ro địa chính trị được đưa ra trong cuộc thăm dò còn có vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Tỷ lệ các nhà đầu tư châu Á lo ngại về vấn đề này lớn hơn tỷ lệ có câu trả lời tương tự trong số các nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu.